Author Archives: admin

Giải thưởng Thành Tựu Y Khoa : Bình chọn cho ĐỀ CỬ 09 “MÔ HÌNH TƯ VẤN F0 TỪ XA QUA TỔNG ĐÀI “1022”” của Hội Y học TP.HCM

Kính gửi Quý Thầy cô, Quý Bác sĩ và Nhân viên y tế, 

Trong thời gian qua, trước tình hình đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi khu phố, mỗi xóm làng… tại Thành phố Hồ Chí Minh và tất cả các tỉnh thành trên cả nước, Hội Y học TP. Hồ Chí Minh và tất cả Liên Chi Hội chuyên khoa đã thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban nhân dân TP.HCM và của Sở Y tế TP.HCM, đã sát cánh cùng với tất cả Thầy thuốc Y – Bác sĩ, Nhân viên y tế, Tình nguyện viên… tham gia tư vấn, hướng dẫn người dân tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe, thực hiện nghiêm túc Nguyên tắc 5K, khám và tư vấn sức khỏe từ xa, chăm sóc F0 và F1…

Trước tình hình đó, Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH) đã phối hợp cùng với Sở Y tế TP.HCM chính thức phát động Giải thưởng “Thành tựu Y khoa Việt Nam 2021” với Chủ đề “Phòng, chống COVID-19: Sứ mệnh Blouse trắng” nhằm tôn vinh những tổ chức, cá nhân đã có những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM đã sơ tuyển chọn ra 15 chương trình nổi bật nhất đã người dân bình chọn ra 10 sản phẩm xuất sắc nhất đã tôn vinh nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2022 và Lễ trao giải sẽ được diễn ra tại Nhà hát Thành phố vào ngày 26/02/2022.

Hội Y học TP. Hồ Chí Minh với chương trình “MÔ HÌNH TƯ VẤN F0 TỪ XA QUA TỔNG ĐÀI “1022”” đã được Sở Y tế thành phố chọn là một trong 15 chương trình nổi bật nêu trên.

Với mong muốn chương trình này sẽ là 01 chương trình tiêu biểu, để từ đó lan nhanh, lan xa đến mọi miền đất nước, đến mọi người dân để không ngừng tăng cường sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh nói chung và cả COVID-19 nói riêng, Hội Y học kêu gọi mọi Thầy thuốc, mọi nhân viên y tế… hãy cùng nhau bình chọn và hỗ trợ kêu gọi bình chọn cho ĐỀ CỬ 09 “MÔ HÌNH TƯ VẤN F0 TỪ XA QUA TỔNG ĐÀI “1022””  của Hội Y học TP. Hồ Chí Minh.

Một lần nữa, Hội Y học TP. Hồ Chí Minh chân thành cảm ơn tất cả Thầy thuốc, tất cả nhân viên y tế, tất cả tình nguyện viên… đã từng sát cánh cùng Hội Y học TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua và cả trong tương lai.

Hội Y học TP. Hồ Chí Minh.

Mô hình tư vấn F0 từ xa qua tổng đài “1022” (voh.com.vn)

 

Đường link bình chọn: https://www.facebook.com/groups/ttykvn/permalink/316524983829614/

XỬ LÝ HỘI CHỨNG HẬU COVID BẰNG ĐÔNG Y (LIỆU PHÁP 4T)

Đại dịch Covid đã qua thời kì bùng phát. Chiến lược mới của nhân loại là sống chung với Covid (tiêm vắc xin, 5K). Đây là một bệnh dịch dễ lây từ người qua người, triệu chứng chủ yếu trên hệ hô hấp, theo thống kê, 80% số bệnh nhân là dạng không triệu chứng và nhẹ, 20% là trung bình và nặng, tỉ lệ tử vong từ 1-2%. Sau khi mắc bệnh và đã khỏi bệnh nhưng trên một số bệnh nhân vẫn còn một số triệu chứng khó chịu gọi là triệu chứng hậu Covid, gồm có: suy nhược cơ thể tổng quát, rối loạn tiêu hóa (không muốn ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…), rối loạn tâm thần (lo âu, mất ngủ, hay cáu kỉnh,…), mệt mỏi không rõ lý do, ho, nặng ngực, khó thở, chóng mặt, đau nhức-tê một vùng hay toàn thân, rối loạn khứu giác -vị giác… Tại sao có hội chứng trên? Có hai nguyên nhân:

