Author Archives: admin

Chức năng tim trên bệnh nhân người việt bị sốt dengue ở những độ nặng khác nhau

Sophie Yacoub1, Anna Griffiths2, Trần Thị Hồng Châu3, Cameron P. Simmons4, Bridget Wills4, Trần Tịnh Hiền4, Michael Henein5, và Jeremy Farrar4


Tóm tắt
Mục tiêu: Sốt dengue tiếp tục gây ra một bệnh suất và tử suất có ý nghĩa trên toàn cầu. Thể bệnh nặng ẩn chứa sự đe dọa tim mạch do rò rỉ mao mạch. Tổn thương tim trong sốt xuất huyết cũng đã được báo cáo nhưng chưa được nghiên cứu thỏa đáng.
Địa điểm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đối tượng và thiết kế:Nghiên cứu gồm 79 bệnh nhân từ 8–46 tuổi bị sốt dengue ở những độ nặng khác nhau được khảo sát siêu âm tim bao gồm hình ảnh học Doppler mô. Bệnh nhân được chia theo độ nặng của bệnh: sốt dengue đơn thuần, dengue có các dấu hiệu báo động, và dengue nặng. Những thay đổi trong các thông số chức năng tim và chỉ số huyết động học được theo dõi trong thời gian nằm viện.
Can thiệp: Không có.
Kết quả chính: Chức năng tim của bệnh nhân dengue nặng xấu hơn so với bệnh nhân dengue đơn thuần dưới dạng rối loạn chức năng tâm thu thất trái với tăng chỉ số hiệu năng cơ tim (0,58 (0,26–0,80) so với 0,38 (0,22– 0,70), p=0.006). giảm vận tốc tâm thu cơ tim vách (6,4 (4,8 –10) so với 8,1 (6 –13) cm/s, p=0,01), cũng như vận tốc tâm thu thất phải (11,4 (7.5–17) so với 13,5 (10 –17) cm/s, p=0,016) và vận tốc tâm trương (13 (8–23) so với 17 (12–25) cm/s, p=0,0026). Ở nhóm bệnh nặng, lúc ra viện những thông số này được cải thiện so với khi nhập viện; vận tốc tâm thu cơ tim vách đạt 8,8 (7–11) cm/s (p=0,002), vận tốc tâm thu thất phải đạt 15,0 (11,8 –23) cm/s, (p=0,003), và vận tốc tâm trương đạt 21 (11–25) cm/s (p=0,002). Bệnh nhân giảm chức năng tim có nhiều khả năng tràn dịch màng phổi hơn.
Kết luận: Bệnh nhân dengue nặng có bằng chứng suy tim tâm thu và tâm trương với ảnh hưởng chủ yếu là ở vách tim và thành thất phải.

Abstract
CARDIAC FUNCTION IN VIETNAMESE PATIENTS WITH DIFFERENT DENGUE SEVERITY GRADES

Objective: Dengue continues to cause significant global morbidity and mortality. Severe disease is characterized by cardiovascular compromise from capillary leakage. Cardiac involvement in dengue has also been reported but has not been adequately studied.
Setting: Hospital for Tropical Diseases, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Subjects and Design: Seventy-nine patients aged 8–46 yrs with different dengue severity grades were studied using echocardiography including tissue Doppler imaging. The patients were split into severity grades: dengue, dengue with warning signs, and severe dengue. Changes in cardiac functional parameters and hemodynamic indices were monitored over the hospital stay.
Intervention: None.
Measurements and Main Results: Patients with severe dengue had worse cardiac function compared with dengue in the form of left ventricular systolic dysfunction with increased left myocardial performance index (0.58 (0.26–0.80) vs. 0.38 (0.22– 0.70), p=0.006). Septal myocardial systolic velocities were reduced (6.4 (4.8 –10) vs. 8.1 (6 –13) cm/s, p=0.01) as well as right ventricular systolic (11.4 (7.5–17) vs. 13.5 (10 –17) cm/s, p=0.016) and diastolic velocities (13 (8 –23) vs. 17 (12–25) cm/s, p=0.0026). In the severe group, these parameters improved from hospital admission to discharge; septal myocardial systolic velocities to 8.8 (7–11) cm/s (p=0.002), right ventricular myocardial systolic velocities to 15.0 (11.8 –23) cm/s, (p=0.003), and diastolic velocity to 21 (11–25) cm/s (p=0.002). Patients with cardiac impairment were more likely to have significant pleural effusions.
Conclusions: Patients with severe dengue have evidence of systolic and diastolic cardiac impairment with septal and right ventricular wall being predominantly affected.

