Chẩn đoán gãy xương đốt sống (phần 1)

Phần 1. Phát triển giá trị tham chiếu cho người Việt

Hồ Phạm Thục Lan1,2, Mai Duy Linh1, Đỗ Thị Mộng Hoàng1, Phạm Ngọc Hoa3,
Lại Quốc Thái2, Nguyễn Đình Nguyên4, Nguyễn Văn Tuấn4,5


Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu. Gãy xương đốt sống xảy ra một cách âm thầm vì không có triệu chứng đáng chú ý. Phương pháp chẩn đoán gãy xương đốt sống chính xác nhất là dựa vào định lượng chiều cao của mỗi đốt sống. Nghiên cứu này có mục tiêu phát triển giá trị tham chiếu để phục vụ cho việc chẩn đoán gãy xương đốt sống ở người Việt.
Phương pháp. Nghiên cứu được thực hiện trên 312 nam và 657 nữ, tuổi từ 18 đến 87 (tuổi trung bình 54). Những đối tượng nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng thuộc TP.HCM. Ở mỗi đối tượng, chúng tôi chụp X-quang cột sống, và đo chiều cao trước (anterior height, Ha), chiều cao giữa (middle height, Hm) và chiều cao sau (posterior height, Hp) của mỗi đốt sống, từ T4 đến T12 và L1 đến L5 bằng phần mềm ImageJ. Dựa vào Ha, Hp và Hm, chúng tôi tính tỉ số Ha/Hp, Hm/Hp, Hp/Hp+1, và Hp/Hp-1 cho mỗi đốt sống. Giá trị tham chiếu cho tất cả các thông số trên được phát triển bằng cách ứng dụng phương pháp thống kê số trung bình winsor và độ lệch chuẩn.
Kết quả. Ở mỗi đốt sống, chiều cao thân đốt sống Ha, Hm, Hp ở nam đều cao hơn nữ khoảng 1 đến 2 mm. Ở cả hai giới, chiều cao trước Ha và giữa Hm tăng dần từ T4 tới L3, và giảm dần ở L4-L5. Các chiều cao thân đốt sống ngực T4-T9 có khuynh hướng ổn định theo thời gian, trong khi các đốt sống T10-L5, có khuynh hướng giảm dần các chiều cao theo thời gian. Tại mỗi đốt sống, tỉ số Ha/Hp luôn luôn cao hơn tỉ số Hm/Hp cho thấy chiều cao trước luôn cao hơn chiều cao giữa.
Kết luận. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin cơ bản về hình dạng các xương đốt sống của người Việt Nam và có thể sử dụng làm trị số tham chiếu cho chẩn đoán gãy xương đốt sống ở người Việt Nam.

Abstract
Study aim. Vertebral fracture is an asymptomatic disorder. Methods for diagnosing vertebral fracture relies on quantitative measurements of vertebral dimensions. The present study was designed to measure vertebral dimensions and to develop reference range for the diagnosis of vertebral fracture in Vietnamese men and women.
Methods. The study included 312 men and 657 women aged between 18 and 87 years (with average age being 54). Participants were randomly selected from the general community in Ho Chi Minh City. Chest X-ray was taken from each individual, and based on the X-ray, anterior height (Ha), middle height (Hm) and posterior height (Hp) for each vertebrae (T4 to T12 and L1 to L5) were measured by the ImageJ software package. Using Ha, Hp and Hm data, we computed four ratios: Ha/Hp, Hm/Hp, Hp/Hp+1, and Hp/Hp-1 for each vertebrae. Reference ranges for these ratios were then developed by the method of winsorized mean.
Results. For any vertebra, Ha, Hm, Hp in men were consistently higher than in women by between 1 and 2 mm. In both sexes, vertebral heights Ha and Hm increased in a stepwise fashion from T4 to L3, and then gradually reduced in L4-L5. Analysis by age showed that vertebral heights for T4-T9 tended to decrease with advancing age; however, vertebral heights for T10-L5 tended to increase with advancing age. In each vertebra, the ratio Ha/Hp was greater than Hm/Hp, consistent with the fact that Ha > Hm.
Conclusion.These results provide the first ever anthropometric data of vertebral dimensions for the Vietnamese population. The data can also serve as a reference ranges for the diagnosis of vertebral fracture in Vietnamese men and women.

Download pdf