  1. Nguyên nhân thứ nhất ( khách quan): bệnh nhân chống trả virus Corona có thể ví như một cuộc chiến tranh đang xảy ra trong toàn cơ thể, chiến tranh đã qua đi (hết bệnh) nhưng thực sự vẫn còn tàn dư của chiến tranh, hậu quả của trận chiến (ruộng vườn, rừng núi bị tàn phá, đường xá hư hỏng, nhà cửa tiêu hủy, chấn thương tâm lý –thể xác,…). Do đó cần một thời gian để xử lý khắc phục các hậu quả này. Thực sự các hậu quả này thường chỉ xảy ra trên những người trước khi bị Covid đã có sức khỏe kém, năng lực tự chữa lành suy giảm, và đó cũng chính là nguyên nhân thứ 2
  2. Nguyên nhân thứ hai (chủ quan): chính là sức khỏe kém hệ miễn dịch yếu, Đông y gọi là chính khí suy và chính cái này làm cho suy giảm năng lực tự chữa lành => bồi dưỡng duy trì năng lực này là cơ chế chủ yếu để xử lý hội chứng hậu Covid. Do đó, xử lý hội chứng hậu Covid (nếu có) thì vẫn là tăng sức đề kháng cơ thể nói chung (sức khỏe tổng quát) ngay khi xuất hiện hội chứng hậu Covid và xử lý các hội chứng khó chịu bằng liệu pháp 4T của Đông y.

LIỆU PHÁP 4T

**T1 (Tinh thần- tâm lý liệu pháp).

Tổ chức cuộc sống bình an (nếu bất an). Trạng thái bất an là do stress trước khi bị Covid vẫn còn tồn tại sau khi khỏi bệnh. Cần giảm stress và tư duy tích cực. Giảm stress là một quá trình khó khăn, quyết tâm, lâu dài ( giảm tham sân si, sống vị tha, tư duy tích cực),  do đó trước mắt bệnh nhân có thể trở lại công việc như trước khi bệnh nhưng cần cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, không để căng thẳng quá mức trong lúc làm việc, nghỉ ngơi giữa giờ 5-10 phút ( tập thư giãn chủ động), nhất là khi có cơn stress (nếu có thể). Nghỉ trưa là điều hết sức cần thiết từ 30-60 phút, không cần ngủ, không thức khuya. Nên đi ngủ trước 11:00. Nếu là người có đạo nên kiên trì thực hiện những lời giảng dạy cho tâm trí bình an của Đức Chúa, Đức Phật.

**T2 (Thực phẩm liệu pháp):

Bộ máy tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng nhất trong quá trình hồi phục như chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, tiêu chảy. Do đó, cần bồi dưỡng nhưng không được làm bộ máy tiêu hóa mệt hơn. Nguyên tắc chọn thực phẩm là phải:

  • LÀNH ( thực phẩm sạch – an toàn, tốt nhất là hữu cơ).
  • Bổ, cân bằng axit-kiềm.

Đầu tiên là cần ăn uống dễ tiêu, số lượng trung bình (không nhiều, không quá no). Cụ thể là ăn cháo cho dễ tiêu, đặc biệt cháo gạo lứt đầy đủ chất bổ dưỡng với muối mè và một ít rau luộc. Muốn ăn cơm thì nên thay dần gạo trắng bằng gạo lức. Có thể ăn thêm chút cá (không ăn thịt, mỡ vì khó tiêu) hay các loại đậu. Tuyệt đối cấm nước đá lạnh, kem. Cần nhai kĩ và tập trung vào bữa ăn (không nên vừa ăn vừa xem TV, điện thoại, cãi cọ, tranh luận,…). Về nước uống, không uống nước lạnh, nên uống nước sả (sả vừa kích thích tiêu hóa, vừa chống được virus). Nếu có tiêu chảy thì uống nước gừng là tốt nhất. Một thực phẩm nên dùng thường xuyên là tỏi bởi tỏi có tính chất kháng virus rất mạnh, có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Hạn chế rượu bia thuốc lá, tiến  tới bỏ luôn.