1Bộmôn Nhiễm và Miễn dịch, Imperial College, London, Vương quốc Anh,
2Khoa Siêu âm tim, Guys & St. Thomas’ NHS Trust, London, Vương quốc Anh
3Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Tp. HồChí Minh, Việt Nam
4Đơn vịNghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford, Chương trình nghiên cứu hải ngoại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Tp. HồChí Minh, Việt Nam
5Bộmôn Y tế Công cộng và Y học Lâm sàng, Đại học Umea Thụy Điển và Đại học Giáo hội Công giáo Canterbury, Canterbury, Vương quốc Anh .
Công trình nghiên cứu này được  Wellcome Trust (Vương quốc Anh) tài trợ.

Yếu tố dinh dưỡng trong rối loạn tăng động-giảm chú ý (adhd)

Còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về vai trò của bổ sung dinh dưỡng và chế độ ăn trong nguyên nhân và điều trị rối loạn tăng động–giảm chú ý (ADHD: attention deficit/hyperactivity disorder) ở trẻ em, nhưng đề tài này tiếp tục được các bậc cha mẹ và thầy thuốc – những người chuộng dùng những biện pháp thay thế cho thuốc kích thích hoặc muốn tìm một liệu pháp bổ sung – quan tâm. Tuy việc dùng thuốc để điều trị ADHD đã gia tăng đều đều từ những năm 1960, nhưng trong cùng thời gian ấy cũng phổ biến nhiều chế độ ăn khác nhau. Trong việc chọn lựa một liệu pháp cho ADHD, thầy thuốc thường ưa dùng thuốc có giá trị được chứng minh bằng những thử nghiệm có đối chứng. Các chế độ ăn khó đánh giá hơn, và các thử nghiệm thường đòi hỏi loại bỏ một số thức ăn và phẩm màu cần có sự giám sát của thầy thuốc và chuyên viên dinh dưỡng.

Download pdf

Hiểu thêm về những chế phẩm thuộc nhóm ức chế dpp-4 trong điều trị đái tháo đường týp 2 hiện nay

Lê Tuyết Hoa*


Ngoài can thiệp thay đổi lối sống (vận động và chế độ ăn và giáo dục) là phần cơ bản quan trọng, chưa lúc nào như hiện nay, thầy thuốc có nhiều thuốc điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) theo đúng cơ chế. Không chỉ kiểm soát đường huyết, mà còn nhắm đến tính an toàn cho tim mạch, ít ảnh hưởng bất lợi trên lipid máu, bảo tồn được hoặc ít làm suy giảm chức năng tế bào β tụy và cải thiện tình trạng đề kháng insulin tại mô gan, cơ, mỡ, cơ tim. Tại Việt Nam danh sách các thuốc hạ đường huyết khác insulin hiện nay đã có thêm nhóm ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4).

*TS BS Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM

Độ nhạy cảm in vivo của p. Falciparum với artesunat ở tỉnh bình phước, việt nam

Trần Tịnh Hiền1,6, Nguyễn Thanh Thùy Nhiên1, Nguyễn Hoan Phú2, Maciej F Boni1,6, Ngô Viết Thanh1, Nguyễn Thụy Nhã Ca1, Lê Hồng Thái1, Cao Quang Thái1, Phạm Văn Tới1, Phùng Đức Thuận3, Lê Thành Long4, Laura Merson1,6, Christiane Dolecek1,6, Kasia Stepniewska6,8, Pascal Ringwald7, Nicholas J White5,6, Jeremy Farrar1,6, Marcel Wolbers1,6


