Chẩn đoán gãy xương đốt sống (phần 2)

Phần 2. Quy mô gãy xương đốt sống ở người Việt 

Hồ Phạm Thục Lan1,2, Mai Duy Linh1, Đỗ Thị Mộng Hoàng1, Phạm Ngọc Hoa1, Lại Quốc Thái2, Nguyễn Đình Nguyên3, Nguyễn Văn Tuấn3 

Tóm tắt 
Mục tiêu. Gãy xương đốt sống là một biểu hiện cổ điển của loãng xương, vì không có triệu chứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định tỉ lệ hiện hành gãy xương đốt sống ở nam và nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp. Nghiên cứu được thực hiện trên 129 nam và 396 nữ, tuổi từ 50 đến 87. Những đối tượng nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng trong TPHCM. Mỗi đối tượng được chụp X-quang cột sống, và chiều cao trước (anterior height, Ha), chiều cao chính giữa (middle height, Hm) và chiều cao phía sau (posterior height, Hp) của 14 đốt sống (T4 đến T12 và L1 đến L5) được đo bằng phần mềm ImageJ. Dựa vào Ha, Hp và Hm, chúng tôi tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (SD) cho tỉ số Ha/Hp, Hm/Hp, Hp / Hp+1, và Hp/Hp-1 cho mỗi đốt sống. Gãy xương được xác định dựa vào tiêu chuẩn >3SD và >4SD. Chúng tôi phân gãy xương thành 3 nhóm: gãy bờ, gãy đĩa và gãy lún. Kết quả. Tính chung, tỉ lệ gãy xương đốt sống ở nam là 23% (n = 30) và nữ là 26% (n = 105). Tuy nhiên, tỉ lệ gãy xương có xu hướng tăng theo độ tuổi. Ở độ tuổi 70+, có 41% nam và 42% nữ bị gãy xương đốt sống. Ở nam, phần lớn gãy xương là gãy lún (17/30), kế đến là gãy đĩa (12/30) và gãy bờ (11/30). Ở nữ, gãy lún chiếm đa số (60/105) gần tương đương với gãy bờ (58/105) và cao hơn gãy đĩa (44/105). Kết luận. Ở nam và nữ trên 50 tuổi, hơn 1/5 số người bị gãy xương đốt sống không triệu chứng, và tỉ lệ này tương đương với các sắc tộc người da trắng ở phương Tây. Kết quả này cho thấy loãng xương thật sự là một gánh nặng y tế ở nước ta, nhất là trong điều kiện số người cao tuổi đang gia tăng nhanh.

Abstract 
Background and aim. Vertebral fracture is a classic manifestation of osteoporosis, because the disorder has no specific symptoms. The present study sought to determine the prevalence of asymptomatic vertebral fracture in men and women in Ho Chi Minh City. Methods. The study involved 129 men and 396 women aged between 50 and 87 years. The individuals were randomly recruited from the general community in Ho Chi Minh City. Chest X-ray was taken from each individual. We used the ImageJ software package to measure anterior height (Ha), middle height (Hm) and posterior height (Hp) for each vertebrae (T3 to T12 and L1 to L5). The dimensions were then used to determine 4 ratios: Ha/Hp, Hm/Hp, Hp / Hp+1, and Hp/Hp-1 for each vertebra. Mean and standard deviation were estimated for each ratio. Vertebral fracture was diagnosed as a ratio greater than 3SD or >4SD from the mean. Fracture was further classified into three groups, namely, wedge, biconcavity, and compression. Results. Overall, the prevalence of vertebral fracture in men was 23% (n = 30) which was not significantly different from women whose prevalence was 26% (n = 105). However, the risk of fracture increased with advancing age, such that from the age of 70+, 41% of men and 42% women had at least one vertebral fracture. In men, the commonest fracture was compression, accounting for 13% of total fractures, followed by biconcavity (9%) and wedge (8.5%). In contrast, wedge was commonly observed in women (15%), followed by compression (14%) and biconcavity (11%). Conclusion. These data suggest that asymptomatic vertebral fracture is quite common in men and women aged 50 years and above, and that the prevalence is equivalent to that in Caucasian populations. The results also imply that vertebral fracture and osteoporosis represent a significant public health burden in Vietnam, particularly when the population is rapidly aging.

Download pdf