**T3 (Tập dưỡng sinh):

Rất cần thiết, có hiệu quả ngay và bền vững.Trên người lớn tuổi hoặc suy yếu nên chọn lựa những môn phù hợp với sức khỏe như yoga, thái cực quyền, đơn giản nhất là đi bộ 30 phút, cần đi bộ chất lượng (nghĩa là chú tâm vào bước đi và không suy nghĩ linh tinh, suy nghĩ về công việc, muốn vậy, vừa đi vừa theo dõi đếm bước chân từ 1-10, xong đếm ngược lại). Nên thường xuyên ca hát cũng là một cách tăng sức khỏe. tập thư giãn (thư giãn chủ động) Ngoài ra, một môn tập hết sức cần thiết cho mọi người, nhất là bệnh nhân hậu Covid là bài tập thở bụng. Thở bụng để cấp cứu thân- tâm (rối loạn cảm xúc), áp dụng khi:

  1. Hóa giải cảm xúc đột ngột : cơn giận, cơn sợ, cơn buồn, lo lắng thái quá muốn “điên”
  2. Cảm thấy thiếu hơi, khó thở
  3. Cơn mệt mỏi
  4. Cơn chóng mặt
  5. Cơn hồi hộp nặng ngực, đau tức ngực nhẹ
  6. Cảm giác đói bụng do nhịn ăn ( đây là chìa khóa giải quyết các chứng khó chịu trong thời gian thực hành phép nhịn ăn-thanh lọc cơ thể, rất hữu hiệu)
  7. Đang tập Thiền định (quan sát hơi thở để không vọng tưởng, là 1 kỹ thuật tập thiền)
  8. Các chứng đau nhức : có thể tạm thời giảm (sau đó phải tìm nguyên nhân đau nhức mà điều trị dứt điểm)
  9. Tăng chất lượng hô hâp khi tập thể dục (Yoga, dịch cân kinh…)
  10. Dễ vào giấc ngủ ( khi khó ngủ)

Thở bụng chất lượng rất hiệu quả cho hội chứng hậu Covid.

**T4 (Trị liệu):

Trong hội chứng hậu Covid đa số là các triệu chứng nhẹ, sẽ qua đi, không cần nhiều thuốc, thậm chí không cần uống thuốc. Xử lý bước đầu như sau :

  1. Nếu ho: ngậm chanh muối, húng chanh, viên ngậm thảo dược (mua hiệu thuốc Tây)
  2. Nếu nặng ngực, khó thở, đau ngực, mệt khi gắng sức: thở bụng sẽ vượt qua cơn, có thể uống “Thiên sứ hộ tâm đan” (thuốc Đông y)
  3. Đau nhức tại chỗ , tê dại : Tự xoa bóp, xoa bóp chân hay toàn thân với dầu nóng, cù là
  4. Cơn chóng mặt, cơn mệt mỏi, cơn rối loạn tâm thần đều có thể xử lý nhanh chóng bằng thở bụng.
  5. Mất ngủ: thở bụng là một phương pháp trị mất ngủ tốt nhất, dễ làm nhất, hiệu quả nhất. Ngâm bàn chân trong nước nóng (nếu chân lạnh) dễ vô giấc ngủ
  6. Xông hơi nếu ớn lạnh sốt nhẹ rêm nhức toàn thân
  7. Rối loạn khứu giác, vị giác kéo dài : ngậm nước chanh pha chút muối ( nướng sơ quả chanh), xông mũi bằng tỏi, hoặc châm cứu
  8. Chán ăn và mất ngủ : uống thuốc Đông y “Quy tỳ”. Nếu Ăn không tiêu, trướng bụng đầy hơi, tiêu chảy uống “Hương sa lục quân” và uống nước gừng, Tạm thời kiêng thịt, mỡ, nước đá, kem. Ăn cháo (gạo lức tốt hơn gạo trắng) cho dễ tiêu nếu ngán cơm (phải nhai kỹ)
  9. Mệt mỏi kéo dài : uống “ Thập toàn đại bổ “

(Châm cứu, Thuốc Đông y mua tại Viện y học dân tộc, Bv y học cổ truyền hay tại các hiệu thuốc Đông y).

