Author Archives: admin

Văn phòng Hội Y học TP. Hồ Chí Minh

VĂN PHÒNG HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
59B Nguyễn Thị Minh Khai Q1
ĐT: 08 39 309 634 – 08 39 301 288
Fax: 08 39 301 288
email: hhyd@vnn.vn – hoiyhoctp.hcm@gmail.com

BS. Trần Thanh Xuân                       Chánh văn phòng
                                                           ĐT di động: 0908 48 58 29
                                                           email: ttx1953@yahoo.com

CN. Nguyễn Thị Kim Lan                 Kế toán trưởng
                                                           ĐT di động: 0913 80 66 19
                                                           email: hhyd@vnn.vn

Chị Ngô Kim Thu                              Văn thư
                                                           ĐT di động: 0903 869 129
                                                           email: hoiyhoctphcm@gmail.com

Chị Đoàn Thu Trang                         Thủ quỹ
                                                           ĐT di động: 0903 980 171
                                                           email: hoiyhoctphcm@gmail.com

Điểm báo kỳ 2

Nội dung các bài viết:

– Béo phì, không dung nạp glucose, và cao huyết áp thuở thiếu thời làm tăng nguy cơ chết sớm lúc trưởng thành
– Khuyến nghị của Nhóm Công tác Dự phòng Hoa Kỳ về tầm soát và các can thiệp béo phì ở trẻ em
– Bổ sung vitamin D ở tré bú mẹ
– Lượng giá, chẩn đoán và điều trị các rối loạn tiêu hóa ở trẻ tự kỷ
– Thở nhanh là dấu hiệu tiên đoán kém cho viêm phổi ở trẻ em
– Ba nghiên cứu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin cúm A/H1N1
– Thuốc chống liệt cứng cần được nghiên cứu thêm

Xem chi tiết tại đây
………………………..

– Xử trí rối loạn cương
– Vardenafil trong điều trị rối loạn cương: tổng quan chứng cứ lâm sàng
– Điều trị rối loạn cương dựa vào hạt nano có nhiều hứa hẹn

Xem chi tiết tại đây
………………………..

– Điều trị động kinh vắng ý thức ở trẻ em
– Thời gian điều trị kháng sinh trong bệnh Lyme giai đoạn đầu: dài hơn không tốt hơn
– So sánh ivermectin và malathion trong bệnh chấy đầu khó trị
– Tiên đoán bệnh hen trẻ em
– Bệnh mạn tính ở trẻ em không ngừng thay đổi
– Thắt dạ dày nội soi trong béo phì nặng ở thiếu niên
– Xử trí phản vệ ở trẻ em: chúng ta đang làm ra sao
– Dụng cụ đong thuốc lỏng cho trẻ em: thường hay quá liều
– Fentanyl nhỏ mũi để giảm đau nhanh trên trẻ em
 
Xem chi tiết tại đây

………………………..

– Kết cục điều trị sớm trong bệnh lao kháng thuốc rộng
– Phân biệt lao hoạt động và lao âm ỉ
– Những tiếp cận mới để chẩn đoán lao ở trẻ em
– Thức ăn nhanh có kết hợp với tăng tỉ lệ hen phế quản
– Dùng kháng sinh nào cho kịch phát cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Kết cục của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn được chẩn đoán và điều trị tại nhà
– Liệu pháp mới cho virus hợp bào hô hấp
– Corticosteroid không có hiệu quả trong viêm phổi mắc phải trong cộng đồng
– Macrolide cải thiện tỉ lệ sống sót trong viêm phổi cộng đồng nặng
– Lây truyền virus viêm gan C tại một phòng khám nội soi
– Điều trị tăng huyết áp cải thiện chức năng hành xử
– Các yếu tố nguy cơ đột quỵ: một nghiên cứu toàn cầu
– Kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân có bệnh tiểu đường và bệnh mạch vành
 
Xem chi tiết tại đây
………………………..

– Điều trị lao đa kháng
– TMC207: hợp chất đầu tiên của một nhóm thuốc mới chống lao mạnh
– Kết cục điều trị trên bệnh nhân lao kháng thuốc rộng: tổng quan có hệ thống và tổng phân tích
– Lao đa kháng: một vấn đề y căn
– Kháng isoniazid và lao màng não
– Một coronavirus mới kết hợp với khó thở thanh quản
– Interferon pegylat alfa trong viêm gan C
– Liệu pháp ba thuốc trong nhiễm virus viêm gan C kiểu gen 1
– Virus viêm gan C sống sót trong bơm tiêm
– Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc ức chế integrase nếu không ức chế virus-học hoàn toàn
– Kháng sinh dùng cho viêm loét đại tràng
– Nguyên nhân và điều trị viêm mô dưới da thường qui
– Đừng đổ lỗi cho Viagra
– Phòng bệnh cúm: thai phụ nên tiêm phòng cúm
– Dịch H1N1 2009 tệ hại ra sao
– Vị đắng của bưởi là một hứa hẹn ngọt ngào cho liệu pháp tiểu đường
– Bệnh nhân tiểu đường có thể cần ít thuốc hơn sau khi phẫu thuật giảm cân
– Hoạt động thể lực, BMI, và nguy cơ tiểu đường trong Nghiên cứu Sức khỏe Thầy thuốc

Xem chi tiết tại đây

HO CHI MINH CITY MEDICAL ASSOCIATION A brief introduction

HO CHI MINH CITY MEDICAL ASSOCIATION

brief introduction

 

______________________________

 

              Ho Chi Minh City Medical Association (HMA) is a socio-professional organization that rallies medical workers, at college and university level, living and/ or working in Ho Chi Minh City. HMA was founded in 1978 and is currently a member of Ho Chi Minh City Union of Scientific and Technological Associations and Vietnam Medical Association. The mission of HMA is to advance scientific research and application of technologies in the field of medicine in order to upgrade professional competencies of its members. Besides, HMA encourages and motivatesits members to abide bygood medical practice according to the lawsin force, promote medical ethicswith the aim of preservingand enhancingthe prestige and credit of the medical profession. HMA also acts as an officially recognized body to protect the legitimate and legal rights of its members in front of the law and public opinion.

 

Today HMA comprises 63association members which are medical specialty societies, with over 20,000 members working in different medical fields in Ho Chi Minh City. Besides, HMA has one affiliated organization, which is the Medical News Journal.   

 

I.     Office:

·         59B Nguyễn Thị Minh Khai  street, District 1, Ho Chi Minh City

·         Tel: 39309634- Fax: 39301288

·         Email: hhyd@vnn.vn

·         Website: http:www.hoiyhoctphcm.org.vn

 

II.                Executive Committee:

Chairman:

Dr Trương Thị Xuân Liễu

Vice chairmen:

Dr. Huỳnh Liên Đoàn

Dr. Phan Thanh Hải

Assoc. Prof. Nguyễn Thy Khuê

       Dr. Huỳnh Anh Lan

Dr. Phạm Việt Thanh

Dr. Tăng Chí Thượng

Prof. Nguyễn Sào Trung

      Secretariat 

Secretary General: Dr. Huỳnh Anh Lan

       Office Manager:  Dr. Trần Thanh Xuân

       Accounting officer: Nguyễn Thị Kim Lan, MA

       Administration officer: Ngô Kim Thu, MS

       Treasurer: Đoàn Thu Trang, MS        

                                     

III.             HMA mission statement

1. As a scientific society, HMA rallies and encourages its members to take an active part in promoting sciences and technologies; providing counseling, counter-arguments and expertise activities in medical field.

2. As a professional association, HMA encourages and motivatesits members to abide bygood medical practice according to the lawsin force, promote medical ethics education and respect,  contribute to providingprofessional training, preserve and enhance the prestige and credit of the medical profession.HMA also acts as an officially recognized body to protect the legitimate and legal rights of its members in front of the law and public opinion.

 

IV. HMA historical milestones

§  1979: The first general meeting and foundation of Ho Chi Minh City Medical Association by the Decree 25/QĐ-UB of Ho Chi Minh City People’s Committee

§  1987: Ho Chi Minh City Medical Association changed its name to Ho Chi Minh City Association of Medicine and Pharmacy.

§  2004: Ho Chi Minh City Association of Medicine and Pharmacy split into Ho Chi Minh City Association of Pharmacy and Ho Chi Minh City Medical Association (HMA).

§  2005: General meeting of HMA and ratification of modified laws and action plan for the 6th term of office (2005-2009).

§  2009: General meeting and ratification of modified laws and action plan for the 7th term of office (2009-2014)

§  2014: General meeting and ratification of modified laws and action plan for the 8th term of office (2014-2019)

 

V.    HMA over the years

 

Since its foundation, HMA has gone through 8 office terms:

  • Term I(1979-1983): Ho Chi Minh City Medical Association; Chairman: Pharm. Nguyễn Duy Cương, PhD; 41 association members mainly based on location, with 15,726 members  
  • Term II(1983-1987): Ho Chi Minh City Medical Association; Chairman: Prof. DrPhạm Biểu Tâm
  • Term III(1987- 1991): Ho Chi Minh City Association of Medicine and Pharmacy; Chairman:  Dr. Dương Quang Trung, PhD; 17 specialty association members with 7,000 members
  • Term IV(1991-1996): Ho Chi Minh City Association of Medicine and Pharmacy; Chairman:  Dr. Dương Quang Trung; 32 specialty association members with 12,278 members
  • Term V(1996-2004): Ho Chi Minh City Association of Medicine and Pharmacy; Chairman: Pharm. Nguyễn Duy Cương, PhD, 38 specialty associations with 14,282 members
  • TermVI(2004-2009): Ho Chi Minh City Medical Association, Chairman: Dr Dương Quang Trung, PhD; 45 association members with 19,897 members
  • Term VII(2009-2014): Ho Chi Minh City Medical Association; Chairman: Dr Dương Quang Trung; 52 association members with 21,519 members
  • Term VIII(2014- 2019): Ho Chi Minh City Medical Association; Chairman: Dr Trương Thị Xuân Liễu; 63 association members with 23,590 members

 

VI.    HMA main activities  

 

Sciences and technologies  

After 35 years, since its foundation, HMA has made valuable contributions to the advancement of the health profession in Ho Chi Minh City. HMA and its member associations have been very active in promoting education and training, scientific research and application of technologies. Many research studies have been conducted or organized by HMA members; the very highly evaluated ones among them have been awarded in the Annual Contest of Scientific Research and Innovation under the Union of Scientific and Technological Associations of Ho Chi Minh City. Medical continuing education courses, advanced medical skills training sessions organized by HMA are always well attended by its members. 

In recent years, many international conferences, organized by HMA, with the participation of renowned international and in country scientists, provided excellent opportunities for all members to share knowledge and experiences, such as the Asian Bone Conference on osteoporosis in 2008 and 2010, Hospital Management Asia conference in 2009.  

 

Medical information and medical press 

The “Medical News of Ho Chi Minh City”, HMA official journal, is among the most long-standing and well-known medical journals in Vietnam. With over 10,000 copies monthly issued, the journal provides worldwide and national updates in medical fields and publishes original research works which have an important impact on the advancement of medicine in Vietnam.  The journal is also regarded as the HMA bulletin, which is the united voice of its members and spreads information on the activities conducted by HMA and its member associations. On the other hand, the journal acts as a media support for events and activities conducted in the field of health sciences.

The HMA website (www.hoiyhoctphcm.org.vn) was first launched in July 2007. It provides updates on HMA activities related to association development, scientific research and continuing education. Its long term goal is to develop into a platform to rally HMA members and a reliable medical forum for health  professionals and common people.

 

International relations  

      HMA is one of the most prestigious and important scientific societies in the field of medical sciences in Ho Chi Minh City. It brings together leading scientists and clinicians working in specific medical disciplines. It works in partnership with international organizations on scientific research, continuing education, social activities, and scholarship program such as that of Takeda Foundation.

 

Counseling and counter-arguing

As a socio-professional association, HMA rallies health professionals to promote good medical practice, protect the legitimate rights and honor of its members while encouraging and helping them to abide by governmental regulations and current laws in medical practice, to preserve and raise   professional ethics, in order to contribute to the improvement of people’s health and to enhance the reputation and credit of the medical profession in the society. 

 

Nghi định 65/2014/NĐ-CP về thi đua, khen thưởng

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 65/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2014

 
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2013
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Chính phủban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số khoản của Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
Điều 2. Nguyên tắc khen thưởng
1. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu (công nhân, nông dân, chiến sĩ) và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.
2. Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.
3. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.
Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cũng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
4. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.
Điều 3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương có trách nhiệm giúp người đứng đầu xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm giúp Bộ trưởng xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được phong tặng sau năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương lần thứ hai.
Điều 4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;
b) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.
2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận.
3. Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết).
Điều 5. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
2. Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
3. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
4. Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
5. Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).
Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).
6. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Điều 6. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
“Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho các tập thể sau:
1. Các tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. Các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu các cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức.
3. Các tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.
Điều 7. “Huân chương Sao vàng” tặng cho tập thể
“Huân chương Sao vàng” để tặng cho bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”, 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập.
2. Có bề dày truyền thống, có công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Điều 8. “Huân chương Hồ Chí Minh” tặng cho tập thể
“Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập.
2. Có bề dày truyền thống, có công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Điều 9. “Huân chương Độc lập” hạng nhất
1. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động cách mạng liên tục trước năm 1945 và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được thành tích đặc biệt xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác được Nhà nước công nhận.
3. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 10. “Huân chương Độc lập” hạng nhì
1. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm);
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm).
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm);
c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 năm trở lên.
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm).
2. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được nhiều thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác, được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị.
3. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng ba, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 11. “Huân chương Độc lập” hạng ba
1. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước;
b) Tham gia cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương;
c) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện ủy viên hoặc chức vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
d) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm);
đ) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân.
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm).
2. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị.
3. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 làn được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 12. “Huân chương Quân công” hạng nhất
1. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc chức vụ tương đương; Đại tướng, Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 năm trở lên;
b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quốc.
2. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng nhì, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Điều 13. “Huân chương Quân công” hạng nhì
1. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân khu, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Công an hoặc chức vụ tương đương từ 05 năm trở lên;
b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân.
2. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng ba, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Điều 14. “Huân chương Quân công” hạng ba
1. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tổng cục trưởng thuộc Bộ Công an hoặc chức vụ tương đương từ 05 năm trở lên;
b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương.
2. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
c) Có quá trình xây dựng và trưởng thành từ 30 năm trở lên.
Điều 15. “Huân chương Lao động” hạng nhất
1. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp nhà nước;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;
b) Có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương công nhận.
Công nhân có 07 phát minh, sáng chế, sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 07 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương;
b) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương.
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 10 năm trở lên;
c) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương.
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương từ 05 năm trở lên.
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.
4. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 04 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều16. “Huân chương Lao động” hạng nhì
1. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong bộ, ngành, địa phương hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;
b) Có phát minh, sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp tỉnh công nhận.
Công nhân có 05 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên và đã giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 6 năm đến dưới 10 năm.
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên;
b) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.
4. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 17. “Huân chương Lao động” hạng ba
1. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực;
b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;
b) Có sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp huyện công nhận.
Công nhân có 03 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Nông dân có sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 03 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân khác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu đài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 05 năm.
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.
b) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.
4. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 18. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất
1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm đặc biệt xuất sắc cấp nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
c) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 04 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
Điều 19. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì
1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì đề tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
c) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
Điều 20. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba
1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương về quốc phòng, an ninh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng, nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
c) Có thời gian phục vụ từ 30 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương;
b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
Điều 21. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
Tiêu chuẩn xét tặng, truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp đặc thù 100% trở lên được quy định như sau:
1. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, công chức, viên chức, công nhân thuộc Công an nhân dân, thời gian công tác được nhân hệ số 2 để tính thời gian xét tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” các hạng.
2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân thời gian công tác đủ 01 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được xét tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng ba.
3. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân hy sinh và được công nhận liệt sĩ, nếu thời gian làm nhiệm vụ chưa đủ 01 năm thì được xét truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng ba; nếu thời gian làm nhiệm vụ từ 01 năm trở lên thì được xét truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhì.
Điều 22. “Huy chương Hữu nghị”
“Huy chương Hữu nghị” để tặng cho cá nhân người nước ngoài có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật và phong tục, tập quán Việt Nam.
2. Có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác tốt đẹp trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hóa, xã hội hoặc lĩnh vực khác giữa Việt Nam với các nước, các khu vực, liên khu vực, các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế.
Điều 23. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được 05 lần tặng giấy khen trở lên.
2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong trong lao động, sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện;
b) Công nhân có từ 02 sáng kiến trở lên mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;
c) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 02 năm trở lên, giúp đỡ hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Điều 24. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương
1. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động hàng năm;
b) Lập được nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
c) 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
2. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
3. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
Điều 25. Giấy khen tặng cho gia đình
1. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
2. Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
Điều 26. Thẩm quyền xét tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”
1. Thủ trưởng cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”.
2. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến” được thực hiện như sau:
a) Đối với cán bộ, công chức, công nhân, nông dân, người lao động thuộc quản lý của cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
b) Thủ trưởng đơn vị, tổ chức thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương có tư cách pháp nhân xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý. Đối với đơn vị, tổ chức không có tư cách pháp nhân do thủ trưởng cấp trên trực tiếp xét tặng.
Điều 27. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương
1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch;
c) Hội đồng có từ 13 đến 15 ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.
3. Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương quyết định thành phần các ủy viên và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
4. Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương là cơ quan thường trực, giúp việc cho Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
Điều 28. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ
1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ) là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương;
b) Hội đồng có từ 13 đến 15 thành viên, trong đó có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực. Đối với bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương chưa thành lập Vụ Thi đua – Khen thưởng thì Trưởng Phòng (Ban) Thi đua – Khen thưởng là ủy viên thường trực Hội đồng. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định;
c) Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể Trung ương kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể Trung ương quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
4. Vụ (Phòng, Ban) Thi đua – Khen thưởng của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương là thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ.
Điều 29. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh
1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh) là cơ quan tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương.
2. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hội đồng có từ 13 đến 15 thành viên, trong đó có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh là Phó Chủ tịch thường trực. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phong tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng;
4. Ban Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh.
Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2014.
Bãi bỏ các Điều 4, 12, 13, 15; Khoản 2 Điều 16; Khoản 3, 4, 5 Điều 20; Khoản 2, 3 Điều 21; Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 41 và 49 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, TCCV (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND về thi đua, khen thưởng

