Mối liên quan giữa các marker chu chuyển xương và mật độ xương

Hồ Phạm Thục Lan1 Nguyễn Thanh Tòng2 Nguyễn Đình Nguyên3 Nguyễn Văn Tuấn3,4


Tóm tắt
Mật độ xương biến đổi theo độ tuổi, và mức độ biến đổi chịu sự tác động của quá trình chu chuyển xương. Hai yếu tố quan trọng trong quá trình chu chuyển xương là tế bào tạo xương và tế bào hủy xương. Cường độ hoạt động của hai loại tế bào này có thể đo lường được qua các marker chu chuyển xương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu mối liên hệ giữa các marker chu chuyển xương và mật độ xương ở nam và nữ.
Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình cắt ngang, với 205 nam và 432 nữ trong độ tuổi 18-87, được chọn ngẫu nhiên từ các quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Nồng độ P1NP và beta-CTX được phân tích bằng kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA) qua sử dụng hệ thống Roche Elecsys 1010/2010 (Roche Diagnosis Elecsys). Ngoài ra, các đối tượng còn được đo mật độ xương bằng máy Hologic QDR Apex 4500 tại hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Mối tương quan giữa mật độ xương và P1NP và/hoặc beta-CTX được đánh giá bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, có điều chỉnh đối với ảnh hưởng của tuổivà trọng lượng cơ thể.
Kết quả phân tích cho thấy P1NP và beta-CTX thay đổi theo độ tuổi ở cả nam và nữ, và mức độ biến đổi ở nữ cao hơn ở nam. Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy chỉ có marker hủy xương beta-CTX có liên quan với mật độ xương ở cả hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Người có mức độ beta-CTX càng cao thì mật độ xương càng thấp. Mối tương quan này độc lập với yếu tố tuổi và trọng lượng cơ thể. Ngược lại, không tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa marker tạo xương P1NP và mật độ xương. Trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, các biến tuổi, cân nặng và beta-CTX giải thích khoảng 40% những khác biệt giữa các cá nhân về mật độ xương ở vị trí cổ xương đùi và 53,5% ở cột sống thắt lưng. Riêng beta-CTX giải thích 0,7% phương sai của mật độ xương cổ xương đùi và 3,1% xương thắt lưng cột sống.
Các kết quả trên cho thấy marker hủy xương tăng ở nữ sau mãn kinh nhiều hơn ở nam lớn tuổi, và marker hủy xương có tương quan tỉ lệ nghịch với mật độ xương tại cả hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Kết quả này cho thấy có thể sử dụng các marker chu chuyển xương như là một công cụ hỗ trợ cho chẩn đoán loãng xương.

Abstract
ASSOCIATIONS OF BONE TURNOVER MARKERS AND BONE MINERAL DENSITY IN ADULT DWELLERS OF HO CHI MINH CITY
Bone is an active tissue which is impacted by remodeling cycle with couple of resorptive and formative periods. These periods can be assessed by measurement of bone turnover markers.This study sought to examine an association between bone turnover markers and bone mineral density in a Vietnamese population.
The study was designed as a cross-sectional investigation, which involved 205 men and 372 women aged 18 to 87, who were randomly selected from various districts within Ho Chi Minh City. Fasting serum levels of P1NP, beta-CTX were measured by the electrochemiluminescence immunoassay (ECLIA) on the Elecsys 2010 automated analyzer (Roche). Bone mineral density (BMD) at lumbar spine (LS) and femoral neck (FN) was determined by DXA, Hologic. The association between P1NP, beta-CTX and bone mineral density was analyzed by a polynomial linear regression model.
While P1NP linearly decreased with advancing age in both men and women, beta-CTX changed with age by a complex pattern, which declined in men and women aged from 20-40, and then increased in women aged 40+ more than in men. In the linear regression model, there was a linear inverse relationship between beta-CTX and both FNBMD and LSBMD, while no association between P1NP and BMD was found. In the multiple linear regression model, age, weight and beta-CTX explained 40% and 53.5% of total variance in FNBMD and LSBMD, respectively. In which, beta-CTX accounted for 0.7% and 3.1% of changes of FNBMD and LSBMD, respectively.
In summary, these data suggest that bone turnover markers increase in postmenopausal women and elderly men. The resorption marker beta-CTX, not formation marker, was inversely associated with BMD at the femoral neck and lumbar spine. These results suggest that bone turnover markers can be used as a biochemical tool for the diagnosis of osteoporosis.

Download pdf