Tóm tắt
Một nghiên cứu đối chứng trên sốt rét không biến chứng do P. falciparum đã được thực hiện từ tháng 8/2010 đến tháng 5/2011 để so sánh hai liều artesunat (AS) với dihydroartemisinin-piperaquin (DHA-PQP) nhằm xác định hiệu quả hiện nay của artesunat ở các vùng sốt rét lưu hành các tỉnh phía nam Việt Nam dọc biên giới Cămpuchia. Nghiên cứu thu nhận 166 bệnh nhân. Bán thời gian sạch ký sinh trùng (KST) trong 3 nhánh điều trị là 3,54 (AS 2mg/kg), 2,72 (AS 4mg/kg), và 2,98 giờ (DHA-PQP), cho thấy không có sự khác biệt thống kê (p=0,19). Tỉ số giảm KST trung vị sau 24 giờ ở nhóm AS 2mg/kg là 48, so với 212 và 113, theo thứ tự, ở hai nhóm kia (p=0,02). Tỉ lệ bệnh nhân có thời gian sạch KST >72 giờ ở các nhóm AS 2mg/kg, AS 4mg/kg và DHA-PQP, theo thứ tự, là 27%, 27%, và 22%. Thất bại điều trị sớm xảy ra ở 2 bệnh nhân (4%) và thất bại lâm sàng muộn xảy ra ở 1 bệnh nhân (2%) trong số 55 bệnh nhân nhóm AS 2mg/kg, so với không có trường hợp nào ở hai nhánh nghiên cứu kia. Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng và KST thỏa đáng (APCR) hiệu chỉnh với PCR ở ba nhóm lần lượt là 94%, 100%, và 100% (p=0,04). Nghiên cứu này cho thấy thời gian sạch KST P.falciparum ở phía nam Việt Nam nhanh hơn phía tây Cămpuchia nhưng chậm hơn so với dữ liệu trước đây ở Việt Nam. Cần có thêm các nghiên cứu để xác định xem đây có phải là sự trỗi dậy của kháng artemisinin tại khu vực này hay không. Hiện nay, ở các tình phía nam Việt nam, sự đáp ứng trị liệu với DHA-PQP vẫn tỏ ra thỏa đáng.

Abstract
IN-VIVO SUSCEPTIBILITY OF P. FALCIPARUM TO ARTESUNATE IN BINH PHUOC PROVINCE, VIETNAM.
From August 2010 to May 2011 a controlled trial in uncomplicated falciparum malaria was conducted to compare two doses of artesunate (AS) with dihydroartemisinin- piperaquine (DHA-PQP) to characterize the current efficacy of artesunate in a malaria endemic area of southern Viet Nam along the Cambodian border. 166 patients were recruited into the study. The median parasite clearance half-lives in the three treatment arms were 3.54 (AS 2mg/kg), 2.72 (AS 4mg/kg), and 2.98 hours (DHA-PQP), showing no statistical difference (p=0.19). The median parasite-reduction ratio at 24 hours was 48 in the AS 2mg/kg group compared with 212 and 113 in the other two groups, respectively (p=0.02). The proportions of patients with a parasite clearance time of >72 hours for AS 2mg/kg, AS 4mg/kg and DHA-PQP were 27%, 27%, and 22%, respectively. Early treatment failure occurred in two (4%) and late clinical failure occurred in one (2%) of the 55 patients in the AS 2mg/kg group, as compared with none in the other two study arms. The PCR-corrected adequate clinical and parasitological response (APCR) rates in the three groups were 94%, 100%, and 100% (p=0.04).This study indicates faster P.falciparum parasite clearance in southern Vietnam than in western Cambodia but slower clearance in comparison with historical data from Vietnam. Further studies to determine whether this represents the emergence of artemisinin resistance in this area are needed. Currently, the therapeutic response to DHA-PQP remains satisfactory in southern Vietnam.

1 Đơn vịNghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Chương trình nghiên cứu hải ngoại (MOP), Việt Nam
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. HồChí Minh, Việt Nam;
3 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, TP. HồChí Minh, VN
4 Bệnh viện Phước Long, tỉnh Bình Phước, Việt Nam
5 Khoa Y học Nhiệt đới, Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan;
6 Trung tâm Y học Nhiệt đới, Khoa Y Nuffield, Đại học Oxford, Oxford, Vương quốc Anh
7 Chương trình Sốt rét Toàn cầu, Tổchức Y tếThếgiới, Geneva, Thụy Sĩ
8 Mạng lưới kháng thuốc sốt rét toàn cầu (WWARN)

 

Download pdf

Pioglitazone vẫn còn chỗ đứng trong điều trị đái tháo đường?

