Hoạt hóa noãn bằng calcium ionophore sau tiêm tinh trùng vào bào tương noãn

Nguyễn Thị Thu Lan*,¥ Mai Công Minh Tâm* Trương Thị Thanh Bình*,¥ Huỳnh Gia Bảo*
Hà Thanh Quế* Phạm Thanh Xuân¥ Hồ Mạnh Tường*,¥

Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng phương pháp hoạt hóa noãn bằng calcium ionophore lên các chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) do tinh trùng ít, yếu và dị dạng (OAT) nặng.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Phương pháp: Noãn từ mỗi trường hợp điều trị ICSI được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm 1 được thực hiện hỗ trợ hoạt hóa noãn (AOA) bằng calcium ionophore 10 μM sau khi ICSI và nhóm 2 là nhóm đối chứng (không thực hiện AOA sau ICSI). Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thoái hóa, tỉ lệ phân chia tạo phôi của noãn sau thụ tinh và tỉ lệ tạo phôi có chất lượng khá/tốt được so sánh giữa hai nhóm.
Kết quả: 1.588 noãn từ 101 chu kỳ điều trị ICSI do OAT nặng từ tháng 6/2010 đến tháng 7/2011 tại IVFAS (Bệnh viện An Sinh). Nhóm 1 (ICSI + AOA) có 802 noãn, nhóm 2 (ICSI) có 786 noãn. Có sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ thụ tinh ở nhóm 1 so với nhóm 2 (80,8% so với 74,3%, P<0,002). Các tỉ lệ khác không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.
Kết luận: Phương pháp AOA có thể là tăng tỉ lệ thụ tinh của phương pháp ISCI đối với các trường hợp OAT nặng.
 Abstract
Oocyte Activation with Calcium Ionophore after Intracytoplasmic Sperm Injection
Objective: To evaluate the efficiency of artificial oocyte activation (AOA) with calcium ionophore on intracytoplasmic sperm injection (ICSI) cycles with severe oligo-terato-asthenozoospermia (OAT).
Design: Randomized control trial (RCT)
Methods: Oocytes of each ICSI treatment cycle were randomly assigned to apply either AOA with calcium ionophore 10μM after ICSI (group 1) or ICSI without AOA (group 2) as controls. The rates of fertilization, degeneration, cleaving and good embryo were compared between two groups.
Results: 1,588 oocytes from 101 cycles with severe OAT were treated with ICSI between June 2010 and July 2011 at IVFAS (An Sinh Hospital). Numbers of oocytes assigned into group 1 (ICSI + AOA) and group 2 (ICSI)  were 802 and 786, respectively. There is a significant increase in the fertilization rate in group 1 compared with group 2 (80.8% vs 74.3%, P<0.002). The other rates were not significantly different between two groups.
Conclusion: AOA can improve fertilization rate in ICSI treatment with severe OAT.


*IVFAS, Bệnh viện An Sinh, TpHCM
¥Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản, Khoa Y, Đại học Quốc gia Tp.HCM