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 48/2014/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2014

 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1128/TTr-SNV ngày 04 tháng 11 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 58/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Văn phòng Chủ tịch Nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Nội vụ;
– Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Thường trực Thành ủy;
– TTUB: CT, các PCT;
– Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố;
– Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
– Các thành viên Hội đồng TĐKT TP;
– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
– Các Đoàn thể Thành phố;
– Các Ban Đảng, ĐUK thuộc Thành ủy;
– Các Báo, Đài;
– Ban TĐKT/SNV (40 bản);
– VPUB: Các PVP; Các Phòng CV; TTCB
– Lưu: VT, (VX/P)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Lê Hoàng Quân

 
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nội dung thi đua và phương pháp tổ chức phong trào thi đua; đối tượng thi đua, khen thưởng; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng; trách nhiệm quản lý nhà nước và thẩm quyền quyết định khen thưởng; trình tự thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; tổ chức trao thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; xử lý các vi phạm về công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 2. Đối tượng thi đua, khen thưởng
Bao gồm tất cả các tổ chức, tập thể, cá nhân: các cơ quan Đảng, cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các hội quần chúng, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần, các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố; công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam lập được công trạng và thành tích đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thành phố và đất nước, trong hợp tác phát triển, hữu nghị đều được Ủy ban nhân dân Thành phố xét khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên xét khen thưởng.
Điều 3. Những nguyên tắc trong công tác thi đua, khen thưởng
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp, có trách nhiệm tổ chức, xây dựng, chỉ đạo phong trào thi đua, tổ chức thực hiện giao ước thi đua giữa các cụm thi đua, khối thi đua; tổ chức phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, gắn với nhiệm vụ, công tác được giao. Theo năm kế hoạch và từng đợt thi đua, đợt vận động, Thủ trưởng các ngành, các cấp phải có trách nhiệm xem xét, đánh giá, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua để xét chọn những tập thể và cá nhân trong đơn vị đã lập thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để biểu dương khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên xét khen thưởng, chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến.
2. Hoạt động thi đua được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
3. Công tác khen thưởng thực hiện trên nguyên tắc chính xác, công khai, công bằng, dân chủ, kịp thời và có tác dụng động viên, nêu gương. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
4. Tập thể, cá nhân lập được công trạng, thành tích trong sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ Thành phố và đất nước đều được xét đề nghị khen thưởng. Các cơ quan Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội Thành phố phải có trách nhiệm phát hiện, xem xét các tập thể, cá nhân có thành tích để kịp thời động viên, khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên xét khen thưởng. Không bỏ sót tập thể, cá nhân có thành tích; không khen thưởng những tập thể, cá nhân không có thành tích hoặc chưa đủ thành tích, điều kiện để khen thưởng.
5. Việc xét các tiêu chuẩn khen thưởng phải đảm bảo phù hợp với từng mức hạng, từng loại thành tích tương xứng với kết quả đạt được trong phong trào thi đua, tương xứng với mức độ công lao đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung của Thành phố, của đất nước; thành tích đạt được nhiều, công lao đóng góp lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng thì mức hạng khen thưởng cao; không nhất thiết phải theo tuần tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới khen thưởng mức cao; không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để nâng mức khen lần sau. Một hình thức khen thưởng có thể được xét tặng nhiều lần cho một đối tượng, không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.
6. Khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là chính. Quan tâm, chú trọng khen thưởng cá nhân là người lao động trực tiếp, hộ gia đình, đơn vị cơ sở; khen thưởng các tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước; khen thưởng gương người tốt việc tốt, hành động dũng cảm cứu người cứu tài sản; cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức công tác vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; các lĩnh vực trọng tâm, trọng yếu, khó khăn, độc hại, nguy hiểm; cá nhân, tập thể từ yếu kém vươn lên.
7. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm theo dõi, phát hiện, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên xét khen thưởng cho cấp dưới trực tiếp, trong một số trường hợp không nhất thiết phải chờ cấp dưới đề nghị mới khen thưởng.
8. Khi xét khen thưởng cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo, quản lý.
Điều 4. Nhiệm vụ của công tác thi đua, khen thưởng
1. Công tác thi đua, khen thưởng phải nhằm đáp ứng yêu cầu khẳng định, ghi nhận, đánh giá thành tích thi đua của các tập thể và cá nhân trong các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và Thành phố.
2. Công tác khen thưởng phải gắn liền với kết quả đạt được trong các phong trào thi đua, khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan mất cân đối giữa các lĩnh vực và các đơn vị. Khen thưởng phải đúng đối tượng, chính xác, kịp thời, có tác dụng động viên và nêu gương. Để khắc phục tình trạng xin, cho trong khen thưởng, cần chú trọng thực hiện việc cấp trên chủ động xem xét, đánh giá và khen thưởng thành tích cho các cá nhân, đơn vị trực thuộc. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân phát hiện những trường hợp có thành tích xứng đáng phải có trách nhiệm báo cáo thành tích và kết quả cho cấp có thẩm quyền xét khen thưởng.
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, phát động phong trào thi đua và công tác khen thưởng của Thành phố.
2. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố có chức năng tham mưa, tư vấn giúp Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác thi đua, khen thưởng. Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố) tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình, thực tế của địa phương; đề xuất phương pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, phát động phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị mình quản lý; chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội để tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế – xã hội.
4. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, cơ quan, đơn vị, quận, huyện, Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng tổ chức phát động các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng trong phạm vi quản lý; nghiên cứu, đề xuất phương pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp thuộc Thành phố trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức mình phối hợp với các cơ quan của Nhà nước để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng. Tổ chức giám sát việc thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, kiến nghị bổ sung sửa đổi những bất hợp lý về chính sách khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông
Đề nghị các cơ quan thông tin truyền thông của Thành phố và của Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố tuyên truyền các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; phổ biến những kinh nghiệm, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong phong trào thi đua; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác thi đua, khen thưởng.
Chương II
HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 7. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo khối, cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các khối, cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
2. Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian.
a) Thi đua theo chuyên đề tổ chức trong phạm vi Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các quận, huyện, Tổng công ty và Công ty thuộc Thành phố, các cơ quan, đơn vị khi tiến hành sơ kết, tổng kết, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện việc khen thưởng theo thẩm quyền (Giấy khen).
Trường hợp tổ chức trong phạm vi Thành phố, khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 03 năm trở lên, lựa chọn tập thể, cá nhân trực tiếp tham gia có thành tích xuất sắc để đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen; lựa chọn tập thể xuất sắc nhất đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Cờ thi đua.
Trường hợp tổ chức trong phạm vi cả nước, khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 03 năm trở lên hoặc theo hướng dẫn của các cơ quan tổ chức phong trào thi đua thì lựa chọn tập thể, cá nhân trực tiếp tham gia có thành tích tiêu biểu xuất sắc đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
Trường hợp tổ chức trong phạm vi cả nước, khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 05 năm trở lên hoặc theo hướng dẫn của các cơ quan tổ chức phong trào thi đua thì lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc đề nghị Chủ tịch nước xét tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và chủ yếu khen thưởng cho đối tượng trực tiếp lao động, sản xuất, công tác. Các tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên thì được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua của Chính phủ.
b) Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên đề trong phạm vi sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các quận, huyện, Tổng công ty và Công ty thuộc Thành phố phải gửi kế hoạch tổ chức phát động và báo cáo sơ kết, tổng kết phong trào thi đua về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) để tổng hợp và hướng dẫn xét, khen thưởng.
Điều 8. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Nội dung tổ chức phong trào thi đua phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và có tính khả thi; phải xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua nhằm đạt được các chỉ tiêu trong từng phong trào thi đua.
2. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện; nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để đề ra nội dung, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện chú trọng công tác chỉ đạo điểm, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua. Việc phát hiện điển hình tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức các phong trào thi đua.
4. Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tế và để làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng trong các kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua; đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn công khai, để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua. Chủ yếu khen thưởng tại cấp cơ sở là chính, trên cơ sở đó bình chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc để đề nghị cấp trên xét khen thưởng.
Điều 9. Phương thức tổ chức phong trào thi đua
1. Đối với các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố: Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố tổ chức phân chia các cụm, khối thi đua đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, các quận, huyện.
2. Đối với các cụm, khối thi đua thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, các quận, huyện do các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, các quận, huyện tự phân chia và đăng ký từ đầu năm với Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng). Số lượng các đơn vị trong cụm, khối thi đua ít nhất là đơn vị, nhiều nhất không quá 15 đơn vị.
a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, các quận, huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của Trung ương, Thành phố và căn cứ Nghị quyết của cấp ủy, nhiệm vụ công tác được giao, các chương trình công tác do cơ quan, đơn vị, quận, huyện xây dựng để đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua và kết quả đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả thi đua theo quy định.
b) Hàng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, các quận, huyện phải tổ chức đăng ký thi đua và gửi bảng tổng hợp danh sách các cụm, khối thi đua và đăng ký danh hiệu thi đua (gồm Tập thể Lao động xuất sắc, Cờ thi đua cấp Thành phố và Cờ thi đua của Chính phủ) về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng). Thời gian gửi đăng ký thi đua về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.
3. Đối với ngành giáo dục – đào tạo: việc xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được thực hiện theo năm học.
Điều 10. Tổ chức đánh giá, chấm điểm, bình xét thi đua
1. Đối với các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố: kết thúc năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, các quận, huyện phải tự chấm điểm thi đua (theo bảng điểm tại phụ lục) gửi về cụm, khối trưởng thuộc các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố để làm cơ sở bình xét thi đua. Đồng thời, gửi bảng chấm điểm thi đua về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Việc tặng Cờ thi đua cho các đơn vị thuộc cụm, khối thi đua của Thành phố do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố xem xét quyết định tùy tình hình thực tiễn phong trào thi đua từng năm, số lượng cờ tặng cho mỗi cụm, khối thi đua có thể từ 1 đến 3 cờ, nhưng không nhất thiết các cụm, khối thi đua đều được tặng cờ.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, các quận, huyện phải tổ chức chia cụm, khối thi đua trực thuộc để tổ chức thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ theo các tiêu chí cụ thể do các cơ quan, đơn vị xây dựng, phổ biến ngay từ đầu năm, Cuối năm, tổ chức bình xét, đánh giá kết quả thi đua của các tập thể trong các cụm, khối thi đua để ghi nhận, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố có trách nhiệm tổ chức, đánh giá, chấm điểm kết quả giao ước thi đua đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các phòng, ban, đoàn thể thuộc lĩnh vực quản lý ở quận, huyện:
a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố có hệ thống tổ chức chuyên môn, lĩnh vực hoạt động ở các quận, huyện phải chia cụm thi đua cho các phòng, ban, đoàn thể thuộc quận, huyện và có thông báo chính thức gửi về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các quận – huyện. Việc chia cụm thi đua cần thực hiện theo đúng cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố đã chia đối với các quận, huyện.
b) Xây dựng và phổ biến công khai các nội dung, tiêu chí, thang điểm đối với các cơ quan, phòng, ban, đoàn thể trực thuộc và ở quận, huyện và tổ chức đăng ký giao ước thi đua từ đầu năm. Trong quá trình thực hiện giao ước thi đua, các đơn vị trong từng cụm, khối thi đua cần tổ chức sinh hoạt, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các đơn vị trong cụm.
c) Cuối năm, các cụm thi đua tổ chức họp, đánh giá, phân loại, chấm điểm kết quả giao ước thi đua đã thực hiện trong năm. Đồng thời các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố tổ chức chấm điểm đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các quận, huyện trên từng mặt công tác thuộc các sở, ngành, đoàn thể Thành phố quản lý theo lĩnh vực chuyên môn, lĩnh vực hoạt động – thang điểm chấm thống nhất là 100 điểm; sau khi thống nhất với quận, huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố sẽ cộng điểm thưởng cho đơn vị dẫn đầu các cụm thi đua; điểm thưởng cho mỗi đơn vị dẫn đầu là 5 điểm (thời gian gửi bảng điểm về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) chậm nhất là ngày 15 tháng 01 của năm sau).
d) Khi có kết quả đánh giá, phân loại, chấm điểm thi đua của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể ở quận, huyện; các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố cần thông báo công khai đến Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các quận, huyện, có phân tích các điểm mạnh, yếu, hạn chế, tồn tại để Ủy ban nhân dân các quận, huyện được biết và có sự tập trung đầu tư chỉ đạo, phát huy những mặt mạnh, chấn chỉnh các mặt còn hạn chế, yếu kém của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể ở quận – huyện (thời gian thông báo cho quận huyện kết quả chấm điểm của các đơn vị thuộc Thành phố chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm).
Sau khi các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố thông báo kết quả chấm điểm; các quận, huyện có quyền phản ánh thắc mắc, khiếu nại. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc Thành phố có trách nhiệm giải đáp và trả lời công khai đến các quận, huyện trong vòng 15 ngày (kết thúc vào ngày 30 tháng 12 hàng năm). Nếu các quận, huyện không có thắc mắc, khiếu nại hoặc có thắc mắc khiếu nại về bảng chấm điểm của sở, ban ngành trễ so với thời gian quy định thì các sở, ngành xem như thống nhất kết quả và gửi về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) theo đúng thời gian quy định.
e) Thang điểm thống nhất là thang điểm 100, để phân loại A, B, C; trong đó A (từ 91 điểm đến 100 điểm), B (từ 81 điểm đến 90 điểm), C (từ 71 điểm đến 80 điểm). Nếu các ngành đọc có số điểm khác nhau không như thang điểm 100 thì quy thành thang điểm 100.
4. Điểm của quận, huyện được căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ quận, huyện; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Thành phố giao và các chương trình công tác của, quận, huyện xây dựng; và kết quả chấm điểm của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố đối với các cơ quan chuyên môn của quận, huyện.
5. Quận, huyện có trách nhiệm nhận xét, đánh giá vai trò quản lý, điều hành, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của các sở, ngành, đoàn thể Thành phố đối với quận, huyện theo thang điểm thống nhất là 100 điểm.
Điều 11. Các danh hiệu thi đua
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến (đối với lực lượng vũ trang nhân dân).
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể: Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ Thi đua cấp Thành phố; Tập thể Lao động xuất sắc, Tập thể Lao động tiên tiến; Đơn vị quyết thắng, Đơn vị tiên tiến (đối với lực lượng vũ trang nhân dân).
3. Danh hiệu thi đua đối với ấp, khu phố và tương đương: ấp, khu phố văn hóa.
4. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình: Gia đình văn hóa.
Điều 12. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố, trong đó có 06 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
2. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Hội đồng xét sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp Thành phố có trách nhiệm giúp người đứng đầu xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Thời điểm xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố lần thứ hai.
Điều 13. Danh hiệu“Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố” được xét tặng thường xuyên hàng năm cho cá nhân đạt 02 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 03 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
b) Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng đối với Thành phố và do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Thành phố xem xét, công nhận.
2. Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố được xét không quá 15% tổng số chiến sĩ thi đua cơ sở 03 lần liên tục của các đơn vị thuộc Thành phố.
Điều 14. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;
b) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu, khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.
2. Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét không quá 15% trên tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến” của các đơn vị thuộc Thành phố.
3. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận.
4. Hội đồng xét sáng kiến, Hội đồng khoa học do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết).
Điều 15. Danh hiệu“Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
2. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” xét tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lao động sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;
b) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.
3. Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
4. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
5. Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
6. Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).
Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).
7. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Điều 16. Danh hiệu“Cờ thi đua của Chính phủ”
1. “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau: Có thành tích, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; Có nhân tố mới, mô hình mới cho các cơ quan, đơn vị khác học tập; Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
2. “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho các tập thể sau:
– Là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương; Các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu các cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức; Các tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.
– Là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc được lựa chọn trong số những tập thể đã được tặng “Cờ thi đua cấp Thành phố”, bao gồm: những tập thể dẫn đầu trong từng lĩnh vực, ngành nghề toàn quốc và những tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua toàn quốc của Thành phố.
3. Số lượng tập thể đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua cấp Thành phố.
4. Trên cơ sở đề nghị Cờ thi đua cấp Thành phố của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, quận, huyện, các công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố xét chọn các tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất dẫn đầu các ngành, lĩnh vực để đề nghị Cờ thi đua của Chính phủ.
Điều 17. Danh hiệu“Cờ thi đua cấp Thành phố”
1. Cờ thi đua cấp Thành phố được xét tặng hàng năm cho các tập thể đạt tiêu chuẩn:
a) Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của Thành phố;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc Thành, phố học tập;
c) Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
2. Đối tượng tặng Cờ thi đua cấp Thành phố: các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các quận, huyện, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố; các phường, xã, thị trấn; Trường học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông); bệnh viện; doanh nghiệp; Hợp tác xã; các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố tổ chức thành các cụm, khối thi đua.
3. Việc công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc để được xét tặng “Cờ thi đua cấp Thành phố” phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối hoặc cụm thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố tổ chức.
Điều 18. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”
1. “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” là tập thể tiêu biểu, được lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” theo tiêu chuẩn quy định. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được xét công nhận hàng năm vào thời điểm kết thúc năm và được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, chiến sỹ tiên tiến;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
e) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
2. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” xét tặng theo nguyên tắc sau:
a) Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã… (trừ các tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và các đơn vị trực thuộc như xí nghiệp, phòng, phân xưởng.
b) Đối với cấp Thành phố gồm: phòng, ban và tương đương thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và tương đương.
c) Đối với cấp quận, huyện gồm: phòng, ban và tương đương; các đơn vị trực thuộc cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
d) Đối với đơn vị sự nghiệp gồm: trường học, bệnh viện và tương đương; các đơn vị trực thuộc như khoa, phòng.
3. Không xét công nhận danh hiệu thi đua đối với tập thể nhỏ có số lượng dưới 03 người.
Điều 19. Danh hiệu“Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”
1. Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được xét công nhận hàng năm vào thời điểm kết thúc năm và được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
c) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Không xét công nhận danh hiệu thi đua đối với tập thể nhỏ có số lượng dưới 03 người.
Điều 20. Danh hiệu “ấp, khu phố văn hóa” và tương đương
1. Danh hiệu ấp, khu phố và tương đương đạt các tiêu chuẩn sau;
a) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển;
b) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;
c) Môi trường cảnh quan sạch đẹp;
d) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
đ) Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Ấp văn hóa”, “khu phố văn hóa” và tương đương.
Điều 21. Danh hiệu“Gia đình văn hóa”
1. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” được xét tặng cho hộ gia đình đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú;
b) Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;
c) Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức bình xét, tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” và lựa chọn những gia đình tiêu biểu trong số các gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” được cấp giấy chứng nhận kèm theo tiền thưởng 0,1 lần mức lương tối thiểu chung.
Chương III
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 22. Các loại hình khen thưởng
1. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
3. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân hoặc của Nhà nước (thành tích đột xuất là thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà tập thể, cá nhân phải đảm nhận).
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng (giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội), có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài đã có thành tích, có đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
Điều 23. Nguyên tắc, điều kiện đề nghị xét khen thưởng
1. Khi xét khen thưởng cần căn cứ vào thành tích của các tập thể, cá nhân gắn liền với kết quả thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác được giao, thành tích phải được căn cứ từ hiệu quả trong lao động, sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu, trong công tác, chiến đấu, rèn luyện và học tập; hoặc có những sáng kiến, phát minh, đề tài, tác phẩm, áp dụng những kinh nghiệm mang lại hiệu quả cao
2. Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; thành tích đạt được nhiều, công lao đóng góp lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng thì mức hạng khen thưởng cao; không nhất thiết phải tuần tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới khen thưởng mức cao; không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để nâng mức khen lần sau; không nhất thiết đề nghị lần khen sau phải cao hơn lần trước.
3. Trong một năm không trình hai hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng (trừ khen thưởng đột xuất), bao gồm: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Huân chương, Huy chương các loại, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
4. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung. Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ, kinh tế – xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
5. Mốc thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo là thời gian tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước đến thời điểm trình khen thưởng lần sau.
6. Những tập thể không thuộc đối tượng xét tặng Cờ thi đua, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” khi xem xét đề nghị tặng thưởng Huân chương và Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, thì được căn cứ vào thành tích của các đơn vị trực thuộc trực tiếp để xem xét khen thưởng, cụ thể là: trong khoảng thời gian xét khen thưởng (ví dụ 05 năm), hàng năm tập thể đó phải có từ 2/3 trở lên số đơn vị trực thuộc trực tiếp đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” và phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
Điều 24. Huân chương Sao vàng
1. Huân chương Sao vàng để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn tại Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
2. Huân chương Sao vàng để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ.
Điều 25. Huân chương Hồ Chí Minh
1. Huân chương Hồ Chí Minh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn tại Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
2. Huân chương Hồ Chí Minh để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ.
3. Tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ nhất và 15 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh thì được xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ hai.
Điều 26. Huân chương Độc lập hạng Nhất
1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động cách mạng liên tục trước năm 1945 và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được thành tích đặc biệt xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác được Nhà nước công nhận.
3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 27. Huân chương Độc lập hạng Nhì
1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm);
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm).
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm);
c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 năm trở lên.
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm).
2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được nhiều thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác, được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị.
3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Ba, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 28. Huân chương Độc lập hạng Ba
1. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước;
b) Tham gia cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương;
c) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện ủy viên hoặc chức vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
d) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm);
đ) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân.
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm).
2. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị.
3. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 29. Huân chương Lao động hạng Nhất
1. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng; mang lại hiệu quả cao có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp nhà nước;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhì, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;
b) Có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương công nhận.
Công nhân có 07 phát minh, sáng chế, sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 07 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương;
b) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương.
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương từ 10 năm trở lên;
c) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương.
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương từ 05 năm trở lên.
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.
4. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhì, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 04 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 30. Huân chương Lao động hạng Nhì
1. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong bộ, ngành, địa phương hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;
b) Có phát minh, sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp tỉnh công nhận.
Công nhân có 05 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên và đã giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương từ 6 năm đến dưới 10 năm.
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên;
b) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.
4. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 31. Huân chương Lao động hạng Ba
1. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực;
b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;
b) Có sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp huyện công nhận.
Công nhân có 03 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Nông dân có sáng kiến hoặc có mô hình, sản xuất hiệu quả và ổn định từ 03 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân khác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu đài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương 05 năm.
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.
b) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 06 năm đến dưới 10 năm.
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.
4. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.
Điều 32. Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước
1. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” được quy định tại Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
2. Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” được quy định tại Khoản 30, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.
3. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” được quy định tại Khoản 31, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.
4. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được quy định tại Khoản 32, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Khoản 3, Điều 62 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.
5. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được quy định tại Khoản 33, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Khoản 3, Điều 63 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.
6. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được quy định tại Khoản 34, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Khoản 1, Điều 64 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.
7. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được quy định tại Khoản 35, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Khoản 1, Điều 65 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.
8. Giải thưởng Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 67 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.
9. Giải thưởng Nhà nước được quy định tại Khoản 36, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Khoản 1, Điều 68 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.
Các Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước được xem xét theo quy định hiện hành.
Điều 33. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được 05 lần tặng giấy khen trở lên.
2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong trong lao động, sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện;
b) Công nhân có từ 02 sáng kiến trở lên mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;
c) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 02 năm trở lên, giúp đỡ hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Điều 34. Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố
1. Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do Thành phố tổ chức phát động và bình xét hàng năm;
b) Lập được nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc Thành phố (bao gồm: lập được thành tích cụ thể, đột xuất, gương người tốt – việc tốt; học sinh giỏi đạt giải nhất cấp Thành phố, thủ khoa các kỳ thi quốc gia, đạt giải cấp quốc gia, quốc tế; gương dũng cảm, vượt khó, hoạt động từ thiện xã hội…. có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi Thành phố).
c) 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
2. Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc Thành phố;
c) 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.
3. Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
4. Đối với các đơn vị thuộc Thành phố (không thuộc đối tượng công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và không được tặng Cờ thi đua hàng năm của Ủy ban nhân dân Thành phố) thì căn cứ theo thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Việc đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng theo đợt, khen thưởng theo chuyên đề … chỉ thực hiện khi tiến hành tổng kết chuyên đề (5 năm, 10 năm, kết thúc nhiệm kỳ), hoặc theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương. Việc khen thưởng hàng năm cho các hoạt động chuyên đề, các phong trào thi đua theo đợt, chủ yếu áp dụng hình thức khen thưởng của cấp phát động phong trào; trường hợp thành tích đặc biệt xuất sắc mới đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoặc Chủ tịch Nước tặng Huân chương các loại.
6. Đối với các đơn vị thuộc ngành dọc Trung ương, đối với các tập thể không nằm trong diện tổ chức bình xét thi đua thường xuyên hằng năm, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân về những thành tích đóng góp cụ thể cho Thành phố hoặc khen nhân dịp kỷ niệm truyền thống 05 năm, 10 năm, 20 năm thành lập ngành, đơn vị.
7. Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen đối với các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong số các tập thể, cá nhân có 02 lần liên tục được các sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố, các quận, huyện, Tổng công ty và Công ty thuộc Thành phố tặng Giấy khen về thành tích hằng năm.
8. Ủy ban nhân dân Thành phố không tặng Bằng khen cho các tập thể hoặc cá nhân khi Thành phố tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị định, tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, diễn tập.
Điều 35. Cờ Truyền thống của Ủy ban nhân dân Thành phố
Được xét khen thưởng cho những đơn vị có tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm …
1. Đối tượng xét tặng Cờ Truyền thống là các sở; ban ngành, đoàn thể Thành phố, các quận, huyện, Tổng Công ty, Công ty thuộc Thành phố; các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố; các đơn vị sự nghiệp (thuộc sở, ngành, quận, huyện) và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
2. Tiêu chuẩn để xét khen thưởng Cờ Truyền thống:
a) Đối với sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố, các quận, huyện và Tổng Công ty, Công ty thuộc Thành phố và các đơn vị sự nghiệp: trong thời điểm đề nghị tặng Cờ Truyền thống phải có ít nhất 01 Cờ thi đua của Thành phố hoặc 03 Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố. Giữa 2 lần đề nghị Cờ truyền thống phải cách nhau 10 năm.
b) Đối với các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố: phải có ít nhất 03 Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Bằng khen của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương trong thời điểm đề nghị tặng Cờ Truyền thống.
c) Các đơn vị khác không có danh hiệu thi đua thì phải có ít nhất 03 Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Bằng khen của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
d) Cờ Truyền thống do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định, đơn vị được tặng một lá cờ có ghi tên đơn vị và không kèm theo tiền thưởng.
Điều 36. Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh
1. Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh là hình thức khen thưởng vinh dự của Thành phố, khen thưởng cho người nước ngoài và các cá nhân ở trong và ngoài Thành phố, mỗi cá nhân chỉ được tặng một lần. Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định tặng thưởng; cá nhân được tặng Huy hiệu Thành phố không kèm theo tiền thưởng.
2. Tiêu chuẩn và điều kiện để xét khen thưởng Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Đối với các cá nhân trong các cơ quan, đơn vị có tổ chức bình xét thi đua hàng năm, phải có quá trình, công tác, hoạt động tại Thành phố từ 10 năm trở lên và trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm đề nghị phải ít nhất đạt 01 danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố” và 01 Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Đối với các cá nhân khác không nằm trong diện bình xét danh hiệu thi đua hàng năm, được căn cứ theo thành tích đóng góp cụ thể, nếu là người trong nước thì ngoài những đóng góp cụ thể trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm đề nghị phải được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng 02 Bằng khen.
c) Đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân, phải có những đóng góp tích cực trong vai trò nhiệm vụ của Đại biểu, phải có thời gian tham gia ít nhất 01 nhiệm kỳ đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp Thành phố và ít nhất 02 nhiệm kỳ đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
d) Đối với người nước ngoài, phải có công lao đóng góp cho sự phát triển của Thành phố trên các lĩnh vực.
Điều 37. Giấy khen
1. Giấy khen để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích đột xuất;
c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Giấy khen để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích đột xuất;
c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Giấy khen để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
Chương IV
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO TẶNG CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 38. Thẩm quyền xét, quyết định công nhận các danh hiệu thi đua
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị (gồm các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; các đơn vị sự nghiệp: trường học, bệnh viện…) danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở, Tập thể lao động tiên tiến do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Giám đốc Sở, ban, ngành Thành phố và tương đương theo thẩm quyền xét tặng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ủy quyền Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc quận, huyện xét công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến cho viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp.
3. Đối với cán bộ, công chức, nhân viên ủy nhiệm thu thuế, bảo vệ dân phố, công an xã, xã đội, phường đội, công nhân, nông dân, người lao động thuộc quản lý của phường, xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thành phố ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (có tư cách pháp nhân) được xét công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể Lao động tiên tiến”.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”.
a) Đối với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, do Giám đốc doanh nghiệp xét, tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
b) Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, Tổng công ty (hoặc tương đương) do Giám đốc doanh nghiệp thành viên xét, tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
c) Đối với các doanh nghiệp có trụ sở nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, do Giám đốc các doanh nghiệp công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến, Tập thể lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở.
d. Đối với người lao động, tập thể người lao động làm việc tại các cơ sở hợp tác xã và trong các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, dịch vụ, thương mại do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng trên xét, quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
6. Đối với tập thể, cá nhân thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất do Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất quyết định tặng thưởng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
7. Cơ quan nào quản lý về tổ chức, quỹ lương và người lao động cơ quan đó sẽ xét công nhận các danh hiệu thi đua thuộc thẩm quyền và trình cấp trên xét công nhận các danh hiệu thi đua cho các tập thể, cá nhân. Đối với các cơ quan quản lý tổ chức, quỹ lương theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến cơ sở (như Viện Kiểm sát, Tòa án, Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội, Thống kê, Liên đoàn Lao động…) sẽ do các cơ quan, đơn vị ngành dọc xét và công nhận các danh hiệu thi đua.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố có thẩm quyền xét, quyết định công nhận danh hiệu “Cờ thi đua cấp Thành phố”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”; “Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố”.
Điều 39. Thẩm quyền đề nghị các hình thức khen thưởng
1. Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
2. Tập thể, cá nhân chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thuộc Thành phố có đủ tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định thì cơ quan đảng, đoàn thể trực tiếp quản lý xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng.
3. Tập thể chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thuộc các quận, huyện có đủ tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định thì cơ quan đảng, đoàn thể trực tiếp quản lý xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện quyết định khen thưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
4. Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng cho các đối tượng sau: Liên đoàn lao động các quận, huyện; công đoàn ngành của Thành phố; công đoàn viên chức Thành phố; công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất; công đoàn Tổng công ty và tương đương; công đoàn cơ sở và cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ ngân sách công đoàn thuộc các đơn vị nêu trên.
5. Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo đợt (theo chuyên đề) chủ yếu sử dụng hình thức khen thưởng của cấp mình; trường hợp thành tích xuất sắc, tiêu biểu có tác dụng trong phạm vi Thành phố hoặc toàn quốc thì mới đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen hoặc trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân trực tiếp tham gia.
6. Đối với các doanh nghiệp không phải là thành viên của các Tổng công ty, đóng trên địa bàn quận, huyện nào, sẽ do quận, huyện đó đề nghị khen thưởng. Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố có trách nhiệm lấy ý kiến hiệp y của các sở, ngành liên quan.
7. Đối với những doanh nghiệp đóng tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thì do Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố đề nghị.
8. Đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân (là người đứng đầu) của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn Thành phố, nếu những đơn vị không có cấp trên quản lý trực tiếp đóng tại Thành phố sẽ do Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ sở của các Bộ phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) xem xét đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định khen thưởng. Trường hợp khen thưởng về thành tích đóng góp các phong trào do Thành phố tổ chức, vận động thực hiện sẽ do các ngành, đoàn thể trực tiếp tham mưu, vận động của Thành phố bình xét, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định.
Chương V
HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 40. Hiệp y khen thưởng
1. “Hiệp y khen thưởng” là hình thức lấy thông tin của các cơ quan có liên quan để có thêm căn cứ xác định trước khi quyết định khen thưởng.
2. Việc lấy ý kiến hiệp y khen thưởng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và lấy ý kiến của các cơ quan chức năng có liên quan do Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) thực hiện.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện quản lý (có hệ thống tổ chức ngành dọc của Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố), khi trình các hình thức khen thưởng cấp nhà nước phải lấy ý kiến hiệp y của Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố có chức năng quản lý ngành và lĩnh vực đó bao gồm:
a) Đối tượng đề nghị khen thưởng: về tổ chức là cấp trực thuộc trực tiếp Ủy ban nhân dân các quận, huyện và cá nhân là cấp trưởng của đơn vị cùng cấp;
b) Hình thức khen thưởng phải lấy ý kiến hiệp y bao gồm: “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Huân chương các loại, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;
c) Khi có văn bản xin ý kiến của Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng), sau 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị (tính theo dấu bưu điện), cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm trả lời. Trường hợp không có ý kiến trả lời, tiếp sau 10 ngày Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) sẽ tiến hành các thủ tục trình khen thưởng theo quy định.
Điều 41. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp
1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng và do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng hoạt động theo quy chế và theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ tình hình thực tiễn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định số lượng thành viên Hội đồng; trong đó thủ trưởng cơ quan, đơn vị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: đại diện lãnh đạo cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng, đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, tổ chức công đoàn; các thành viên gồm đại diện tổ chức đảng, đoàn thể, một số lĩnh vực chuyên môn cần thiết của cơ quan, đơn vị.
Điều 42. Hội đồng xét Sáng kiến, Hội đồng khoa học
1. Hội đồng xét sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp Thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập; có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, giải pháp hữu ích, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố” và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập.
3. Thành phần Hội đồng xét sáng kiến, Hội đồng khoa học gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết).
Điều 43. Hồ sơ đề nghị danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Đối với Danh hiệu thi đua:
a) Hồ sơ đề nghị Danh hiệu “Cờ Thi đua của Chính phủ”, gồm 04 bộ (bản chính):
– Văn bản đề nghị tặng “Cờ Thi đua của Chính phủ”;
– Báo cáo thành tích của tập thể;
– Biên bản bình xét của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp đề nghị.
b) Hồ sơ đề nghị Danh hiệu “Cờ thi đua cấp Thành phố”, gồm 02 bộ (bản chính):
– Văn bản đề nghị tặng “Cờ thi đua cấp Thành phố”;
– Tóm tắt thành tích của tập thể;
– Biên bản bình xét của Hội đồng Thi đua Khen – thưởng cấp đề nghị.
c) Hồ sơ đề nghị Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, gồm 02 bộ (bản chính):
– Văn bản đề nghị công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”;
– Tóm tắt thành tích của tập thể;
– Biên bản bình xét của Hội đồng Thi đua Khen – thưởng cấp đề nghị.
d) Hồ sơ đề nghị Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, gồm 07 bộ (bản chính):
– Văn bản đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
– Báo cáo thành tích của cá nhân; Báo sáng kiến cải tiến, áp dụng sáng kiến cải tiến, các giải pháp, đề tài.
– Biên bản bình xét của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp đề nghị;
– Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc sáng tác, sáng tạo.
e) Hồ sơ đề nghị Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố”, gồm 02 bộ (bản chính):
– Văn bản đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố”;
– Tóm tắt thành tích của cá nhân;
– Biên bản bình xét của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp đề nghị;
– Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc sáng tác, sáng tạo.
f) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, gồm 02 bộ (bản chính):
– Văn bản đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
– Tóm tắt thành tích của cá nhân;
– Biên bản bình xét của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp đề nghị;
– Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc sáng tác, sáng tạo.
2. Đối với hình thức khen thưởng:
a) Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị khen thưởng;
– Báo cáo thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng (riêng hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Thành phố chỉ cần tóm tắt thành tích);
– Biên bản xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp đề nghị;
– Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc sáng tác, sáng tạo.
b) Số lượng hồ sơ:
– Đối với Giấy khen, Bằng khen: 02 bộ bản chính;
– Đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 04 bộ bản chính;
– Đối với Huân chương các loại: 05 bộ bản chính;
– Đối với danh hiệu Vinh dự nhà nước: 20 bộ bản chính.
c) Riêng các trường hợp là đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước hoặc cá nhân lãnh đạo đơn vị này ngoài các hồ sơ trên cần phải có văn bản xác nhận của cơ quan thuế về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị tương ứng với khoảng thời gian đề nghị khen thưởng.
d) Đối với các trường hợp phải xin ý kiến hiệp y khen thưởng thì mỗi văn bản xin ý kiến các đơn vị liên quan phải kèm theo 01 bộ hồ sơ (bản chính).
e) Ngoài ra, đơn vị đề nghị khen thưởng phải gửi kèm theo file danh sách, file báo cáo tóm tắt thành tích và file báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân đề nghị xét khen thưởng (định dạng *.doc).
3. Hồ sơ trình khen thưởng thủ tục đơn giản: Phục vụ yêu cầu chính trị, kịp thời động viên đối với các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc, đột xuất, gồm 02 bộ chính:
– Tờ trình của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố (nếu liên quan lĩnh vực hoạt động nào thì cần có ý kiến hiệp y của cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực đó);
– Cơ quan, đơn vị đề nghị có trách nhiệm tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
4. Thời gian nộp hồ sơ và giải quyết khen thưởng:
a) Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố xét khen thưởng được gửi về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng); sau khi nhận đủ hồ sơ, đúng thủ tục, trong 10 ngày làm việc Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành quyết định khen thưởng.
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố xét khen thưởng công trạng và thành tích tổng kết năm gửi về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) trước ngày 15 tháng 3 năm sau; riêng ngành Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) trước ngày 30 tháng 8 của năm.
b) Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước:
Thời điểm trình hồ sơ đề nghị các hình thức khen thưởng công trạng và thành tích hàng năm cấp Nhà nước gửi về Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng); chậm nhất ngày 30 tháng 4 hàng năm (đối với ngành Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 8 hàng năm).
5. Thông báo kết quả khen thưởng:
a) Các tập thể, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng, trong thời gian 10 ngày làm việc (kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đồng ý với cơ quan thẩm định), cơ quan thẩm định phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, đơn vị trình khen thưởng biết.
b) Các tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng và đã được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định khen thưởng, cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo cho đơn vị trình khen biết.
6. Lưu trữ hồ sơ khen thưởng:
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ đề nghị khen thưởng và kết quả khen thưởng đạt được theo quy định của Luật Lưu trữ để thuận tiện cho việc tra cứu hồ sơ, giải quyết đơn, thư khiếu nại hoặc xác nhận các đối tượng được khen thưởng khi có yêu cầu.
Chương VI
QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 44. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua, khen thưởng của Thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn được hình thành từ ngân sách nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 1,0% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc cấp mình và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng của các sở, ban, ngành Thành phố: thực hiện trích lập Quỹ thi đua, khen thưởng từ ngân sách nhà nước với mức tối đa bằng 20% tổng Quỹ tiền lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm của số cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm.
3. Quỹ thi đua, khen thưởng của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị xã hội được bố trí từ dự toán chi ngân sách của Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
4. Đối với các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp do các tổ chức này tự quyết định từ nguồn khả năng tài chính của mình và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và từ các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Quỹ thi đua, khen thưởng của các doanh nghiệp nhà nước được trích từ quỹ thi đua, khen thưởng của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và nguồn đóng góp của cá nhân tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
6. Việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trừ các doanh nghiệp nhà nước quy định tại Khoản 5 Điều này) được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với từng đối tượng cụ thể.
7. Quỹ thi đua, khen thưởng của các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã nghề cá, nghề muối và trong các lĩnh vực khác được trích từ quỹ không chia của hợp tác xã (mức trích do hợp tác xã quyết định) và nguồn đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 45. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để:
a) Chi cho in các loại giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen;
b) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể;
c) Trích 20% trong tổng số Quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua.
2. Cách tính và mức chi tiền thưởng hoặc hiện vật tương đương được thực hiện theo quy định tại các Điều 70, 71, 72, 73, 75 và 76 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
a) Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì nhận mức tiền thưởng cao nhất.
b) Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua.
c) Trong cùng thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng.
3. Không chi tiền thưởng đối với các tập thể, cá nhân người nước ngoài, các tổ chức quốc tế; các tập thể, cá nhân được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen về thành tích đóng góp, ủng hộ trong các cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai, địch họa, ủng hộ đóng góp công tác từ thiện xã hội…
4. Tập thể, cá nhân khi được khen thưởng được chi tiền thưởng theo quy định đối với mỗi hình thức khen thưởng. Trong một số trường hợp, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất, có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, khắc phục khó khăn lập thành tích được khen thưởng, để động viên kịp thời thì cơ quan, tổ chức đề nghị khen thưởng phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) báo cáo, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định mức khen thưởng cụ thể.
Điều 46. Quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua, khen thưởng cấp đó quản lý; nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.
2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý.
3. Tiền thưởng kèm theo các quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước cho các cơ quan, đơn vị do Ủy ban nhân dân Thành phố trình khen được chi từ Quỹ thi đua, khen thưởng của Thành phố.
Chương VII
XỬ LÝ VI PHẠM, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 47. Xử lý vi phạm
1. Việc cá nhân kê khai thành tích sai sự thật, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận thành tích sai sự thật để được khen thưởng sẽ bị xử lý theo Điều 80, Điều 81 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
2. Cơ quan thi đua, khen thưởng, tổ chức, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra, nếu phát hiện thì lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, thủ trưởng đơn vị ra quyết định hủy bỏ quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và chế độ được hưởng; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm đề xuất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm đối với những người có liên quan và cá nhân đã kê khai, báo cáo thành tích sai sự thật.
Nếu phát hiện cá nhân được tặng thưởng Danh hiệu vinh dự nhà nước mà vi phạm pháp luật, bị Tòa án xét xử bằng hình thức từ phạt tù nhưng cho hưởng án treo trở lên và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi đua, khen thưởng cấp đó có trách nhiệm làm thủ tục trình Ủy ban nhân dân các cấp đề nghị cấp thẩm quyền tước Danh hiệu vinh dự nhà nước.
Điều 48. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của Pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành.
2. Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban ngành, đoàn thể Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của Pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành.
3. Ban Thi đua – Khen thưởng hoặc tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm tiếp nhận, phối hợp các đơn vị chức năng có liên quan kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết các khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Điều 49. Thủ tục, hồ sơ hủy bỏ quyết định khen thưởng
1. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định khen thưởng gồm có:
a) Tờ trình của cơ quan trực tiếp trình khen thưởng đối với từng loại hình khen thưởng cho cá nhân.
b) Báo cáo tóm tắt lý do trình cấp có thẩm quyền hủy bỏ quyết định khen thưởng.
2. Sau khi có quyết định hủy bỏ hình thức khen thưởng, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm thu hồi hiện vật khen thưởng giao nộp về cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng cùng cấp; số tiền thưởng thu nộp vào ngân sách nhà nước hoặc quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định.
Chương VIII
CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, TỔ CHỨC CÔNG BỐ, TRAO TẶNG CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ NHÂN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN
Điều 50. Công tác thông tin tuyên truyền nhân điển hình tiên tiến phải được quán triệt sâu sắc và được tổ chức thực hiện thường xuyên nhằm góp phần thúc đẩy phong trào thi đua được phát triển sâu rộng.
Điều 51. Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các đoàn thể chính trị – xã hội và các cơ quan thông tin, báo, đài tổ chức thông tin tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương những nhân tố tích cực, những gương người tốt, việc tốt tiêu biểu, những điển hình tiêu biểu trong các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng của quần chúng và các trường hợp được khen thưởng.
Điều 52. Tổ chức nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao
1. Việc tổ chức nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, có tác dụng động viên, giáo dục nêu gương, tránh phô trương hình thức, lãng phí.
2. Không tổ chức lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cấp cao riêng mà kết hợp tổ chức cùng với các lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của ngành, địa phương, đơn vị; chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng, không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác; trao tặng từ hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
3. Nhằm ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những tập thể, cá nhân có công trạng và thành tích xuất sắc, Thành phố sẽ tổ chức lễ trao tặng, truy tặng hình thức khen thưởng từ Huân chương Lao động hạng Nhất trở lên cho các tập thể, cá nhân nêu trên nhân dịp các ngày lễ lớn của Thành phố, của đất nước.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn Thành phố.
Điều 54. Các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố căn cứ hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và vận dụng Quy định này để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức xây dựng các phong trào thi đua, phong trào nhân điển hình tiên tiến ở cơ quan, đơn vị mình.
Điều 55. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Công ty và Tổng Công ty thuộc Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện căn cứ Quy định này để xây dựng những quy định cụ thể, phù hợp với ngành và địa phương mình./.
 