Lê Tuyết Hoa*

*TS BS Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM


Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là rối loạn của nhiều thành tố như đề kháng insulin, khiếm khuyết bài tiết insulin và tăng sản xuất glucose tại gan. Các bất thường này xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau trên người ĐTĐ týp 2. Thuốc hạ đường huyết hiện có đều nhắm đến cơ chế bệnh sinh. Trong số đó, thuốc metformin và thiazolidinedione giải quyết cơ chế đề kháng insulin và giảm sản xuất đường ở gan.  Metformin ra đời vào năm 1957 nhưng mãi đến năm 1995 mới tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Được phát minh vài năm sau đó, thiazone, đồng vận của thụ thể PPAR-gamma, giúp mô mỡ, gan, cơ tăng nhạy cảm insulin và bảo vệ được tế bào beta.

Download pdf

Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của acinetobacter và pseudomonas phân lập tại bệnh viện bệnh nhiệt đới năm 2010

Nguyễn Phú Hương Lan* Nguyễn Văn Vĩnh Châu* Đinh Nguyễn Huy Mẫn* Lê Thị Dưng*
Nguyễn Thị Thu Yến*

 

* Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM

Tóm tắt
Nhiễm khuẩn do trực trùng Gram âm kháng thuốc, thường do Acinetobacter và Pseudomonas, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do nhiễm trùng trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Khảo sát này thực hiện trên 181 bệnh phẩm dịch hút khí quản và 396 mẫu cấy máu dương tính tại Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh trong năm 2010. Trong dịch hút khí quản, Acinetobacter phân lập được với tỉ lệ cao 50,5% (92 mẫu) và Pseudomonas 31% (71 mẫu). Tỉ lệ phân lập thấp hơn trong cấy máu với Acinetobacter 4% (16 chủng) và Pseudomonas 3% (14 chủng). Pseudomonas có tỉ lệ kháng thuốc với các kháng sinh cephalosporin thế hệ III, fluoroquinolone, các phối hợp cephalosporin- thuốc ức chế b-lactamase từ 18-32% trong dịch hút khí quản và từ 0-21% trong cấy máu. Vi khuẩn này đềkháng thấp với imipenem (4,1%) và với meropenem (1,4%).
Acinetobacter đa kháng và kháng carbapenem rất cao trong dịch hút khí quản (75%) trong khi tỉ lệ này thấp hơn trong cấy máu (31%). Hầu hết các chủng kháng với imipenem cũng kháng với meropenem. Không phân lập được chủng Acinetobacter spp nào kháng colistin trong năm 2010.
Tỉ lệ Acinetobacter và Pseudomonas đa kháng thuốc phân lập được trong dịch hút khí quản với tỉ lệ cao. Kết quả thử nghiệm nhạy cảm kháng sinh cho thấy meropenem và imipenem là lựa chọn điều trị cho hai vi khuẩn này.

Abstract
An investigation of antibiotic resistance of Acinetobacter and Pseudomonas SPP. isolated at Hospital for Tropical Diseases, Hochiminh city in 2010.

Infections with multi-drug resistant Gram negative bacilli, especially Acinetobacter and Pseudomonas spp, were among the top infectious causes ofdeath all over the world as well as in Vietnamese hospitals. This study investigated on181 tracheal aspirate (TA) samples and 396 positive blood cultures collected in 2010 at Hospital for Tropical Diseases, Hochiminh City. In tracheal aspirate samples, Acinetobacter was isolated with the highest rateof 50.5% (92 specimens) and Pseudomonas of 31% (71 specimens). The figures for blood cultures were lower with 4% for Acinetobacter (16 isolates) and 3% for Pseudomonas (14 isolates).
 Pseudomonas spp were found to have resistance to cephalosporins of 3rd generation (3-G), fluoroquinolones, combinations of 3-G cephalosporin and b-lactamase inhibitors in the order of 18% to 32% in TA and less than 21% in blood samples. This pathogen had a low resistance rate to imipenem (4.1%) and to meropenem (1.4%).
 Acinetobacter spp isolated from tracheal aspirate samples were also reported to resist to various antibiotics including carbapenem at higher rate (75%)than those from blood samples (31%). The resistance rates of  Acinetobacter spp to imipenem and meropenem are almost the same. Most of the imipenem resistant strains were also meropenem resistant. There was no isolates that resisted to colistin in 2010.
Multidrug-resistant Acinetobacter and Pseudomonas spp in tracheal aspirate samples were found at large proportion. Susceptibility testing showed that meropenem and imipenem were the drugs of choice for these two resistant pathogens.