GHI NHỚ : Phải thực hiện đồng thời cả 4T chứ không phải chỉ uống thuốc (T4). Sau khi khỏe hoàn toàn T4 không cần nữa, cần tiếp tục T1-2-3 để duy trì sức khỏe, nâng cao năng lực tự chữa lành để góp phần ngừa tái phát bệnh Covid và các bệnh nhiễm khác, kể cả hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính không lây (Tiểu đường, cao huyết áp, ung thư, suy thận …)

KẾT LUẬN: hội chứng hậu Covid nói chung không nặng, có thể bước đầu giải quyết nhanh, gọn, hiệu quả bằng tự chăm sóc theo Đông y (liệu pháp 4T). Tất nhiên nếu Đông y không thể giải quyết được thì có thể kết hợp tân dược hay vô bệnh viện. Ngoài ra, liệu pháp 4T trên còn có thể áp dụng cho những người chưa bị Covid vì có thể góp phần phòng ngừa bệnh do duy trì năng lực tự chữa lành, hệ miễn dịch tốt (đã tiêm ngừa vac-xin + 5K)

                                                                                                ThsBs. Quan Vân Hùng

LUYỆN THỞ BỤNG

Thông thường, các nội tạng trong cơ thể con người đều hoạt đông 1 cách tự động (tim tự đập, phổi tự thở, dạ dày-ruột tư co bóp tiêu hóa thức ăn, thận tự lọc máu thải ra nước tiểu…), riêng bộ máy hô hấp ngoài tự động làm việc như các cơ quan khác lại có thẻ hoat động 1 cách chủ động theo ý muốn của ta => hít vô- thở ra nông hay xâu, nhanh hay chậm, nín thở. Khả năng chủ động hô hấp đã trở thành 1 trong những phương pháp luyện khí công, rất có ích trong tăng cường sức khỏe để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

1/NGUYÊN LÝ-CƠ CHẾ

  • Ở người lớn, thường thở ngực (rõ ở phụ nữ) : khi hít vô, lồng ngực nâng lên nên tăng thể tích khoang ngực, hoành cách mô có hơi hạ xuống 1 chút, kết quả là không khí đước hút vô phổi. thở ra, khí bị đẩy ra ngoài ,lồng ngực hạ xuống, Thể tích của bụng hầu như không thay đổi. Bình thường thở ngực cũng đủ cho nhu cầu cơ thể và thường tự đông (ta chú tâm làm bất cứ việc gì thì bộ máy hô hấp vãn hoạt động không ngơi nghỉ).
  • Thở bụng : cần chú tâm mới thở bụng được (hô hấp chủ động). Ta chủ động hít vô và cố phình bụng ra, lúc này lồng ngực vẫn được nâng lên (như thở thụ động) nhưng do bụng phình ra nên hoành cách mô bị kéo hạ xuống rất nhiều ,hậu quả là thể tích khoang ngực tăng nhiều hơn (so với thở ngực), kết quả cuối cùng là tăng đáng kể khối lượng khí cho bộ máy hô háp. Lúc thở ra ta chủ động ép bụng, hoành cách mô bị đẩy cao sẽ đẩy số khí dư ra nhiều hơn.
  • Tóm lại thở bụng có chất lượng hô hấp cao hơn thở ngực (hít vô nhiều oxy hơn, thải ra nhiều thán khí hơn)
  • Lợi ích khác của thở bụng :

+ do chú tâm thở bụng, ta phải tạm gác các việc đang làm (suy nghĩ, vận động tứ chi, nói nghe nhìn …) thì các rối loạn thần kinh thực vật bị điều chỉnh ngay lập tức (hồi hộp tức ngực, khó thở, đau bụng chức năng do co thắt cơ trơn, chóng mặt…), kể các các rối loạn cảm xúc được hóa giải liền (cơn giận, sợ…) èĐây là chức năng đặc biệt của tạng PHẾ là điều hòa các tạng phủ khác (Pheá giaû phoù töôøng chi quan ,trò tieát xuaát yeân )

+ Khi thở bụng, hoành cách mô hạ xuống nâng lên nhiều sẽ kích thích lưu thông máu trong bụng (1 dạng massage nội tạng-bụng ), có thể cải thiện tuần hoàn tổng quát, giảm các ứ trệ trong khoang bụng và cả toàn thân, mà khi máu lưu thông tốt, sẽ giảm các chứng bệnh, rõ nhất là chứng đau nhức (thông bất thống, thống bất thông)

2/ỨNG DỤNG CỦA THỞ BỤNG => CẤP CỨU THÂN TÂM

            Do khả năng điều hóa hệ thần kinh thực vật, hóa giải các cơn cảm xúc bất chợt, tăng lưu lượng Oxy , tăng tuần hoàn khoang bụng và toàn thân,thở bụng có thể áp dụng trong các trường hợp sau:

 1/Cảm thấy thiếu hơi, khó thở

 2/Cơn mệt mỏi

 3/Cơn chóng mặt

 4/Cơn hồi hộp nặng ngực, đau tức ngực nhẹ

 5/Cảm giác đói bụng do nhịn ăn ( đây là chìa khóa giải quyết các chứng khó chịu trong thời gian thực hành phép nhịn ăn-thanh lọc cơ thể, rất hữu hiệu)

 6/Đang tập Thiền định (quan sát hơi thở để không vọng tưởng, là 1 kỹ thuật tập thiền)

 7/ Các chứng đau nhức : có thể tạm thời giảm (sau đó phải tìm nguyên nhân đau nhức mà điều trị dứt điểm)

 8/ Tăng chất lượng hô hâp khi tập thể dục (Yoga, dịch cân kinh…)

 9/ Hóa giải cơn cảm xúc đột ngột : cơn giận – sợ – buồn – lo lắng thái quá muốn “điên”

 10/ Dễ vào giấc ngủ ( khi khó ngủ)

3/KỸ THUẬT THỞ BỤNG

            *Ngưng ngay các việc đang làm kể cả suy nghĩ

            *Hít vô thật xâu và cố phình bụng ra.Nếu tập lần đầu bụng chưa phồng ra, thậm chí còn hóp vô ! Nhắm mắt lại , thở bình thường vài lần, thử lại, kiên trì , khi hít vô tưởng tượng khí vô ngực và bụng phình ra. Thở ra bụng xẹp .Tiếp tục 20 – 30 lần, các rối loạn thường giảm rõ rệt

            *Nếu đã cố thở xâu mà bụng vẩn chưa phồng to, thì khi thở ra, dùng 1 hay 2 bàn tay ép vùng rốn cho xẹp tối đa, xong hít vào, bụng sẽ phồng ra. Tiếp tục cho đến khi bụng đã quen phồng xẹp thì không cần dùng tay ép bụng nữa.

  • Nếu vẫn chưa được thì “ Thổi cháo” => tưởng tượng đang thổi 1 tô cháo nóng, là lòng bàn tay trái để cách miệng 1 tấc, lóng bàn tay phải áp lên rốn. Thổi lần 1 è Hít nhẹ 1 hơi và thổi ra bằng miệng “tô cháo” trước mặt đồng thời bàn tay phải ép cho bụng xẹp từ từ. Thổi từ từ cho đến khi hết hơi đồng thời cảm thấy bàn tay phải đã ép bụng xẹp hơn trước khi thổi. Bây giờ, từ từ hít hơi vô bằng mũi đồng thời bàn tay phải thả ra cho bụng phồng lên, tiếp tục hít vô chậm thật nhiều hơi, bàn tay phải nương theo bụng phồng ra tối đa. Thổi lần 2, lần 3… , thường sau khi thổi 5 – 10 lần bụng đã quen, lúc này để 2 bàn tay lên đùi, mắt quan sát bụng, hít vô bằng mũi bụng phình ra, thở ra bằng miệng bụng xẹp vào, cứ thế vài lần đã quen, đến lúc này thì hít vô thở ra hoàn toàn bắng mũi.
  • Thời gian tập thở bụng :

*Để duy trì sức khỏe tốt =>mỗi ngày 4 lần ; sáng sau thức dậy, trưa trước ăn, chiều trước ăn, tối trước khi ngủ. Mỗi lần 20 nhịp ( hít vô-thở ra) chia làm 2 đợt, đợt 1 10 nhịp, tạm nghỉ -thở thường 10 nhịp, tiếp tục 10 nhịp thở bụng nữa . Lưu ý suốt thời gian tập luyện ( 10 nhịp bụng, 10 nhịp thường, 10 nhịp bụng) không suy nghĩ gí cả, hoàn toàn tâp trung vô thở. Tập thở bụng chỉ có lợi vì đằng nào cũng phải thở, thở bụng có lợi hơn, còn là 1 cách Thiền. Quen thở bụng chất lượng để khi có việc cần đem ra dùng ngay => cấp cứu

             * Đề cấp cứu thân –tâm : Ngưng ngay mọi công việc, thở bụng ngay. Thường thở trên 10 nhịp là có kết quả. Sau khi có kết quả (dễ chịu ,khỏe, qua cơn giận…) có thể tiếp tục công việc hay đi khám bệnh, uống thuốc, tiếp tục tranh luận…