PHỤ LỤC
CÁC MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG TRONG HỒ SƠ, THỦ TỤC KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Mẫu số 01 Văn bản đề nghị khen thưởng thành tích năm 201… (cấp Thành phố)
Mẫu số 02 Văn bản đề nghị khen thưởng thành tích năm 201…(cấp Trung ương)
Mẫu số 03 Báo cáo tóm tắt thành tích đề nghị UBND Thành phố khen thưởng cho các tập thể và cá nhân
Mẫu số 04 Bảng báo cáo của Ủy ban nhân dân quận – huyện tự đánh giá, chấm điểm thi đua
Mẫu số 05 Bảng tổng hợp nhận xét của quận, huyện đối với các sở, ban, ngành, Thành phố
Mẫu số 06 Bảng báo cáo tự đánh giá, chấm điểm thi đua của Sở, ban, ngành Thành phố
Mẫu số 07 Bảng chấm điểm của Sở, ban, ngành Thành phố chấm điểm xếp hạng cho quận, huyện
Mẫu số 08 Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của Công ty, Tổng Công ty thuộc Thành phố
Mẫu số 09 Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của các Ban Đảng thuộc Thành ủy
Mẫu số 10 Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của các Đảng ủy Khối, Đảng ủy cấp trên cơ sở thuộc Thành ủy
Mẫu số 11 Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
Mẫu số 12 Bảng báo cáo chấm điểm của các Tổ chức Chính trị xã hội và các Hội Nghề nghiệp
Mẫu số 13 Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua và Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Tập thể Lao động xuất sắc (Đơn vị Quyết thắng); Giấy khen đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác
Mẫu số 14 Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Giấy khen đối với cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác
Mẫu số 15 Báo cáo thành tích đề nghị tặng (hoặc truy tặng) Huân chương cho cá nhân có quá trình cống hiến trong các tổ chức, cơ quan và đoàn thể
Mẫu số 16 Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác
Mẫu số 17 Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác
Mẫu số 18 Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Giấy khen (cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất)
Mẫu số 19 Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân)
Mẫu số 20 Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Giấy khen (cho tập thể, cá nhân nước ngoài

 
Mẫu số 01:Văn bản đề nghị khen thưởng thành tích năm 201… (cấp Thành phố)

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
UBND QUẬN A
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:     /UBND
V/v đề nghị khen thưởng thành tích ….
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng …. năm 2014

 
Kính gửi: Ủy ban nhân dân Thành phố.
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số ../2014/QĐ-UBND ngày ../../2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Quận, huyện (sở, ban ngành, Tổng công ty)… ngày…tháng…năm…;
Xét thành tích đạt được của các tập thể và cá nhân thuộc Quận, huyện (sở, ban ngành, Tổng công ty)… trong năm 201…
Để ghi nhận thành tích và kịp thời động viên phong trào thi đua của đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, huyện (hoặc Giám đốc sở, Ban, Ngành, Tổng Giám đốc Tổng Công ty)… Kính đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét khen thưởng thành tích năm 201… cho các tập thể và cá nhân, thuộc Quận, Huyện (hoặc Sở, Ban, Ngành, Tổng Công ty) … như sau:
I. Đề nghị UBND Thành phố công nhận Danh hiệu thi đua năm 201…:
– Tặng Cờ thi đua xuất sắc cho … tập thể.
– Tập thể Lao động xuất sắc cho … tập thể.
– Công nhận Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố cho … cá nhân.
II. Đề nghị UBND Thành phố tặng:
– Bằng khen cho … tập thể và … cá nhân.
– Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh cho ……..
– Cờ Truyền thống cho ………….
………………………
 
Mẫu 02:Văn bản đề nghị khen thưởng thành tích năm 201… (cấp Trung ương)

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:       /VHTT
V/v đề nghị khen thưởng thành tích ….
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …  tháng …. năm 2014

 
Kính gửi: Ủy ban nhân dân Thành phố.
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số ../2014/QĐ-UBND ngày ../../2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Quận, huyện (sở, ban ngành, Tổng công ty) … ngày…tháng…năm…;
Xét thành tích đạt được của các tập thể và cá nhân thuộc Quận, huyện (sở, ban ngành, Tổng công ty) … trong … năm;
Để ghi nhận thành tích và kịp thời động viên phong trào thi đua của đơn vị, Chủ tịch UBND Quận, Huyện (hoặc Giám đốc Sở, Ban, Ngành, Tổng Giám đốc Tổng Công ty)…. Kính đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước khen thưởng:
1. Huân chương Lao động hạng… cho … tập thể và … cá nhân.
2. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho … tập thể và … cá nhân (theo danh sách đính kèm) thuộc Quận, Huyện (hoặc Sở, Ban, Ngành, Tổng Công ty) … đã có thành tích …
(Kèm theo Báo cáo thành tích và Biên bản họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Quận, Huyện (hoặc Sở, Ban, Ngành, Tổng Công ty) …)
 


Nơi nhận:
– Như trên;
– Ban TĐKT TP;
– Lưu: VT, TĐ.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao

Nguyễn Văn B

 
Mẫu số 03:Báo cáo tóm tắt thành tích đề nghị UBND Thành phố khen thưởng cho các tập thể và cá nhân

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:      /BC-[ký hiệu đơn vị trình] Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …  tháng …. năm 201…

 
BÁO CÁO
TÓM TẮT THÀNH TÍCH CỦA CÁC TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG ………..VỀ THÀNH TÍCH ….

STT Tên tập thể / cá nhân, chức vụ đơn vị công tác Tóm tắt thành tích Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đã đạt được (kèm theo số Quyết định khen thưởng)
1 2 3 4
  Tập thể:
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Cá nhân:
Bà Nguyễn Thị B…
Ông Trần Văn A
   

 

  Thủ trưởng đơn vị
Ký tên, đóng dấu.

 
Mẫu số 04: Bảng báo cáo của Ủy ban nhân dân quận – huyện tự đánh giá, chấm điểm thi đua

STT Nội dung Điểm chuẩn tối đa Điểm tự chấm
1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
1.1. Tình hình phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ trên địa bàn so với kế hoạch và so với năm trước.
Đối với quận – huyện có sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, có thêm các tiêu chuẩn:
– Tình hình phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp.
– Giá trị tổng sản lượng hàng hóa nông, lâm, ngư nghiệp so với kế hoạch và so với năm trước.
– Tổng vốn đầu tư mới (so với năm trước) để xây dựng nông thôn mới ở các huyện ngoại thành và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Tổng doanh thu về sản xuất công nghiệp, thương mại – dịch vụ so với kế hoạch và so với năm trước.
1.3. Số doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đầu tư mới (so với năm trước). Trong đó phân tích các loại hình doanh nghiệp: số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, tư vấn xây dựng và kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
1.4. Tổng thu ngân sách Nhà nước và thuế công thương nghiệp trên địa bàn so kế hoạch Thành phố giao và so với năm trước.
– Thu thuế (chú ý chỉ tiêu thu nợ tồn đọng thuế).
– Thu khác
1.5. Tổng chi ngân sách trên địa bàn so với kế hoạch và so với năm trước
– Chi thường xuyên
– Chi đầu tư phát triển
– Chi cho giáo dục, văn hóa – xã hội
110
Nội dung này tính theo mức độ hoàn thành kế hoạch
Nếu vượt kế hoạch điểm tối đa là 110 điểm
2 Kết quả chăm lo, phát triển đời sống văn hóa, xã hội
2.1. Tình hình giáo dục, đào tạo bao gồm: đầu tư phát triển cơ sở vật chất (trường lớp, trang thiết bị dạy và học), số lượng và chất lượng giáo dục, tỉ lệ %; huy động trẻ 06 tuổi vào lớp 1, tỉ lệ %; kết quả phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; xã hội hóa về giáo dục, quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục.
2.2. Tình hình xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, hệ thống tổ chức; kết quả tiêm chủng phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; công tác khám điều trị bệnh, công tác quản lý bệnh xã hội; chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, y đức, thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên y tế; công tác quản lý hành chính Nhà nước về hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả hoạt động của Hội chữ thập đỏ trên địa bàn. Giảm tỷ lệ phát triển dân số một cách vững chắc, nâng cao chất lượng dân số.
2.3. Tình hình phát triển văn hóa cơ sở bao gồm xây dựng cơ sở vật chất, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; công tác quản lý hành chính Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Xây dựng gia đình văn hóa, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng môi trường an toàn. Phong trào rèn luyện sức khỏe về số lượng và chất lượng, kết quả đầu tư cho thể thao đỉnh cao, thực hiện xã hội hóa về thể dục, thể thao.
2.4. Về các mặt công tác xã hội bao gồm: Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xóa nhà tranh tre; giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, giải quyết việc làm gắn với chương trình tái hòa nhập cộng đồng; chăm lo cho đồng bào nghèo, kết quả thực hiện chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá chăm lo các đối tượng xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh cho mọi trẻ em, thực hiện quyền trẻ em, chú ý đối tượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tập trung giải quyết tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ trẻ bị xâm hại, trẻ nghiện ma túy và trẻ phạm pháp ở tuổi vị thành niên, bài trừ tệ nạn ăn xin, hành khất trên địa bàn.
2.5. Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: kết quả thu và giải quyết các chế độ liên quan đến đối tượng bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế cho người nghèo.
2.6. Công tác chăm lo vì sự tiến bộ của phụ nữ.
100  
3 Kết quả công tác quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chấp hành pháp luật
3.1. Về công tác quốc phòng, quân sự địa phương
– Thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nắm vững tình hình trên địa bàn, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
– Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc bao gồm phối hợp với các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ và tập luyện các phương án phòng thủ theo kế hoạch để bảo vệ vững chắc địa bàn được phân công.
– Tổ chức triển khai xây dựng lực lượng đảm bảo đúng, đủ biên chế.
– Tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng, tổ chức hội thao quốc phòng trong năm đạt kết quả cao.
– Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng nề nếp chính quy, từng bước hiện đại xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
– Thực hiện tốt chỉ tiêu giao quân nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự và phong trào hậu phương quân đội.
– Thực hiện tốt công tác hậu cần quân đội, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương và quỹ “Tình thương đồng đội”, Phong trào hậu phương quân đội.
– Quản lý, khai thác tốt vũ khí, trang bị, kỹ thuật, phương tiện vận tải quân sự trong thực hiện phong trào thi đua “Quyết thắng” và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu hàng năm.
3.2. Công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội:
– Công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Công tác giữ gìn trật tự giao thông, trật tự lề đường, kéo giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, phòng chống đua xe trái phép có hiệu quả.
– Công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ vững sự ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
– Công tác phòng cháy, chữa cháy ở các khu dân cư và trong các cơ quan, doanh nghiệp.
– Công tác xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, trong sạch.
-Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3.3. Các hoạt động tư pháp:
– Kết quả công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong nội bộ và trong nhân dân.
– Kết quả tiếp công dân, phối hợp giải quyết đơn thư tranh chấp khiếu nại, tố cáo, giảm các vụ khiếu kiện đông người kéo dài, đình, lãn công trong các doanh nghiệp.
– Kết quả thực hiện công tác thanh tra.
– Hoạt động của Đội thi hành án.
– Hoạt động của Tòa án nhân dân.
– Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
100  
4 Kết quả hoạt động quản lý đô thị và quản lý quy hoạch trên địa bàn quận – huyện
4.1. Kết quả công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch bao gồm: lập quy hoạch đất đai, kế hoạch về tài nguyên và môi trường, lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, quy hoạch công trình giao thông, quy hoạch các công trình công cộng khác, quy hoạch khu vực sản xuất, kinh doanh theo ngành, nghề để giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao sức cạnh tranh.
4.2. Kết quả thực hiện về công tác quản lý địa chính và nhà đất (đã giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng về đất ở, nhà ở, tăng giảm bao nhiêu so với năm trước), kết quả thực hiện công tác hóa giá nhà ở thuộc Nhà nước quản lý.
4.3. Kết quả quản lý về xây dựng: tình hình chấp hành pháp luật trong xây dựng tại các phường, xã (cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, tổng số diện tích xây dựng mới, tăng giảm so với năm trước); hạn chế ngăn ngừa tình hình xây dựng không phép, sai phép, phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan về xây dựng, nhà đất, khắc phục các hiện tượng nhũng nhiễu trong việc quản lý xây dựng nhà (cấp phép xây dựng, kiểm tra xây dựng), tư pháp, thanh tra xây dựng.
4.4. Kết quả quản lý giao thông: phát triển hệ thống giao thông; tình hình chấp hành luật pháp về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, kết quả về giảm tai nạn giao thông trên địa bàn.
4.5. Kết quả công tác quản lý vệ sinh môi trường; công tác khắc phục, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, giải quyết vấn đề rác thải, nước thải và xây dựng, phong trào xanh – sạch – đẹp, kết quả thực hiện chương trình thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
100  
5 Công tác xây dựng chính quyền và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê
5.1. Kết quả sắp xếp, tinh giản bộ máy tổ chức và công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ, công tác xây dựng chính quyền.
5.2. Kết quả thực hiện và hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, thực hiện quản lý điều hành theo tiêu chuẩn chất lượng ISO ứng dụng công nghệ thông tin trong các quy trình công tác tại đơn vị và thực hiện đề án 30 của Chính phủ:
– Phần mềm;
– Các phần mềm quản lý chuyên môn của đơn vị.
5.3. Tình hình và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
5.4. Kết quả quản lý sử dụng ngân sách địa phương, công tác quản lý tài sản công; kết quả thực hiện khoán quỹ lương và biên chế hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức so với năm trước.
5.5. Tình hình thực hiện thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương và yêu cầu của Thành phố.
5.6. Hoạt động thống kê, cập nhật tình hình, số liệu kịp thời theo quy định và theo yêu cầu chỉ đạo của Thành phố và ngành.
5.7. Có kế hoạch, chương trình công tác cụ thể, triển khai đầy đủ, kịp thời những mặt công tác trọng tâm, đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.8. Dự họp đầy đủ và đúng thành phần theo thư triệu tập của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.9. Kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
100  
6 Kết quả hoạt động của các ban Đảng phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy, Huyện ủy
6.1. Hoạt động của Văn phòng Quận, Huyện ủy.
6.2. Hoạt động của Ban Tổ chức Quận, Huyện ủy.
6.3. Hoạt động của Ban Tuyên giáo và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị của Quận, Huyện ủy.
6.4. Hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Quận, Huyện ủy.
6.5. Hoạt động của Ban Dân vận Quận, Huyện ủy.
100  
7 Kết quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và công tác thi đua – khen thưởng
7.1. Đánh giá hoạt động các phong trào của các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo chức năng và nhiệm vụ được giao trong năm (kết quả phát triển đoàn viên, hội viên trong năm tăng giảm so với năm trước, đánh giá phân loại chất lượng các tổ chức đoàn thể của quận – huyện), các phong trào cụ thể xây dựng, phát động trong năm.
7.2. Có kế hoạch phát động và hưởng ứng thi đua thường xuyên theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tích cực tham gia hoạt động cụm, khối thi đua; có sơ tổng kết đánh giá, bình chọn thi đua – khen thưởng; phổ biến gương điển hình kịp thời, tạo được phong trào thi đua liên tục, rộng, mạnh và thực hiện khen thưởng nhanh chóng, chính xác, kịp thời đúng thành tích, đúng đối tượng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
100  
Tổng điểm 710  

 
Mẫu số 05:Bảng tổng hợp nhận xét của quận, huyện đối với các sở, ban, ngành Thành phố

Số TT Tên sở – ban – ngành, đoàn thể Nội dung công tác (xem ghi chú dưới bảng biểu) Tổng hợp
I II III  
1. Sở Công Thương A B A 2A+1B
2. Sở Nông nghiệp và PTNT B A C 1A+1B+1C
3. Cục Thuế Thành phố B B A 2B+1A
4. ……………. (Trên đây chỉ là ví dụ)
5. …………….      
               

Ghi chú: Nội dung công tác:
Nội dung I. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của từng sở, ban ngành Thành phố đối với quận – huyện.
Nội dung II. Sự phối hợp, hỗ trợ của từng sở, ban ngành Thành phố đối với quận – huyện.
Nội dung III. Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBCC cấp quận, huyện thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn đối với từng sở, ngành.
 
Mẫu số 06:Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của Sở, ban, ngành Thành phố

STT Nội dung Điểm chuẩn tối đa Điểm tự chấm
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu, kế hoạch do Thành phố giao hoặc kế hoạch do sở, ban ngành xây dựng và đã đăng ký thi đua tại các cụm, khối thi đua 100  
2. Kết quả công tác quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực phụ trách, công tác chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ các quận, huyện và các sở, ban ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực sở, ban ngành phụ trách. 100  
3. Công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố trong xây dựng các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến lĩnh vực quản lý của sở, ban ngành kịp thời, đảm bảo chất lượng. 100  
4. Công tác nghiên cứu khoa học, đúc kết thực tiễn, xây dựng các chuyên đề, dự án hoặc đề án phục vụ xây dựng các chủ trương, các giải pháp lớn của Thành phố thuộc lĩnh vực sở, ban ngành phụ trách hoặc phục vụ yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. 100  
5. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức sở – ban – ngành và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, hội họp.
5.1. Kết quả sắp xếp, tinh giản bộ máy tổ chức và công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng và quản lý đội ngũ công chức.
5.2. Kết quả thực hiện và hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa liên thông”, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, theo tiêu chuẩn chất lượng ISO trong các quy trình, công tác và liên thông đến các đơn vị có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin của sở, ngành, đơn vị.
5.3. Tình hình và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
5.4. Kết quả quản lý sử dụng ngân sách, công tác quản lý tài sản công; kết quả thực hiện khoán quỹ lương và biên chế hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức so với năm trước, số biên chế cán bộ giảm trong năm so với biên chế cán bộ được giao.
5.5. Tình hình thực hiện thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.6. Hoạt động thống kê, cập nhật tình hình, số liệu kịp thời theo quy định và theo yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và ngành thống kê.
5.7. Có kế hoạch, chương trình công tác cụ thể, triển khai đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo tập trung của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.8. Dự họp đầy đủ và đúng thành phần theo thư triệu tập của Ủy ban nhân dân Thành phố.
100  
6. Kết quả xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng Đảng bộ và các đoàn thể vững mạnh, trong sạch.
– Công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
– Công tác tổ chức kiểm tra.
– Công tác quản lý và phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên (có so sánh với các năm trước).
– Kết quả xây dựng Đảng bộ và các Đoàn thể vững mạnh, trong sạch (tăng, giảm so với năm trước).
100  
Tổng cộng 600  

 
Mẫu số 07:Bảng chấm điểm của Sở, ban, ngành Thành phố chấm điểm xếp hạng cho quận, huyện

STT Tên quận, huyện Điểm
1. Quận 1 Điểm tối đa không quá 100
2 Quận 2 Điểm tối đa không quá 100
3. Quận 3 Điểm tối đa không quá 100
4.  ……………..  

Ghi chú:
Các sở, ban, ngành có hệ thống chuyên môn ở quận, huyện tiến hành thực hiện đánh giá chấm điểm xếp hạng thi đua đối với các phòng, ban chuyên môn thuộc quận, huyện và gửi về Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng).
 
Mẫu số 08:Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của Công ty, Tổng Công ty thuộc Thành phố

STT Nội dung Điểm chuẩn tối đa Điểm tự chấm
1. Tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh
– Đổi mới công tác tổ chức quản lý, sắp xếp lại doanh nghiệp (nếu có).
– Tốc độ tăng trưởng của đơn vị (qua số liệu về giá trị sản xuất, doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu,…) so với kế hoạch và so với năm trước.
– Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ mới (tổng vốn đầu tư so kế hoạch, so năm trước).
110
Nội dung này tính điểm thưởng theo mức độ hoàn thành kế hoạch
Nếu vượt kế hoạch điểm tối đa là 110 điểm
2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh so với kế hoạch và so với năm trước
– Nộp ngân sách, thuế.
– Tổng lợi nhuận.
– Lợi nhuận trên vốn.
110
Nội dung này tính điểm thưởng theo mức độ hoàn thành kế hoạch
Nếu vượt kế hoạch điểm tối đa là 110 điểm
3. Công tác xây dựng đội ngũ, đào tạo CBCNV phục vụ sự nghiệp phát triển của đơn vị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và bảo vệ môi trường. Xây dựng phong trào phát huy sáng kiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp phục vụ, bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi sinh môi trường. 100  
4. Chăm lo cho người lao động: Thu nhập bình quân của người lao động so với năm trước, thực hiện tốt Luật Lao động, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội do Thành phố, địa phương và ngành phát động. 100  
5. Công tác thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê các tiêu chuẩn
5.1. Kết quả công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ.
5.2. Tình hình và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
5.3. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản công, thực hiện quỹ tiền lương và tăng giảm thu nhập cán bộ, công nhân viên so với năm trước.
5.4. Tình hình thực hiện thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở các đơn vị và yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố.
5.5. Hoạt động thống kê, cập nhật tình hình, số liệu kịp thời theo quy định và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
5.6. Có kế hoạch, chương trình công tác cụ thể, triển khai đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo tập trung của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.7. Dự họp đầy đủ và đúng thành phần theo thư triệu tập của Ủy ban nhân dân Thành phố.
100  
6. Kết quả hoạt động của Đảng bộ, Chi bộ cơ sở và các đoàn thể và xây dựng lực lượng chính trị, ở đơn vị và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Thành phố phát động. 100  
7. Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường (đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh có liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm sẽ có thêm tiêu chuẩn này để thực hiện chấm điểm, xếp hạng). 100  
  Tổng điểm 720  

 
Mẫu số 09:Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của các Ban Đảng thuộc Thành ủy

STT Nội dung Điểm chuẩn tối đa Điểm tự chấm
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và các chương trình, kế hoạch được Thành ủy giao (có đánh giá, so sánh với năm trước). 100  
2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác tham mưu cho Thành ủy trong công tác chỉ đạo, điều hành và lĩnh vực công tác trọng tâm có liên quan đến hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. 100  
3. Kết quả thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các Ban Đảng của Quận, Huyện ủy, Đảng ủy cấp trên cơ sở, Đảng ủy Khối trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước và đổi mới phương thức hoạt động để đạt hiệu quả, thiết thực và nhanh chóng đi vào thực tiễn đời sống xã hội. 100  
4. Công tác nghiên cứu khoa học, đúc kết thực tiễn, xây dựng các chuyên đề, dự án hoặc đề án phục vụ xây dựng các chủ trương, các giải pháp lớn của Thành phố thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách hoặc phục vụ yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. 100  
5. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức đơn vị và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, hội họp, gồm các tiêu chuẩn sau:
5.1. Kết quả sắp xếp, tinh giản bộ máy tổ chức và công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng và quản lý đội ngũ công chức.
5.2. Kết quả thực hiện và hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa liên thông”, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, theo tiêu chuẩn chất lượng ISO trong các quy trình công tác và liên thông đến các tập thể có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị.
5.3. Tình hình và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
5.4. Kết quả quản lý sử dụng ngân sách, công tác quản lý tài sản công; kết quả thực hiện khoán quỹ lương và biên chế hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức so với năm trước, số biên chế cán bộ giảm trong năm so với biên chế cán bộ được giao.
5.5. Tình hình thực hiện thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.6. Hoạt động thống kê, cập nhật tình hình, số liệu kịp thời theo quy định và theo yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và ngành thống kê.
5.7. Có kế hoạch, chương trình công tác cụ thể, triển khai đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo tập trung của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.8. Dự họp đầy đủ và đúng thành phần theo thư triệu tập của Ủy ban nhân dân Thành phố.
100  
6. Kết quả xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng Đảng bộ và các đoàn thể vững mạnh, trong sạch
– Công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
– Công tác tổ chức kiểm tra.
– Công tác quản lý và phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên (có so sánh với các năm trước).
– Kết quả xây dựng Đảng bộ và các Đoàn thể vững mạnh, trong sạch (tăng, giảm so với năm trước).
100  
Tổng điểm 600  

 
Mẫu số 10: Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của các Đảng ủy Khối, Đảng ủy cấp trên cơ sở thuộc Thành ủy

Số TT Nội dung Điểm chuẩn tối đa Điểm tự chấm
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong phối hợp với chính quyền cùng cấp để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao (có so sánh với năm trước). 100  
2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác xây dựng Đảng về tổ chức, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho Đảng viên, công nhân, người lao động và tích cực đổi mới phương thức hoạt động, để xây dựng Đảng bộ vững mạnh, trong sạch và các Đoàn thể xuất sắc. 100  
3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển Đảng viên mới, thực hiện phân loại, đánh giá các tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên (tăng, giảm so với năm trước) để xây dựng Đảng bộ ngày càng vững mạnh, trong sạch. 100  
4. Công tác nghiên cứu khoa học, đúc kết thực tiễn, xây dựng các chuyên đề, dự án hoặc đề án phục vụ xây dựng các chủ trương, các giải pháp lớn của Thành phố thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách hoặc phục vụ yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. 100  
5. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức đơn vị và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, hội họp, gồm các tiêu chuẩn sau:
5.1. Kết quả sắp xếp, tinh giản bộ máy tổ chức và công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng và quản lý đội ngũ công chức.
5.2. Kết quả thực hiện và hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình 1 cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, theo tiêu chuẩn chất lượng ISO trong các quy trình công tác và liên thông đến các tập thể có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị.
5.3. Tình hình và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
5.4. Kết quả quản lý sử dụng ngân sách, công tác quản lý tài sản công; kết quả thực hiện khoán quỹ lương và biên chế hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức so với năm trước, số biên chế cán bộ giảm trong năm so với biên chế cán bộ được giao.
5.5. Tình hình thực hiện thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.6. Hoạt động thống kê, cập nhật tình hình, số liệu kịp thời theo quy định và theo yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và ngành thống kê.
5.7. Có kế hoạch, chương trình công tác cụ thể, triển khai đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo tập trung của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.8. Dự họp đầy đủ và đúng thành phần theo thư triệu tập của Ủy ban nhân dân Thành phố.
100  
6. Kết quả xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng Đảng bộ và các đoàn thể vững mạnh, trong sạch
– Công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
– Công tác tổ chức kiểm tra.
– Công tác quản lý và phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên (có so sánh với các năm trước).
– Kết quả xây dựng Đảng bộ và các Đoàn thể vững mạnh, trong sạch (tăng, giảm so với năm trước).
100  
Tổng điểm 600  

 
Mẫu số 11:Bảng báo cáo chấm điểm thi đua của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể

STT Nội dung Điểm chuẩn Điểm tự chấm
1. Đánh giá tình hình thực hiện công tác xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp các đoàn thể, hội viên tham gia vào các hoạt động của các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội và các hội nghề nghiệp, đóng vai trò tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thành phố và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của Thành phố hàng năm. 100  
2. Thực hiện đổi mới phương thức hoạt động của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội nghề nghiệp để hoạt động đúng luật, từng bước phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội nghề nghiệp trên địa bàn. 100  
3. Kết quả phát triển đoàn viên, hội viên mới và kết quả đánh giá, phân loại của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội, các Hội nghề nghiệp cấp trên đối với đơn vị mình trong năm qua. 100  
4. Công tác nghiên cứu khoa học, đúc kết thực tiễn, xây dựng các chuyên đề, dự án hoặc đề án phục vụ xây dựng các chủ trương, các giải pháp lớn của Thành phố thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách hoặc phục vụ yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. 100  
5. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức đơn vị và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, hội họp
5.1. Kết quả sắp xếp, tinh giản bộ máy tổ chức và công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng và quản lý đội ngũ công chức.
5.2. Kết quả thực hiện và hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa liên thông”, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, theo tiêu chuẩn chất lượng ISO trong các quy trình công tác và liên thông đến các tập thể có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị.
5.3. Tình hình và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
5.4. Kết quả quản lý sử dụng ngân sách, công tác quản lý tài sản công; kết quả thực hiện khoán quỹ lương và biên chế hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức so với năm trước, số biên chế cán bộ giảm trong năm so với biên chế cán bộ được giao.
5.5. Tình hình thực hiện thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.6. Hoạt động thống kê, cập nhật tình hình, số liệu kịp thời theo quy định và theo yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và ngành thống kê.
5.7. Có kế hoạch, chương trình công tác cụ thể, triển khai đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo tập trung của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.8. Dự họp đầy đủ và đúng thành phần theo thư triệu tập của Ủy ban nhân dân Thành phố.
100  
6. Kết quả xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng Đảng bộ và các đoàn thể vững mạnh, trong sạch
– Công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
– Công tác tổ chức kiểm tra.
– Công tác quản lý và phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên (có so sánh với các năm trước).
– Kết quả xây dựng Đảng bộ và các Đoàn thể vững mạnh, trong sạch (tăng, giảm so với năm trước).
100  
Tổng điểm 600  

 
Mẫu số 12:Bảng báo cáo chấm điểm của các Tổ chức chính trị – xã hội và các Hội Nghề nghiệp

Số TT Nội dung Điểm chuẩn Điểm tự chấm
1. Đánh giá kết quả về xây dựng các tổ chức chính trị – xã hội trong phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động (so với năm trước) để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thành phố. 100  
2. Kết quả thực hiện đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và các hội nghề nghiệp để tổ chức, xây dựng được các phong trào thi đua của các tổ chức, các hội trong thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng. 100  
3. Kết quả phát triển hội viên mới và đánh giá, phân loại tổ chức, các hội trong năm. 100  
4. Nêu các giải pháp, chương trình, đúc kết các thực tiễn đã thực hiện để nâng cao chất lượng, đưa hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và các Hội nghề nghiệp đi vào nề nếp và đạt hiệu quả thiết thực. 100  
5. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức đơn vị và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, hội họp
5.1. Kết quả sắp xếp, tinh giản bộ máy tổ chức và công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng và quản lý đội ngũ công chức.
5.2. Kết quả thực hiện và hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa liên thông”, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, theo tiêu chuẩn chất lượng ISO trong các quy trình công tác và liên thông đến các tập thể có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị.
5.3. Tình hình và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
5.4. Kết quả quản lý sử dụng ngân sách, công tác quản lý tài sản công; kết quả thực hiện khoán quỹ lương và biên chế hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức so với năm trước, số biên chế cán bộ giảm trong năm so với biên chế cán bộ được giao.
5.5. Tình hình thực hiện thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.6. Hoạt động thống kê, cập nhật tình hình, số liệu kịp thời theo quy định và theo yêu cầu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và ngành thống kê.
5.7. Có kế hoạch, chương trình công tác cụ thể, triển khai đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo tập trung của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.8. Dự họp đầy đủ và đúng thành phần theo thư triệu tập của Ủy ban nhân dân Thành phố.
100  
6. Kết quả xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng Đảng bộ và các đoàn thể vững mạnh trong sạch
– Công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
– Công tác tổ chức kiểm tra.
– Công tác quản lý và phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên (có so sánh với các năm trước).
– Kết quả xây dựng Đảng bộ và các Đoàn thể vững mạnh, trong sạch (tăng, giảm so với năm trước).
100  
Tổng điểm 600  

 
Mẫu số 13: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua và Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Tập thể Lao động xuất sắc (Đơn vị Quyết thắng); Giấy khen đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác. (Theo quy định tại mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm …..

 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ KHEN …….2
(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể)
Tên tập thể đề nghị
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm, tình hình:
– Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử;
– Quá trình thành lập và phát triển;
– Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể3
2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao.
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước4.
2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác.
3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5.
4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể6.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7
1. Danh hiệu thi đua:

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     
     
     

2. Hình thức khen thưởng:

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     
     

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

_______________
1 Báo cáo thành tích 25 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, 10 năm đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công; 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh và Giấy khen; 02 năm đối với Tập thể lao động xuất sắc và Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh.
2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.
3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng …).
4 Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ:
– Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
– Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…
– Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, …).
5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện …
6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể.
7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
 
Mẫu số 14: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Giấy khen đối với cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác. (Theo quy định tại mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm …..

 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG …….2
(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân)
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
– Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):
– Sinh ngày, tháng, năm:                                    Giới tính:
– Quê quán3:
– Trú quán:
– Đơn vị công tác:
– Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):
– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
– Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:
2. Thành tích đạt được của cá nhân4:
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5
1. Danh hiệu thi đua:

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     
     

2. Hình thức khen thưởng:

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     
     
     

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu)
NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)
 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)

_______________
1 Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, 05 đối với Huân chương Lao động; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; 02 năm đối với Bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh; 01 năm đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở và Giấy khen.
2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.
3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
4 Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện …).
– Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
– Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…
– Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, …).
– Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao.
– Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương …
5 Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
– Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v…
– Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”:
+ Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, ký quyết định của 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” và 06 lần đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” trước thời điểm đề nghị;
+ Ghi rõ nội dung các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích trong quản lý, công tác hoặc đề tài nghiên cứu (tham gia là thành viên hoặc chủ nhiệm đề tài khoa học), có ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh (ghi rõ văn bản, ngày, tháng, năm) hoặc phải có giấy chứng nhận của Hội đồng kèm theo hồ sơ.
– Đối với báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận.
 
Mẫu số 15: Báo cáo thành tích đề nghị tặng (hoặc truy tặng) Huân chương cho cá nhân có quá trình cống hiến trong các tổ chức, cơ quan và đoàn thể. (Theo quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm …..
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) HUÂN CHƯƠNG ……..
1
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
– Họ và tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):
Bí danh2:                                  Nam, nữ:
– Ngày, tháng, năm sinh:
– Quê quán3:
– Nơi thường trú:
– Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu, từ trần):
– Chức vụ đề nghị khen thưởng (Ghi chức vụ cao nhất đã đảm nhận):
– Ngày, tháng, năm tham gia công tác:
– Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia các đoàn thể):
– Năm nghỉ hưu (hoặc từ trần):
II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng và đánh giá tóm tắt thành tích quá trình công tác4.

Từ, tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ (đảng, chính quyền, đoàn thể) Đơn vị công tác Số năm, tháng giữ chức vụ
       
       
       

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5
1. Danh hiệu thi đua:

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     

2. Hình thức khen thưởng:

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     

IV. KỶ LUẬT6
 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CÁN BỘ XÁC NHẬN7
(Ký, đóng dấu)
NGƯỜI BÁO CÁO8
(Ký, ghi rõ họ và tên)
 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)

_______________
1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.
2 Trường hợp có nhiều bí danh thì chỉ ghi bí danh thường dùng.
3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương) theo địa danh mới.
4 Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng. Đối với trường hợp đã nghỉ hưu (hoặc từ trần) chưa được khen thưởng thì báo cáo quá trình công tác đến khi nghỉ hưu (hoặc từ trần).
5 Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen trở lên) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
6 Ghi rõ hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên từ khi công tác đến khi đề nghị khen thưởng (nếu có).
7 Đối với cán bộ đã nghỉ hưu, trước khi xác nhận cần xem xét việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại nơi cư trú.
Đối với cán bộ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý do Ban tổ chức tỉnh ủy hoặc thành ủy xác nhận.
8 Đối với cán bộ đã từ trần: Đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu (hoặc từ trần) thì cơ quan quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu hoặc từ trần có trách nhiệm báo cáo, kê khai quá trình công tác (ghi rõ họ, tên, chức vụ người tóm tắt quá trình công tác).
 
Mẫu số 16: Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác. (Theo quy định tại mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm …..

 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG…….2

Tên tập thể đề nghị
(Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm, tình hình:
– Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử;
– Quá trình thành lập và phát triển;
– Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức đảng, đoàn thể); những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ3.
2. Chức năng nhiệm vụ được giao: Chức năng, nhiệm vụ được giao.
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Nêu rõ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo (về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoặc lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ….)4.
2. Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích xuất sắc trong lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu5.
3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước6.
4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể7:
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG8
1. Danh hiệu thi đua:

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     

2. Hình thức khen thưởng:

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

_______________
1 Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị (trừ báo cáo thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất hoặc thành tích đặc biệt khác).
2 Ghi danh hiệu đề nghị (Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).
3 Đối với Đơn vị sản xuất kinh doanh nêu rõ tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng …).
4 Nêu rõ nội dung thành tích đạt được theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 (đối với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân); Khoản 2, Điều 44 (đối với Anh hùng Lao động) của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ). Thống kê việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm gần đây (có so sánh với các năm trước); ví dụ:
– Các tiêu chí cơ bản đối với trường học: Tổng số học sinh, chất lượng và kết quả học tập; có bảng thống kê so sánh về hạnh kiểm, số học sinh giỏi cấp quận (huyện, thị xã), tỉnh (Thành phố), quốc gia; số giáo viên giỏi cấp quận (huyện, thị xã), tỉnh (Thành phố), quốc gia; số đề tài, sáng kiến cải tiến công tác giảng dạy …
– Đối với bệnh viện: Có bảng thống kê so sánh về tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám miễn phí; chất lượng khám, chữa bệnh; số đề tài nghiên cứu khoa học, số sáng kiến áp dụng khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh ….
– Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh: Có bảng thống kê để so sánh về tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân, số sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế; phúc lợi xã hội; việc thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
5  Nêu các biện pháp để đạt thành tích dẫn đầu trong đổi mới công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học … mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ngành, địa phương được nhân dân và cấp có thẩm quyền công nhận.
6 Việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên chức; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phòng chống cháy, nổ; các hoạt động xã hội, từ thiện …
7 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể.
8 Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen, danh hiệu thi đua) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
 
Mẫu số 17: Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác. (Theo quy định tại mẫu số 05 Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm …..

 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG (TRUY TẶNG) DANH HIỆU ANH HÙNG…….2

Họ tên, chức vụ và đơn vị công tác của cá nhân đề nghị khen thưởng
(Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
1. Sơ lược lý lịch:
– Ngày, tháng, năm sinh:                          Giới tính:
– Quê quán3:
– Nơi thường trú:
– Chức vụ, đơn vị công tác (hoặc trước khi hy sinh, từ trần):
– Ngày, tháng, năm tham gia công tác:
– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
– Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia đoàn thể):
– Ngày, tháng, năm hy sinh (hoặc từ trần):
2. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo, công tác (chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội …)4.
2. Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích xuất sắc trong lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu5.
3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước6.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG8
1. Danh hiệu thi đua:

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     

2. Hình thức khen thưởng:

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI BÁO CÁO8
(Ký, ghi rõ họ và tên)
 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)

_______________
1 Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị (trừ trường hợp đặc biệt, đột xuất).
2 Ghi rõ danh hiệu đề nghị Nhà nước phong tặng (Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).
3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (Thành phố thuộc Trung ương) theo địa danh mới.
4 Nêu rõ nội dung thành tích đạt được theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 hoặc Khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
Đối với lãnh đạo đơn vị cần nêu tóm tắt thành tích của đơn vị; lập bảng thống kê các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm gần đây (có so sánh với các năm trước nhằm làm rõ vai trò của cá nhân đối với tập thể), vai trò cá nhân trong việc tham gia xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể (kết quả hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể); nếu là đơn vị sản xuất, kinh doanh nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
5 Nêu các biện pháp để đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong đổi mới công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến, các giải pháp, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu …) có ý nghĩa chính trị, xã hội đối với Bộ, ngành, địa phương, được quần chúng nêu gương học tập và cấp có thẩm quyền công nhận.
6 Gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định nơi cư trú, phẩm chất đạo đức, tác phong, xây dựng gia đình văn hóa; tham gia các phong trào thi đua; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hoạt động xã hội, từ thiện …
7 Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen, danh hiệu thi đua) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
8 Đối với cá nhân đã hy sinh (từ trần): Ghi rõ họ, tên, chức vụ người viết báo cáo.
 
Mẫu số 18: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Giấy khen (cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất). (Theo quy định tại mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm …..

 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) ………
1
(Về thành tích xuất sắc đột xuất trong ………)
Tên đơn vị hoặc cá nhân, chức vụ và đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
– Đối với đơn vị ghi sơ lược năm thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác …
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Báo cáo nêu ngắn, gọn nội dung thành tích xuất sắc đột xuất đã đạt được (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; phòng, chống tội phạm; phòng, chống bão lụt; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân …).
 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN2
(Ký, đóng dấu)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ3
(Ký tên, đóng dấu)

_______________
1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.
2 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.
3 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.
 
Mẫu số 19: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân). (Theo quy định tại mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  Tỉnh (Thành phố), ngày …. tháng … năm …..

 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG ………
1
Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
I. THÔNG TIN CHUNG
– Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức; chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác …
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, hiệu quả … đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua hoặc chuyên đề thi đua; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh nghiệm rút ra trong đợt thi đua …. 2.
 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN3
(Ký, đóng dấu)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ4
(Ký, đóng dấu)

_______________
1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. Chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành, địa phương; trường hợp xuất sắc, tiêu biểu mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp đặc biệt xuất sắc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương.
2 Nếu là tập thể hoặc thủ trưởng đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
3 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.
4 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.
 
Mẫu số 20: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Giấy khen (cho tập thể, cá nhân nước ngoài. (Theo quy định tại mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  Tỉnh (Thành phố), ngày …. tháng … năm …..

 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) ………
1
Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
– Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức; chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Đối với cá nhân ghi rõ họ và tên, năm sinh, giới tính, đơn vị, chức vụ, trình độ chuyên môn …
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
– Báo cáo nêu rõ kết quả đã đạt được trong sản xuất, công tác; những đóng góp của tập thể (cá nhân) đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Bộ, ngành, địa phương hoặc đối với đất nước Việt Nam.
– Việc chấp hành chính sách, pháp luật Việt Nam (nghĩa vụ nộp ngân sách, bảo đảm quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, tôn trọng phong tục tập quán …) và các hoạt động từ thiện, nhân đạo …2.
– Những đóng góp trong việc xây dựng, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Việt Nam3.
III. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TẶNG THƯỞNG
1. Danh hiệu thi đua:

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     

2. Hình thức khen thưởng:

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
     
     
     

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)

 

Thông tư 43/2016/TT-BYT ngày 15.12.2016 qui định thời gian tập sự

BỘ Y TẾ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————
Số: 43/2016/TT-BYT Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016

 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THỜI GIAN TẬP SỰ THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH Y TẾ
Căn cứ Luật Viên chức s 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định s 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 củChính phủ quy đnh v tuyn dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định s 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Trên cơ sở ý kiến ca Bộ Nội vụ tại Công văn s 5754/BNV-CCVC ngày 0tháng 12 năm 2016 về việc ban hành Thông tư ca Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Y tế,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tưng áp dụng
1. Thông tư này quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, bao gồm các chức danh: bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng, y sĩ, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng, dân số (gọi chung là viên chức chuyên ngành y tế).
2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành y tế làm việc trong các cơ sở y tế công lập.
Điều 2. Thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế
1. Người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp y sĩ (hạng IV), điều dưỡng (hạng IV), dược (hạng IV), hộ sinh (hạng IV), kỹ thuật y (hạng IV), dinh dưỡng (hạng IV), dân số viên (hạng IV) phải thực hiện thời gian tập sự 06 (sáu) tháng.
2. Người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), bác sĩ y học dự phòng (hạng III) phải thực hiện thời gian tập sự 09 (chín) tháng.
3. Người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (hạng III), dược sĩ (hạng III), điều dưỡng (hạng III), hộ sinh (hạng III), kỹ thuật y (hạng III), dinh dưỡng (hạng III), dân số viên (hạng III) phải thực hiện thời gian tập sự 12 (mười hai) tháng.
Điều 3. Thi gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chc chuyên ngành y tế đối với một số trưng hợp có thời gian nghỉ trong quá trình tập sự
1. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm từ 03 ngày trở lên; thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự. Thời gian tiếp tục tập sự được thực hiện ngay sau khi người trúng tuyển đã hết thời gian nghỉ theo quy định tại Khoản này.
2. Người đứng đầu cơ sở y tế quyết định thời điểm tiếp tục thực hiện tập sự đối với những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này chưa đảm bảo đủ thời gian tập sự.
Điều 4. Các trường hp được miễn thực hiện chế độ tập sự
Người trúng tuyển được miễn thực hiện chế độ tập sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã có thời gian làm chuyên môn y tế trong các cơ sở y tế phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng từ đủ 12 tháng trở lên.
2. Đã được cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng và đã có thời gian thực hành từ 12 tháng trở lên để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2017.
Điều 6. Trách nhim thi hành
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Người đứng đầu cơ sở y tế công lập và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Nếu có vướng mắc cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Y tế để tổng hợp, xem xét giải quyết.
 

 
Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐT CP);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Sở Y tế, Sở Nội vụ các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ Y tế;
– Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, TCCB, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

 
 

Qui chế Tổ chức – hoạt động Tạp chí Thời Sự Y học thuộc Hội Y học Tp. Hồ Chí Minh

HỘI Y HỌC TP.HỒ CHÍ MINH                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                                                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Số:          /2017/QĐ-HYH
                                                                                                 TP. Hồ Chí Minh, ngày  11  tháng  01  năm 2017

                                                                                                       QUYẾT ĐỊNH
                                                                Ban hành quy chế tổ chức hoạt động tạp chí Thời Sự Y Học
                                                                                            Hội Y học TP. Hồ Chí Minh

                                                                                  CHỦ TỊCH HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
– Căn cứ luật báo chí ngày 28.12.1989 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Báo chí ngày 12.06.1999;
– Căn cứ nghị định số 51/2002/ NĐ-CP ngày 26.04.2002 của Chính Phủ qui định chi tiết về thi hành luật báo chí, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật báo chí;
– Căn cứ luật xuất bản ngày 20.11.2012;
– Căn cứ giấy phép xuất bản số 45/GP-SD-BS-GPHĐBC ngày 26.10.2005 của Bộ Văn hóa Thông tin;
– Căn cứ Quyết định số 25/QĐ-UB ngày 01 tháng 02 năm 1979 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM về việc cho phép thành lập Hội Y học TP.HCM và Quyết định số 6005/QĐ- UBND ngày 09/12/2014 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM về phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) tổ chức hoạt động Hội Y học TP. HCM;
– Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Y học TP.HCM lần thứ VIII, về việc công nhận Ban chấp hành Hội Y học Khóa VII;
– Căn cứ nghị quyết họp Ban chấp hành khóa VIII lần thứ 6 ngày 10.01.2017;
– Xét đề nghị của Ban thường trực, Chánh Văn phòng và Tổng biên tập tạp chí Thời Sự Y Học thuộc Hội Y học TP.HCM,

                                                                                          QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy chế tổ chức và hoạt động của tạp chí Thời Sự Y Học thuộc Hội Y học TP. Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng biên tập tạp chí Thời Sự Y Học, Chánh Văn phòng Hội Y học, trưởng các ban chuyên môn thuộc Hội, chủ tịch các hội thành viên, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, cán bộ viên chức, hội viên Hội Y học TP.HCM chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
                                                                                                         TM. BCH Hội Y Học TP.HCM
                                                                                                                           Chủ tịch

Nơi nhận:
– Như điều 3 QĐ (để thực hiện)
– Ban tuyên giáo Thành ủy (để báo cáo)
– Sở thông tin truyền thông (để báo cáo)
– Lưu       
           
                                                                                                                        BS. Trương Thị Xuân Liễu

             HỘI Y HỌC TP.HỒ CHÍ MINH                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                    TP. Hồ Chí Minh, ngày      tháng    năm 2017

                                                                                                QUY CHẾ
                                         Tổ chức và hoạt động tạp chí Thời Sự Y Học – Hội Y học TP. Hồ Chí Minh
                                   (Ban hành kèm theo quyết định số     /2017/QĐ-HYH ngày      tháng    năm 2017
                                                                          của Hội Y học TP. Hồ Chí Minh)

CHƯƠNG I ; QUI ĐỊNH CHUNG :
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.    Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của tạp chí Thời Sự Y Học, thuộc Hội Y học TP. Hồ Chí Minh (sau đây gọi là tạp chí Thời Sự Y Học) bao gồm các quy định về tổ chức bộ máy, phản biện, tác giả, đăng bài, xét duyệt, lưu trữ, sử dụng bài báo, kinh phí hoạt động, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động của tạp chí.
2.    Quy chế này áp dụng đối với Ban biên tập, Hội đồng biên tập, Ban thư ký tòa soạn, các người phản biện, các cộng tác viên và các tác giả có bài báo gửi đăng trên tạp chí Thời Sự Y Học.
Điều 2. Mục đích, đối tượng phục vụ
1.    Tạp chí Thời Sự Y Học góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, hội viên, những người làm công tác khoa học; góp phần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, học thuật đáp ứng mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội của Hội Y học.
2.    Đối tượng phục vụ là những người làm công tác khoa học, cán bộ, hội viên và bạn đọc có quan tâm.
Điều 3. Tên gọi, trụ sở, định kỳ xuất bản và phát hành
1.    Tên gọi, trụ sở:
Tên tiếng Việt: tạp chí Thời Sự Y Học thành phố Hồ Chí Minh.
Tên tiếng Anh: Journal of Ho Chi Minh City Medical Association (JHMA)
2.    Trụ sở tòa soạn: Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh
Số 59B, Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.39309634
Email: thoisuyhoc@gmail.com
Website: www.hoiyhoctphcm.org.vn
3.    Thể thức xuất bản:
Ngôn ngữ thể hiện: tiếng Việt
Kỳ hạn xuất bản: 1 năm/4 kỳ tiếng Việt
Khuôn khổ: 20cm x 27cm
Số trang: 50-100 trang
Số lượng: 500-1000 bản/kỳ
Nơi in: thành phố Hồ Chí Minh
4.    Nộp lưu chiểu và phát hành
a. Nộp lưu chiểu tại Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông, Thư viện Quốc Gia Việt Nam.
b. Phạm vi phát hành trong cả nước.
c. Đăng tiêu đề, tóm tắt bài báo và toàn văn các bài báo (sau một tháng phát hành bản in) trên trang web của Hội Y học TP.HCM.
Điều 4. Nội dung xuất bản
1.    Tạp chí Thời Sự Y Học đăng tải các bài báo khoa học, y học thực hành; công bố các công trình nghiên cứu khoa học; thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học; trao đổi các nội dung mang tính học thuật, quan điểm khoa học, phương pháp tiếp cận các vấn đề khoa học mới; giới thiệu thông tin y học, các hoạt động khoa học trong nước và ngoài nước trong các lĩnh vực mang tính định kỳ theo kế hoạch được Chủ tịch Hội Y học phê duyệt.
2.    Tạp chí Thời Sự Y Học đăng các giới thiệu, quảng cáo theo quy định, phù hợp với giấy phép xuất bản và theo sự phê duyệt của Tổng biên tập.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động
Tạp chí Thời Sự Y Học hoạt động theo quy định của luật báo chí, luật xuất bản, các quy định của Hội Y học TP.HCM và các quy định của tạp chí Thời Sự Y Học. Các thành viên của Ban biên tập, Hội đồng biên tập, Ban thư ký, các người phản biện, các cộng tác viên và các tác giả có bài báo gửi đăng trong tạp chí Thời Sự Y Học có trách nhiệm thực hiện các quy định trên theo sự phân công, giao nhiệm vụ của Tổng biên tập.
Chương II TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 6. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của tạp chí Thời Sự Y Học, Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh gồm:
1.    Tổng biên tập;
2.    Phó tổng biên tập;
3.    Hội đồng biên tập;
4.    Ban thư ký tòa soạn;
5.    Cộng tác viên.
Điều 7. Tổng biên tập
1.    Tổng biên tập chịu trách nhiệm thực hiện việc lãnh đạo, điều hành và quản lý tạp chí Thời Sự Y Học về mọi mặt, đảm bảo thực hiện tôn chỉ, mục đích của tạp chí; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội Y học và pháp luật về hoạt động của tạp chí Thời Sự Y Học.
2.    Chịu trách nhiệm xuất bản các ấn phẩm của tạp chí Thời Sự Y Học theo quy định của luật báo chí, luật xuất bản và chỉ đạo của Chủ tịch Hội Y học.
3.    Tổng biên tập là người duyệt cuối cùng các ấn phẩm tạp chí Thời Sự Y Học trước khi in và quyết định nộp lưu chiểu, phát hành.
4.    Trình Chủ tịch Hội Y học phê duyệt kế hoạch xuất bản tạp chí Thời Sự Y Học theo định kỳ.
5.    Là người ký kết, nghiệm thu các hợp đồng in ấn và phát hành tạp chí Thời Sự Y Học theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội Y học.
Điều 8. Phó tổng biên tập
1.    Giúp Tổng biên tập lãnh đạo, điều hành và quản lý tạp chí Thời Sự Y Học; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và Tổng biên tập về các hoạt động của tạp chí Thời Sự Y Học.
2.    Giúp Tổng biên tập trong việc quản lý xuất bản tạp chí Thời Sự Y Học và xét duyệt các ấn phẩm tạp chí Thời Sự Y Học theo sự phân công của Tổng biên tập.
3.    Giúp Tổng biên tập thực hiện kế hoạch xuất bản tạp chí Thời Sự Y Học theo kế hoạch và theo phê duyệt của Chủ tịch Hội Y học.
Điều 9. Hội đồng biên tập
Hội đồng biên tập có trách nhiệm biên tập về mặt chuyên môn, học thuật, nội dung cũng như hình thức xuất bản của tạp chí Thời Sự Y Học:
1.    Đề xuất kế hoạch xuất bản, đề xuất nội dung và hình thức của tạp chí Thời Sự Y Học.
2.    Đề xuất người phản biện; theo dõi quá trình sửa chữa của tác giả; biên tập các bài gửi đăng theo đúng tôn chỉ mục đích, thể lệ của tạp chí Thời Sự Y Học và chịu trách nhiệm về nội dung biên tập trước khi Tổng biên tập duyệt đăng.
3.    Đề xuất phân loại và xếp hạng bài báo khoa học; xem xét và có ý kiến về nội dung và hình thức bài báo.
4.    Biên tập, rà soát các lỗi về nội dung, hình thức trước khi Tổng biên tập duyệt xuất bản và phát hành.
Điều 10. Ban thư ký tòa soạn
Thực hiện công tác nghiệp vụ hành chính, tài vụ và trị sự của tòa soạn theo quy định của tạp chí Thời Sự Y Học và sự phân công của Tổng biên tập:
1.    Thực hiện các chức năng về nghiệp vụ hành chính tổng hợp của tòa soạn.
2.    Mời viết bài báo; tiếp nhận bài báo; yêu cầu phản biện; xét duyệt bài báo và phản hồi kết quả theo đúng quy trình xét duyệt đăng bài của tạp chí Thời Sự Y Học.
3.    Rà soát các lỗi kỹ thuật dàn trang, lỗi trình bày, lỗi chính tả.
4.    Trình duyệt ma-két (maquette), theo dõi quá trình in ấn tạp chí Thời Sự Y Học.
5.    Lưu trữ tư liệu, bài báo và quản lý trang web của tạp chí Thời Sự Y Học.
6.    Thanh toán thù lao cho tác giả, người phản biện, biên tập viên, cộng tác viên và các loại thù lao khác theo quy định.
7.    Thực hiện việc phát hành, nộp lưu chiểu và gửi báo biếu theo quy định của tạp chí Thời Sự Y Học.
Điều 11. Cộng tác viên
 Giúp Hội đồng biên tập và Ban thư ký tòa soạn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định:
1.    Hỗ trợ việc mời viết bài báo, đặt hàng viết bài báo, mời phản biện bài báo.
2.    Hỗ trợ việc rà soát về mặt hình thức, kỹ thuật, các lỗi chính tả, in ấn.
3.    Hỗ trợ việc tổ chức hội thảo, sự kiện của tạp chí Thời Sự Y Học.
4.    Cộng tác viên do Tổng biên tập đề nghị, phân công và Chủ tịch Hội Y học phê duyệt.
5.    Chế độ cộng tác viên theo quy định của Chủ tịch Hội Y học.
 
Chương III PHẢN BIỆN, TÁC GIẢ
Điều 12. Người phản biện
1.    Người phản biện cho tạp chí Thời Sự Y Học là các nhà khoa học có uy tín ở hội chuyên khoa, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học công nghệ, cơ quan quản lý, doanh nghiệp hoặc các nhà nghiên cứu độc lập trong và ngoài nước có chuyên môn phù hợp với bài báo khoa học được mời phản biện.
2.    Danh sách người phản biện được Hội đồng biên tập đề xuất, các nhà khoa học giới thiệu và được Tổng biên tập ký duyệt.
3.    Người phản biện được mời phản biện bài báo theo đường bưu điện, qua email, hoặc phản biện trực tiếp tại tòa soạn theo yêu cầu của tạp chí Thời Sự Y Học.
4.    Người phản biện có nhiệm vụ nhận xét, thẩm định nội dung khoa học và hình thức của bài báo một cách khách quan, trung thực và hoàn thành công việc (theo mẫu) đúng thời hạn quy định.
5.    Người phản biện được hưởng thù lao phản biện theo quy định của Chủ tịch hội Y học.
Điều 13. Tác giả bài báo
1.    Tác giả bài báo là cá nhân hay tập thể các cá nhân đứng tên người viết bài báo gửi bài báo khoa học đến tòa soạn tạp chí Thời Sự Y Học theo đúng thể lệ gửi bài của tạp chí Thời Sự Y Học qua đường bưu điện, email hoặc trực tiếp tại tòa soạn.
2.    Tác giả bài báo chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật về nội dung, sử dụng tài liệu, dữ liệu, hình ảnh, bản quyền bài báo của mình.
3.    Tác giả tuân thủ quy định về thể lệ đăng bài trên tạp chí Thời Sự Y Học; chỉnh sửa bài viết, làm rõ nội dung theo ý kiến người phản biện (nếu có) và theo yêu cầu của Ban biên tập.
4.    Tác giả không gửi đến tòa soạn bài báo đã được đăng ở các tạp chí, kỷ yếu khoa học, các báo khác; không gửi bài báo đến tạp chí, báo khác cho đến khi có quyết định xét duyệt cuối cùng của Hội đồng biên tập tạp chí Thời Sự Y Học.
5.    Tác giả có bài viết đăng trong tạp chí Thời Sự Y Học được trả thù lao theo quy định, được tạp chí Thời Sự Y Học gửi báo biếu.
6.    Tác giả có bài báo nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Thời Sự Y Học được công nhận là công bố công trình nghiên cứu khoa học trong việc bảo vệ luận án tiến sĩ.

 
Chương IV QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG BÀI, XÉT DUYỆT, LƯU TRỮ VÀ SỬ DỤNG BÀI BÁO
Điều 14. Điều kiện bài báo được đăng trên tạp chí Thời Sự Y Học
1.    Các bài gửi đăng phải có nội dung khoa học theo đúng tôn chỉ, mục đích của tạp chí Thời Sự Y Học và chưa được công bố trên bất kỳ tạp chí nào hoặc các dạng xuất bản phẩm khác (ở điều 2).
2.    Bài báo chưa được công bố trên các tạp chí và các ấn phẩm in hoặc điện tử khác.
3.    Bài báo đã thông qua phản biện; đã chỉnh sửa theo ý kiến (nếu có) của người phản biện, của Ban biên tập và Ban thư ký.
4.    Bài báo đã được biên tập và được Tổng biên tập duyệt cho đăng.
5.    Trong trường hợp đặc biệt, Tổng biên tập sẽ quyết định cho phép đăng.
6.    Đối với các bài báo không thông qua phản biện bao gồm: bài báo đặt hàng cho các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia trong các lĩnh vực theo yêu cầu của Tổng biên tập; các bài báo mang tính trao đổi học thuật, giới thiệu thông tin khoa học, các hoạt động khoa học trong nước và ngoài nước. Các bài báo này được biên tập lại (nếu có) bởi các biên tập viên được phân công, được xác nhận lại của tác giả và được Tổng biên tập duyệt cho đăng.
 
Điều 15. Quy trình xét duyệt bài báo khoa học
1.    Nhận bài viết từ tác giả:
Ban thư ký tòa soạn nhận bài viết từ tác giả và ghi vào sổ nhận bài; tập hợp, chuyển bài báo cho thường trực Ban biên tập.
2.    Sơ duyệt:
Thường trực Ban biên tập sơ duyệt các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài báo. Những bài viết không đúng quy cách của một bài báo khoa học hoặc có nội dung không phù hợp sẽ bị từ chối, thông báo đến tác giả thông qua Ban thư ký tòa soạn.
Những bài đủ điều kiện, được Thường trực Ban biên tập phân loại ghi mã số bài báo chuyển đến Tổng biên tập (theo mẫu).
3.    Phân công và gửi phản biện:
Tổng biên tập phân công người phản biện (đối với các bài báo phải thông qua phản biện) trên cơ sở danh sách người phản biện do Hội đồng biên tập, các nhà khoa học giới thiệu;
Ban thư ký tòa soạn gửi bài báo đến người phản biện (theo mẫu).
4.    Phản biện:
Người phản biện thực hiện việc nhận xét, thẩm định các nội dung của bài báo theo yêu cầu của tạp chí Thời Sự Y Học (theo mẫu) và theo đúng thời gian quy định.
Phiếu nhận xét phản biện phải ghi ngày tháng, ký tên và gửi cho Ban thư ký qua bưu điện, email hoặc trực tiếp tại tòa soạn.
5.    Kết quả phản biện:
Ban thư ký tập hợp, trình Tổng biên tập về kết quả phản biện (theo mẫu).
Trên cơ sở ý kiến của Tổng biên tập, Ban thư ký:
+ Gửi bài báo cho tác giả chỉnh sửa theo ý kiến người phản biện.
+ Trường hợp ý kiến của người phản biện 1 không rõ ràng hoặc có ý kiến khác từ Thường trực Hội đồng biên tập thì bài báo được gửi cho người phản biện 2 nếu được tổng biên tập cho phép.
6.    Biên tập bài báo:
Các bài báo không phải chỉnh sửa, các bài báo đã được tác giả chỉnh sửa theo ý kiến của người phản biện (đối với các bài báo phải thông qua phản biện); các bài báo không phải thông qua phản biện được quy định tại khoản 6, điều 14 của Quy chế hoạt động tạp chí Thời Sự Y Học đều được biên tập theo đúng yêu cầu của tạp chí Thời Sự Y Học.
Tổng biên tập phân công biên tập viên để biên tập các bài báo.
Ban thư ký chuyển bài báo đến từng biên tập viên theo sự phân công của Tổng biên tập.
Các biên tập viên thực hiện việc biên tập theo yêu cầu về nội dung và hình thức của bài báo. 
7.    Xét duyệt, xếp hạng và duyệt đăng bài báo:
Hội đồng biên tập (hoặc thường trực) rà soát, phân loại, xét duyệt các bài báo đã được biên tập trước khi trình Tổng biên tập duyệt đăng.
Hội đồng biên tập (hoặc Thường trực) đề xuất xếp hạng bài báo.
Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng biên tập, Tổng biên tập duyệt đăng bài báo.
Các bài báo được Tổng biên tập duyệt đăng (theo mẫu) sẽ được Ban thư ký gửi cho tác giả hiệu đính trước khi gửi in ấn.
8.    Biên tập, rà soát bản thảo, duyệt in:
Biên tập viên được phân công biên tập bản thảo tạp chí Thời Sự Y Học (bao gồm các bài báo, thiết kế bìa, hình ảnh, quảng cáo, thông tin đã được duyệt).
Ban thư ký rà soát lỗi trước khi gửi bản thảo tạp chí Thời Sự Y Học đến cơ sở in ấn.
Sau khi cơ sở in ấn hoàn thành chế bản, Ban thư ký đọc, rà soát chế bản trước khi trình Tổng biên tập duyệt cho in (theo mẫu).
9.    In ấn, nộp lưu chiểu, phát hành, đưa tạp chí Thời Sự Y Học lên trang web:
Cơ sở in ấn thực hiện việc in ấn đúng bản thảo và số lượng in ấn theo hợp đồng.
Ban thư ký tiến hành nộp lưu chiểu theo quy định.
Ban thư ký phát hành tạp chí đến đúng địa chỉ và số lượng đã được Tổng biên tập phê duyệt.
Ban thư ký thực hiện chế độ lưu trữ.
Ban thư ký đưa tạp chí Thời Sự Y Học lên trang web của Hội Y học theo quy định. Thời gian tối đa là 2 tháng.
Điều 16. Lưu trữ và sử dụng
1.    Tạp chí Thời Sự Y Học thực hiện chế độ lưu trữ dưới 2 hình thức: dạng bản in và dạng bản điện tử. Số lượng bản in được lưu trữ là 10 bản/1 số tạp chí Thời Sự Y Học, bản điện tử được lưu dưới dạng word và pdf.
2.    Tạp chí Thời Sự Y Học được lưu kho, bảo quản và bảo đảm an toàn theo chế độ lưu trữ và bảo quản theo qui chế văn thư lưu trữ của Hội Y học TP. Hồ Chí Minh.
3.    Thời gian lưu trữ tạp chí dạng bản in và dạng bản điện tử là vĩnh viễn. Thời gian lưu trữ các tài liệu, hồ sơ của tạp chí theo quy chế văn thư lưu trữ của Hội Y học.
4.    Các số của tạp chí Thời Sự Y Học (dạng bản in) đều gửi tại Thư viện Hội. Các cá nhân trong và ngoài Hội được phép sử dụng tại chỗ và mượn tạp chí Thời Sự Y Học theo các quy định của Hội Y học.
5.    Toàn văn bài báo trên các số tạp chí Thời Sự Y Học được đăng tải trên trang web của Hội Y học sau một tháng kể từ ngày phát hành bản in. Việc sử dụng các bài báo phải tuân thủ luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
 
Chương V: KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 17. Nguồn kinh phí hoạt động
1.    Kinh phí thu được từ nguồn phát hành tạp chí Thời Sự Y Học.
2.    Tiền quảng cáo, hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài nước.
3.    Các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 18. Các khoản chi của tạp chí Thời Sự Y Học
1.    Thù lao nhuận bút, phản biện, biên tập, thù lao chuyên môn khác.
2.    Chi cho công tác in ấn, phát hành, hoạt động chuyên môn của tạp chí Thời Sự Y Học.
3.    Chi cho công tác hành chính.
4.    Chi phí khác.
 
Chương VI: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Khen thưởng
1.    Các tác giả, người phản biện, biên tập viên, các cộng tác viên, Ban thư ký, cán bộ, nhân viên của tạp chí Thời Sự Y Học có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tạp chí Thời Sự Y Học sẽ được tạp chí Thời Sự Y Học đề nghị khen thưởng theo quy chế khen thưởng của Hội Y học.
2.    Các tác giả có nhiều bài viết được bạn đọc quan tâm, cộng tác viên tích cực đóng góp sẽ được biếu tặng tạp chí Thời Sự Y Học thường xuyên.
Điều 20. Xử lý vi phạm
1.    Đối với các tác giả có vi phạm bản quyền, tác giả gửi bài đã đăng ở tạp chí khác đến tạp chí Thời Sự Y Học, tạp chí Thời Sự Y Học sẽ không nhận đăng bài của các tác giả đó trong thời gian 1 năm. Đồng thời, tác giả vi phạm sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, luật báo chí, luật xuất bản.
2.    Lãnh đạo tạp chí Thời Sự Y Học, Tòa soạn, Hội đồng biên tập, Ban thư ký, các cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này nếu vi phạm luật báo chí, đạo đức nghề nghiệp sẽ bị xử lý theo luật báo chí và các quy định của Hội Y học TP.HCM.
 
Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Điều khoản thi hành
1.    Quy chế sẽ điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế, theo sự điều chỉnh của luật báo chí, luật xuất bản, luật sở hữu trí tuệ và quy định của Hội Y học TP.HCM.
2.    Quy chế này gồm bảy chương, hai mươi mốt điều, có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với quy chế này đều không còn hiệu lực./.

Quy chế này được thảo luận biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành 100% tại Hội nghị Ban chấp hành hội y học khóa VIII lần thứ 6 ngày 11 tháng 1 năm 2017 ./.
 

Qui chế Tổ chức – hoạt động Ban Kiểm tra Hội Y học Tp. Hồ Chí Minh

 
      UBND.TP.HỒ CHÍ MINH        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Số :            /2017/HYH-QĐ                          Ngày           tháng      năm 2017
          —————————-                            ————————————-    

                                                                                  QUYẾT ĐỊNH
                                               Ban hành Quy chế  tổ chức – hoạt động Ban Kiểm tra

                                                  BAN CHẤP HÀNH HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH

–           Căn cứ Luật thanh tra nhân dân năm 2010 ban hành kèm theo lệnh số 13/2010/L-CTN ,ngày 29 tháng 11 năm 2010, của Chủ tịch nước
–    Căn cứ Quyết định số 25/QĐ-UB , ngày 01 tháng 02 năm 1979 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc cho phép thành lập Hội Y học TP. Hồ Chí Minh và Quyết định  số 6005/QĐ- UBND,  ngày 09/12/2014 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM, về phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) tổ chức hoạt động Hội Y học Tp. Hồ Chí Minh.
–     Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Y học TP. Hồ Chí Minh lần thứ VIII, về việc Công nhận Ban Chấp hành Hội Y học Khóa VII,
– Căn cứ Nghị quyết họp Ban chấp hành khóa VIII lần thứ 6 ngày 10.1.năm 2017
– Xét đề nghị của Ban thường trực , Chánh Văn phòng và Trưởng Ban Kiểm tra Hội Y học TP. Hồ Chí Minh,

                                          QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động Ban  Kiểm tra thuộc Hội Y học TP. Hồ Chí Minh .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội Y học, Ban kiểm tra hội y học ; trưởng các Ban chuyên môn thuộc Hội, Chủ tịch các hội Thành viên , thủ trưởng các đơn vị trực thuộc , CBCC, Hội viên Hội Y học TP. Hồ Chí Minh  chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
                                                                                                    TM. BCH Hội Y Học TP. Hồ Chí Minh
                                                                                                                           Chủ tịch
Nơi nhận:
– Như Điều 3 QĐ (để thực hiện);
– Các đ/c lãnh đạo Sở (để bc);
– Bộ phận văn thư, lưu trữ;
– Lưu: VT, VP.       
       

       
                                                                                                        BS. Trương Thị Xuân Liễu

     
       UBND.TP.HỒ CHÍ MINH                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
          —————————-                            ————————————-    

                                                        QUY CHẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM TRA
                                                                             HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……./2017/HYH-QĐ, ngày       tháng      năm 2017 của Ban Chấp hành  Hội y học TP. Hồ Chí Minh)

CHƯƠNG I : QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích của công tác kiểm tra
1. Giúp Ban Chấp hành nắm bắt tình hình thực hiện Điều lệ và các quy chế hoạt động của Hội Y học TP. Hồ Chí Minh , của các Hội chuyên khoa  thành viên và của các đơn vị trực thuộc hội Y học  TP. Hồ Chí Minh.
2. Kịp thời phát hiện, đề nghị xử lý những vụ việc vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Hội Y học TP. Hồ Chí Minh, Hội chuyên khoa thành viên và đơn vị trực thuộc.
3. Chủ động ngăn ngừa, kịp thời uốn nắn, hạn chế đến mức thấp nhất những thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động Hội Y học , các hội thành viên và đơn vị trực thuộc, không để những sai lầm khuyết điểm phát sinh, phát triển từ nhẹ đến nặng, từ không nghiêm trọng đến nghiêm trọng.
4. Kiến nghị điều chỉnh, bổ sung những vấn đề trong chỉ đạo, những quy định chưa phù hợp, đảm bảo cho tổ chức Hội Y học và các hội thành viên , cán bộ, hội viên chấp hành đúng Điều lệ  Hội y học , Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội y học TP.Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Hội chuyên khoa thành viên và các quy chế, quy định quy trình của  Hội  y học ban hành và pháp luật của Nhà nước.
Điều 2. Phạm vi, nguyên tắc hoạt động
1. Ban Kiểm tra của Hội y học TP.Hồ Chí Minh hoạt động theo Điều lệ Hội Y học TP.Hồ Chí Minh.
2. Ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Điều 3. Đối tượng kiểm tra
1. Các Hội chuyên khoa thành viên Hội y học TP.Hồ Chí Minh
2. Các đơn vị trực thuộc : các tổ chức và cơ quan thuộc Hội y học TP. Hồ Chí Minh
3. Các cá nhân trong tổ chức thuộc Hội y học TP.Hồ Chí Minh
Điều 4. Bảo mật thông tin kiểm tra
Các thành viên của Ban Kiểm tra có trách nhiệm bảo mật đối với các thông tin, tài liệu liên quan đến các vụ việc kiểm tra theo qui định của Nhà nước.

CHƯƠNG II : NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
BAN KIỂM TRA HỘI  Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH

Điều 5. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra
1. Kiểm tra việc chấp hành luật pháp và Điều lệ của  Hội và  các hội thành viên.
2. Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính và các hoạt động khác của  Hội y học và các tổ chức trực thuộc.
3. Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Ban Kiểm tra các Hội thành viên và đơn vị trực thuộc .
4. Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu tố.

Điều 6. Quyền hạn, trách nhiệm của Ban Kiểm tra
1. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, giải trình các nội dung cần kiểm tra.
2. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân được kiểm tra xuất trình các tài liệu, hiện vật có liên quan đến nội dung cần kiểm tra.
3. Triệu tập các cuộc họp cần thiết, liên quan đến nội dung kiểm tra.
4. Cử đại diện tham dự các hoạt động của Ban Kiểm tra các Hội chuyên ngành thành viên, dự các cuộc họp của Ban Chấp hành các Hội chuyên khoa thành viên hoặc lãnh đạo các đơn vị trực thuộc liên quan đến công tác kiểm tra.
5. Kiến nghị với Ban Chấp hành và Ban Thường vụ  Hội y học TP.Hồ Chí Minh biện pháp xử lý các vụ việc và hình thức kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
6. Ban Kiểm tra Hội Y học TP.Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đôn đốc, xem xét kết luận và biện pháp xử lý của các Hội chuyên khoa thành viên và đơn vị trực thuộc đối với các sai phạm và các đơn thư tố cáo.

Điều 7. Quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Ban Kiểm tra.

1. Trưởng Ban Kiểm tra
a. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành  Hội y học TP.Hồ Chí Minh và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban Kiểm tra; Phụ trách chung các hoạt động của Ban Kiểm tra.
b. Trưởng ban (hoặc người được ủy quyền) chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tới Ban Chấp hành, Ban Thường vụ  Hội y học TP.Hồ Chí Minh và các cơ quan ngôn luận (khi có yêu cầu).
2. Phó Trưởng ban Kiểm tra là người được Ban Kiểm tra bầu, thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban Kiểm tra phân công. Thay mặt Trưởng ban giải quyết các công việc liên quan đến Ban khi Trưởng ban đi vắng hoặc ủy quyền.
3. Các Ủy viên Ban Kiểm tra phụ trách, theo dõi hoạt động kiểm tra, hoạt động các Hội chuyên khoa thành viên, các đơn vị trực thuộc và những công việc khác do trưởng Ban Kiểm tra phân công.
4. Các Ủy viên ban Kiểm tra có quyền được cung cấp thông tin về hoạt động của Ban Kiểm tra và các thông tin có liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Kiểm tra các Hội chuyên khoa thành viên
Hội chuyên khoa thành viên có trách nhiệm báo cáo Ban Kiểm tra  Hội Y học TP.Hồ Chí Minh về tình hình và kết quả hoạt động công tác kiểm tra hàng năm vào đầu tuần của tháng 11 hoặc báo cáo đột xuất khi có vụ việc vi phạm.
Được tham gia các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra và cung cấp thông tin về hoạt động kiểm tra của hội y học Tp. Hồ Chí Minh .

CHƯƠNG III. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN KIỂM TRA HỘI Y HỌC TP.HỒ CHÍ MINH

Điều 9. Chế độ làm việc, hội họp
1. Ban Kiểm tra họp thường lệ 6 tháng một lần; Họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội y học TP.Hồ Chí Minh hoặc của Trưởng ban Kiểm tra.
2. Ban Kiểm tra tổ chức hội nghị toàn thể hàng năm về công tác kiểm tra và hội nghị tổng kết công tác kiểm tra cuối nhiệm kỳ.
3. Tùy theo nhu cầu và điều kiện công tác, Ban Kiểm tra có thể tham dự các hội nghị công tác kiểm tra khu vực do Ban Kiểm tra Liên hiệp Hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
4. Định kỳ Ban Kiểm tra thành lập các tổ công tác để làm việc, nắm bắt tình hình hoạt động của các Hội chuyên khoa thành viên (hoạt động hội và hoạt động kiểm tra) và các đơn vị trực thuộc, hàng năm khoảng từ 20 – 25% số đơn vị.
5/- Ban Kiểm tra thành lập các đoàn kiểm tra để tổ chức các cuộc kiểm tra theo chuyên đề hoặc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, khi có đơn thư khiều nại, tố cáo.
Điều 10. Quan hệ công tác
1. Quan hệ đối với Ban Chấp hành và Ban Thường vụ  Hội Y học TP.Hồ Chí Minh.
a. Ban Kiểm tra có trách nhiệm báo cáo tình hình và kết quả công tác kiểm tra theo Quy chế hoạt động của  Ban Chấp hành và Điều lệ  Hội y học TP.Hồ Chí Minh.
b. Ban Kiểm tra thực hiện những nhiệm vụ do Ban Thường vụ phân công.
c. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Ban Kiểm tra Hội y học TP.Hồ Chí Minh; Bảo đảm kinh phí, cung cấp nhân lực, điều kiện và phương tiện làm việc cho Ban Kiểm tra.
2. Quan hệ đối với Hội chuyên khoa thành viên và các đơn vị trực thuộc Hội y học TP.Hồ Chí Minh
Xây dựng mối liên hệ thường xuyên và sự hợp tác chặt chẽ giữa Ban Kiểm tra  Hội y học TP.Hồ Chí Minh với Ban Kiểm tra Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh , Lãnh đạo và Ban kiểm tra các hội chuyên khoa thành viên và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc. Kịp thời trao đổi thông tin về các dấu hiệu vi phạm pháp luật Nhà nước, Điều lệ  Hội y học TP.Hồ Chí Minh, Điều lệ (Quy chế) hoạt động của các Hội chuyên khoa thành viên cũng như nội dung các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan.
3. Quan hệ đối với Ban kiểm tra Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh .
Xây dựng mối liên hệ thường xuyên và sự hợp tác chặt chẽ giữa Ban Kiểm tra  Hội y học TP.Hồ Chí Minh với Ban Kiểm tra Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh . Kịp thời trao đổi thông tin  và xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ về các dấu hiệu vi phạm pháp luật Nhà nước, Điều lệ  Hội y học TP.Hồ Chí Minh, Điều lệ (Quy chế) hoạt động của các Hội chuyên khoa thành viên và đơn vị trực thuộc .
4. Quan hệ đối với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể ở TP. Hồ Chí Minh
Ban Kiểm tra Hội y học TP.Hồ Chí Minh được ủy quyền thay mặt Ban Chấp hành  Hội y học TP.Hồ Chí Minh,  quan hệ công tác về lĩnh vực kiểm tra với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể ở TP. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG IV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Ban Chấp hành Hội y học  TP.Hồ Chí Minh giao cho Ban Kiểm tra Hội y học TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Quy chế này được phổ biến đến các Hội chuyên khoa  thành viên, đơn vị trực thuộc Hội y học TP.Hồ Chí Minh để thực hiện.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Quy chế này gồm 04 chương, 12 điều, có giá trị pháp lý kể từ ngày Ban Chấp hành Hội y học  TP.Hồ Chí Minh ký ban hành.
2. Quy chế này thay thế Quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra Hội y học  TP.Hồ Chí Minh đã ban hành ( nếu có)  và được sửa đổi khi có yêu cầu của Ban Chấp hành  Hội Y học TP.Hồ Chí Minh và đề nghị của Ban Kiểm tra Hội Y học TP.Hồ Chí Minh.

Qui chế này đã được thảo luận , biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành 100% tại kỳ họp Ban chấp hành hội y học lần thứ 6 khóa  VIII, tổ chức ngày 11 tháng 1 năm 2017 ./.

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành hội y học khóa VIII lần thứ 6 , ngày 11 tháng 1 năm 2017

                 HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
59B Nguyễn Thị minh Khai – Q.1. TP.HCM                                   Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc   
ĐT: 39309 634 – ĐT/Fax: 39301 288  Email:  hhyd@vnn.vn          TP. HCM, Ngày  11 Tháng  01 Năm 2017
 Số :           2017/NQ-HNBCH -HYH-K8.
                           ———————- 

                                                                                            NGHỊ QUYẾT
                                        (Hội nghị Ban chấp hành Hội Y học TP.Hồ Chí Minh khóa  VIII lần thứ sáu )

Thực hiện thông tư 03/2013/TT-BNV, ngày 16.04.2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/NĐ-CP, ngày 21.04.2010 của Chính phủ qui định về tổ chức , hoạt động và quản lý hội.
–    Căn cứ Quyết định số 25/QĐ-UB, ngày 01 tháng 02 năm 1979 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc cho phép thành lập Hội Y học TP. Hồ Chí Minh và Quyết định  số 6005/QĐ- UBND,  ngày 09/12/2014 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh, về phê duyệt điều lệ (sửa đổi , bổ sung) tổ chức hoạt động Hội Y học Tp. Hồ Chí Minh.
–    Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Y học TP. Hồ Chí Minh lần thứ VIII ngày 27.09.2014 về việc công nhận ban chấp hành hội y học khóa VIII và căn cứ nghị quyết hội nghị Ban chấp hành khóa VIII lần thứ hai ngày 13.1.2015
Sau khi nghe đại diện Ban thường vụ Hội Y học Khóa VIII  trình bày càc bản dự thảo , Báo cáo sơ kết công tác Hội  năm 2016 ,  Chương trình mục tiêu hoạt động hội năm 2017, tờ trình của Ban thường vụ về qui chế Công tác Kiểm tra hội , Qui chế tổ chức hoạt động Tạp chí Thời sự y học;  tờ trình Thu Hỗ trợ phí cấp Giấy chứng nhận hội thảo khoa học từ các hội  chuyên khoa thành viên đóng góp  , và ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự hội nghị  .

                                               BAN CHẤP HÀNH HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA VIII 
                                                            PHIÊN HỌP LẦN THỨ SÁU QUYẾT NGHỊ.

1.    Thông qua nội dung báo cáo sơ kết  công tác Hội Y học  năm 2016,
2.    Thông qua Chương trình mục tiêu hoạt động hội năm 2017,
3.    Thông qua Qui chế Công tác Kiểm tra hội ,
4.    Thông qua Qui chế tổ chức hoạt động Tạp chí Thời sự y học,
5.    Thông qua mức thu Hỗ trợ phí 50.000 đồng / Giấy chứng nhận hội thảo khoa học do các hội  chuyên khoa thành viên đóng góp  áp dụng từ ngày 01 tháng 2 năm 2017
Hội nghị thống nhất giao Ban thường trực  Hội Y học TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm tổ chức cụ thể hóa Nghị quyết hội nghị  bằng kế hoạch thực hiện cụ thể hàng tháng; giao Chủ tịch hội Y học lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết này .

                                                                                  Chủ tịch Hội nghị BCH hội y học khóa VIII lần thứ 6
                                                                                                         
Nơi nhận:
–    Ban chấp hành hội Y học.
–    68 hội thành viên        
–    Lưu VP.Hội          
                                                                                                     BS. Trương Thị Xuân Liễu