Download pdf

Mối liên quan giữa các marker chu chuyển xương và mật độ xương

Hồ Phạm Thục Lan1 Nguyễn Thanh Tòng2 Nguyễn Đình Nguyên3 Nguyễn Văn Tuấn3,4


Tóm tắt
Mật độ xương biến đổi theo độ tuổi, và mức độ biến đổi chịu sự tác động của quá trình chu chuyển xương. Hai yếu tố quan trọng trong quá trình chu chuyển xương là tế bào tạo xương và tế bào hủy xương. Cường độ hoạt động của hai loại tế bào này có thể đo lường được qua các marker chu chuyển xương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu mối liên hệ giữa các marker chu chuyển xương và mật độ xương ở nam và nữ.
Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình cắt ngang, với 205 nam và 432 nữ trong độ tuổi 18-87, được chọn ngẫu nhiên từ các quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Nồng độ P1NP và beta-CTX được phân tích bằng kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA) qua sử dụng hệ thống Roche Elecsys 1010/2010 (Roche Diagnosis Elecsys). Ngoài ra, các đối tượng còn được đo mật độ xương bằng máy Hologic QDR Apex 4500 tại hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Mối tương quan giữa mật độ xương và P1NP và/hoặc beta-CTX được đánh giá bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, có điều chỉnh đối với ảnh hưởng của tuổivà trọng lượng cơ thể.
Kết quả phân tích cho thấy P1NP và beta-CTX thay đổi theo độ tuổi ở cả nam và nữ, và mức độ biến đổi ở nữ cao hơn ở nam. Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy chỉ có marker hủy xương beta-CTX có liên quan với mật độ xương ở cả hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Người có mức độ beta-CTX càng cao thì mật độ xương càng thấp. Mối tương quan này độc lập với yếu tố tuổi và trọng lượng cơ thể. Ngược lại, không tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa marker tạo xương P1NP và mật độ xương. Trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, các biến tuổi, cân nặng và beta-CTX giải thích khoảng 40% những khác biệt giữa các cá nhân về mật độ xương ở vị trí cổ xương đùi và 53,5% ở cột sống thắt lưng. Riêng beta-CTX giải thích 0,7% phương sai của mật độ xương cổ xương đùi và 3,1% xương thắt lưng cột sống.
Các kết quả trên cho thấy marker hủy xương tăng ở nữ sau mãn kinh nhiều hơn ở nam lớn tuổi, và marker hủy xương có tương quan tỉ lệ nghịch với mật độ xương tại cả hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Kết quả này cho thấy có thể sử dụng các marker chu chuyển xương như là một công cụ hỗ trợ cho chẩn đoán loãng xương.

Abstract
ASSOCIATIONS OF BONE TURNOVER MARKERS AND BONE MINERAL DENSITY IN ADULT DWELLERS OF HO CHI MINH CITY
Bone is an active tissue which is impacted by remodeling cycle with couple of resorptive and formative periods. These periods can be assessed by measurement of bone turnover markers.This study sought to examine an association between bone turnover markers and bone mineral density in a Vietnamese population.
The study was designed as a cross-sectional investigation, which involved 205 men and 372 women aged 18 to 87, who were randomly selected from various districts within Ho Chi Minh City. Fasting serum levels of P1NP, beta-CTX were measured by the electrochemiluminescence immunoassay (ECLIA) on the Elecsys 2010 automated analyzer (Roche). Bone mineral density (BMD) at lumbar spine (LS) and femoral neck (FN) was determined by DXA, Hologic. The association between P1NP, beta-CTX and bone mineral density was analyzed by a polynomial linear regression model.
While P1NP linearly decreased with advancing age in both men and women, beta-CTX changed with age by a complex pattern, which declined in men and women aged from 20-40, and then increased in women aged 40+ more than in men. In the linear regression model, there was a linear inverse relationship between beta-CTX and both FNBMD and LSBMD, while no association between P1NP and BMD was found. In the multiple linear regression model, age, weight and beta-CTX explained 40% and 53.5% of total variance in FNBMD and LSBMD, respectively. In which, beta-CTX accounted for 0.7% and 3.1% of changes of FNBMD and LSBMD, respectively.
In summary, these data suggest that bone turnover markers increase in postmenopausal women and elderly men. The resorption marker beta-CTX, not formation marker, was inversely associated with BMD at the femoral neck and lumbar spine. These results suggest that bone turnover markers can be used as a biochemical tool for the diagnosis of osteoporosis.

Download pdf

Trường hợp có thai đầu tiên từ phôi trữ lạnh bằng kỹ thuật thủy tinh hóa sử dụng hệ thống đóng cryopette

Nguyễn Hữu Duy1 Nguyễn Ngọc Quỳnh1,3 Huỳnh Gia Bảo2,3 Đặng Quang Vinh1,4

Tóm tắt
Đông lạnh noãn/phôi cho bệnh nhân trong một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm đã trở thành một phần không thể thiếu ở các trung tâm IVF trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp đông lạnh đang được sử dụng là đông lạnh chậm và đông lạnh cực nhanh (phương pháp thủy tinh hóa). Tuy nhiên, sử dụng phương pháp thủy tinh hóa thay cho phương pháp đông lạnh chậm đang là xu hướng chủ yếu hiện nay do có nhiều ưu điểm hơn. Trong phương pháp thủy tinh hóa, các dụng cụ chứa noãn/phôi được chia làm hai nhóm: có tiếp xúc trực tiếp với ni-tơ lỏng (hệ thống hở) và không tiếp xúc trực tiếp với ni-tơ lỏng (hệ thống đóng). Hiệu quả đông lạnh của hai hệ thống là tương đương nhau. Tuy nhiên, do tính an toàn và hiệu quả, hệ thống đóng đang dần được sử dụng phổ biến trong các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới. Mục đích của bài báo này nhằm báo cáo trường hợp có thai đầu tiên tại Việt Nam từ phôi trữ lạnh bằng kỹ thuật thủy tinh hóa sử dụng hệ thống đóng Cryopette (Origio – Đan Mạch).
Từ khóa: đông lạnh chậm, thủy tinh hóa, hệ thống hở, hệ thống đóng, cryopette

Abstract
THE FIRST CASE OF PREGNANCY FROM CRYOPRESERVATION OF HUMAN EMBRYOS BY VITRIFICATION USING CRYOPETTE (CLOSED SYSTEM)
Oocytes/embryos cryopreservation for patients in an IVF cycle has become an essential part of IVF laboratories around the world. Nowadays, two basic techniques have been employed for the cryopreservation of oocytes/ embryos: controlled slow-rate freezing and vitrification. However, the use of vitrification instead of controlled slow-rate freezing is currently the main trend due to more advantages. The carrier systems that have been developed for the vitrification procedure are divided into two groups: direct contact with liquid nitrogen (open system) and indirect contact with liquid nitrogen (closed system). The cryopreservation’s effectiveness of the two system is equivalent. Nevertheless, because of the safety and effectiveness, closed system is gradually applied widely in many IVF centers in the world. The purpose of this paper is to report the first case of pregnancy in Vietnam from embryos cryopreserved by vitrification technique using closed system Cryopette (Origio – Denmark).
Keywords: slow-rate freezing, vitrification, open system, closed system, Cryopette

1IVF Vạn Hạnh, 2IVFAS, 3A.R.T. Consulting, 4Khoa Y, ĐHQG Tp HCM

Điều chỉnh đường huyết cho người bệnh nằm khoa hồi sức tích cực

Lê Tuyết Hoa*


Trước năm 2001, tăng đường huyết trong bệnh viện thường bị bỏ qua. Nhưng một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện tại một trung tâm ở Leuven (Bỉ) trên 1.500 BN nằm ICU ngoại báo cáo giảm 42% số tử vong nếu dùng liệu pháp insulin tích cực.(1) Kể từ đó vấn đề kiểm soát đường huyết trong bệnh viện (BV) đã được cộng đồng y khoa quan tâm rất nhiều.

*TS BS Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM