Author Archives: admin

Đào tạo liên tục trực tuyến về INSULIN

Ngày thứ ba 16 tháng 5 năm 2017, Hội Y Học tổ chức lễ ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với công ty Novo Nordisk về việc tổ chức một khóa đào tạo liên tục trực tuyến về INSULIN. Theo dự án, khóa học gồm có 4 học phần bắt đầu từ ngày 15.7.2017 và kết thúc ngày 16.5.2018.

 

Văn phòng Hội Y Học TP.HCM

Viêm tụy cấp

 B.S. Trần Ngọc Bảo

 Viêm tuỵ cấp (VTC) là một bệnh thường được gặp ở khoa cấp cứu các bệnh viện với bệnh cảnh cơn đau bụng cấp. Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 220.000 bệnh nhân VTC được điều trị và số bệnh nhân VTC đã tăng gấp đôi trong 2 thập niên cuối. Ở Hà Lan từ 1992 đến 2004 số bệnh nhân VTC tăng 75%. Ở Anh bệnh nhân VTC tăng 3,1% mỗi năm. Khoảng 10 – 15% ca VTC có diễn tiến nặng và có thể dẫn đến tử vong.

I. NGUYÊN NHÂN 

VTC do nhiều nguyên nhân gây ra, trong số đó thường gặp nhất là:
(1) bệnh đường mật do sỏi hoặc giun đũa: chiếm 40 – 50%   VÀ
(2) Rượu chiếm 20 – 30%.

Các nguyên nhân ít gặp hơn có thể do:
(1) chấn thuơng vùng bụng từ ngoài hoặc do phẫu thuật về DD-TTr, do thủ thuật như chụp mật tuỵ ngược dòng qua nội soi (ERCP).
(2) Các bệnh lý gây tổn thương mạch máu nhỏ như bệnh tiểu đường, bệnh Lupút đỏ.
(3) Các bệnh có tăng lipide máu như h/ch thận hư hoặc nhóm các bệnh rối loạn chuyển hoá lipide máu.
(4)  Các rối loạn ch/hoá: tăng calci huyết như cường tuyến cận giáp.
(5)  Nhiễm siêu vi ( SV quai bị, CMV, EBV ).
(6) Do các thuốc: Azathioprin, 6-MP, Cimetidine, Estrogenes, Furosemide, Methyl-dopa, Tetracycline …
(7) Do dị ứng.

Và có khoảng  20 – 25 % trường hợp không thể xác định nguyên nhân của VTC; các nghiên cứu gần đây của Garg và cs cho thấy sỏi bùn có thể là nguyên nhân đáng kể của VTC tái phát không rõ nguyên nhân. Theo Tolstrup và cs, thuốc lá là yếu tố nguy cơ độc lập của VTC và cần khuyến cáo bệnh nhân VTC bỏ hút thuốc lá .

II- VTC là một tiến trình tự huỷ mô tuỵ do chính men tuỵ. Bình thường tuyến tuỵ bài tiết  các men tuỵ  Amylase, Lipase, Proteases, Trysin … để giúp sự tiêu hoá thức ăn. Trong VTC các men tuỵ trở lại tiêu huỷ mô tuỵ. Tuy nhiên, tuyên tuỵ có thể tự bảo vệ qua các cơ chế như (1)  Bài tiết các men tuỵ dưới dạng chưa hoạt động ( tiền men ). Các men này chỉ có tác dụng sau khi được hoạt hoá ở tá tràng. Các chất tiền men là trypsinogen, chymotrypsinogen, kallikreinogen, procarboxypeptidase, prophospholipase, proelastase, prolipase… Trypsinogen được hoạt hoá ở tá tràng dưới tác dụng của men enterokinase, các men còn lại được hoạt hoá bởi trypsin. (2) Tuỵ còn tiết các chất kháng men là antitrypsin ( SPINK1)và antilipase đế  ức chế tác dụng của các men trypsin và lipase trong mô tuỵ. Nhưng khả năng ức chế này có giới hạn, nên khi trypsin và lipase được hoạt hoá ngay trong mô tuỵ quá nhiều thì hiện tượng phá huỷ mô tuỵ vẫn diễn ra gây VTC. Cơ chế hoạt hoá các men tuỵ ngay trong mô tuỵ được giải thích do sự tăng nhạy cảm đáp ứng của các tế bào nang tuyến tụy với cholecystokinin, acetylcholine do ethanol, do acid …, Khi trypsin đã được thành lập thì trypsin sẽ hoạt hoá các men còn lại của dịch tuỵ gây tổn thương mô tụy. Các yếu tố thuận lợi cho sự khởi phát VTC là (1) tình trạng tắc ống dẫn chung hoặc tắc cơ vòng Oddi do sỏi hoặc giun đủa hoặc lúc cao điểm của hoạt động tiêu hoá ( sau bửa ăn ) ; (2) tình trạng dập nát mô tụy do chấn thương từ bên ngoài hoặc do phẫu thuật ; (3) tình trạng rối loạn vận mạch do viêm tắc tĩnh mạch, do dị ứng làm co thắt các mạch máu nhỏ kéo dài gây nhồi máu ở mô tuỵ dẫn đến thiếu oxy và làm tổn thương các tế bào đưa đến việc giải phóng các men tế bào. Các men tế bào sẽ hoạt hoá trypsinogen ngay trong mô tuỵ và gây VTC.  Các diễn tiến tiếp theo  như sau: Tổn thương đầu tiên là VTC phù mô kẽ với 85 – 90% ca sẽ hồi phục hoàn toàn. Khoảng 10 – 15% ca sẽ diễn tiến nặng với các tổn thương hoại tử mỡ hoặc hoại tử xuất huyết và huỷ mô tuỵ. Các men tuỵ xâm nhập vào xoang bụng gây tiết dịch hoặc xuất huyết ổ bụng.  Men tuỵ cũng vào hệ tuần hoàn và hoạt hoá các kinin hoặc qua hệ tuần hoàn đến các cơ quan xa như phổi ,thận .. gây tổn thương và suy chức năng của các cơ quan này. Các tổn thương hoại tử, xuất huyết ở tuỵ và các cơ quan sẽ dẫn đến các biến chứng như sốc, áp xe tuỵ, nang giả tuỵ, viêm phúc mạc mũ, suy hô hấp cấp, suy thận cấp .

III. Các triệu chứng lâm sàng
của VTC không đặc hiệu nhưng có những điểm đặc biệt gợi ý cho chẩn đoán.

1- Đau bụng:  do căng tuyến tuỵ, do thoát dịch sau phúc mạc hay do viêm phúc mạc. Các tính chất của cơn đau do VTC  gồm:

(1)  Các cơn đau thường khởi phát đột ngột, sau 1 bữa ăn no, nhiều mỡ, sau 1 bữa tiệc (cao điểm tiêu hoá ).
(2) Đau thường có tính chất cấp tính, dữ dội, kiểu “bụng ngoại khoa”.
(3) Đau vùng trên rốn, bên trái, lan ra lưng trái và có khuynh hướng giảm nhẹ với tư thế gập cong người ( tư thế cò súng ).

Khám lâm sàng có thể có 2 tình huống:
(1) Thành bụng mềm, không có dấu đề kháng hoặc co cơ thành bụng. Vùng trên rốn chỉ hơi căng tức khi ấn. Có thể phát hiện các điểm đau vùng tuỵ ( dấu Mayo-Robson ).
(2) Khi có dấu đề kháng hoặc co cơ thành bụng phải lưu ý theo dõi để  phát hiện kịp thời biến chứng viêm phúc mạc. Các xuất huyết ở mô dưới da có thể tạo nên các vết hoặc mảng bầm tím ở da vùng quanh rốn ( dấu Cullen ) hoặc ở vùng sườn lưng trái và hông trái ( dấu Turner-Grey ) .

2-Triệu chứng kèm:
Buồn nôn và nôn với các tính chất:
Nôn nhiều và liên tục.
Sau nôn không đỡ đau.
Trường hợp nôn ra máu là gợi ý của VTC xuất huyết, tiên lượng nặng.

3- Các triệu chứng khác: gồm:

(a)  Sốt, nếu xuất hiện sớm trong 2 – 3 ngày đầu thường do phản ứng với mô hoại tử, hoặc do bệnh đường mật phối hợp.  Nếu sốt muộn hơn phải lưu ý biến chứng nhiễm trùng như áp xe tuỵ, viêm phúc mạc.
(b) Vàng da nếu vàng da nhẹ, kín đáo thường do phù nề ống dẫn chung. Nếu vàng da rõ thường do bệnh đường mật đi kèm do sỏi hoặc do giun.
(c) Rối loạn vận chuyển ruột với các biểu hiện táo bón hoặc tiêu chảy không đặc hiệu. Thường có tình trạng liệt ruột và chướng hơi trong ổ bụng.
(d) Tiết dịch trong xoang bụng thường gặp ở những ca nặng, có khi dịch cổ trướng có máu. Tràn dịch màng phổi trái  ít  gặp hơn và cũng có tiên lượng nặng. Sự hiện diện của men tuỵ trong các dịch tiết là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán VTC.

4- Các biến chứng: của VTC gồm

(1) Sốc nếu xảy ra sớm trong những ngày đầu của bệnh, thường do  biến chứng xuất huyết hoặc do nhiễm độc các chất kinin ( xem sơ đồ ). Nếu do nhiễn trùng, sốc thường xảy ra muộn hơn ở tuần thứ 2 của bệnh.

(2) Xuất huyết tại tuyến tuỵ, trong xoang bụng, trong ống tiêu hoá hoặc ở các cơ quan xa do men tuỵ làm tổn thương các mạch máu. Biến chứng này thường xảy ra trong tuần đầu của bệnh, tiên lượng nặng.

(3) Nhiễm trùng tại tuyến tuỵ thường xảy ra vào cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh dẫn đến thành lập ổ áp xe tuỵ. Ổ nhiểm có thể  khu trú vùng dưới cơ hoành hoặc lan toả thành viêm phúc mạc toàn thể do bội nhiễm dịch cổ trướng và mô hoại tử, tiên lượng nặng.

(4) Suy hô hấp cấp (ARDS): tiên lượng nặng.

(5) Nang giả tuỵ  thường xuất hiện vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh do hiện tượng đóng kén để khu trú tổn thương. Nang giả tuỵ có thể được thu dọn hoặc tự dẫn lưu vào đường tuỵ rồi biến mất trong 4 – 6 tuần ; Nang cũng có thể tồn tại lâu dài hơn và có thể dẫn đến các biến chứng bội nhiễm khuẩn ,hoá áp xe. (6) Viêm tuỵ mạn do VTC tái phát nhiều lần, đa số là VTC ở người nghiện rượu. Vì vậy, ở người nghiện rượu phải lưu ý có thể là đợt cấp tính của viên tuỵ mạn .

IV- Các xét nghiệm cận lâm sàng
giúp xác định chẩn đoán gồm :

1- Định lượng men tuỵ: (1) Amylase máu & nước tiểu thường tăng cao với các điểm gợi ý là (a) Amylase máu & nước tiểu tăng rất sớm từ những giờ đầu của bệnh. Trị số bình thường của amylase máu và amylase nước tiểu là < 100UI/100ml, (b) Amylase máu về bình thường sớm (2–3ngày sau ), Amylase nước tiểu về bình thường muộn hơn (7 – 10ngày sau ) và (c) Tăng amylase máu & nước tiểu chỉ có ý nghĩa chẩn đoán ( > 5N phù hợp chẩn đoán 95% ) và không có ý nghĩa tiên lượng. (2) Định lượng men lipase máu đặc hiệu hơn amylase nhưng độ nhạy cũng tương đương như định lượng amylase. Trị số bình thường  < 160 UI/ml, trong VTC thường tăng > 2N – 3N.

2- Hút dịch cổ trướng, dịch màng phổi nếu có, và định lượng men amylase trong dịch cũng giúp cũng cố chẩn đoán VTC. Lượng amylase trong địch thường rát cao  > 5.000UI/L .

3- Xquang  bụng không sửa soạn  thường được chỉ định cấp cứu để loại trừ 1 “bụng ngoại khoa”  nhưng có thể cho những chỉ dẫn giáp tiếp của VTC như quai ruột canh gác, tràn dịch đáy phổi trái. Chụp mật tuỵ ngược dòng qua nội soi ( ERCP ) hiếm khi được chỉ định cấp cứu ,nhưng nếu được thực hiện có thể giúp chẩn đoán VTC do các bệnh đường mật .

4- Siêu âm bụng: có thể phát hiện các tổn thương tuỵ như tuỵ phù nề ,tăng kích thước, các ổ hoại tử vùng tuỵ, tụ dịch quanh tuyến tuỵ, nang giả tuỵ. Siêu âm bụng còn giúp phát hiện bệnh lý đường mật đi kèm như sỏi hoặc giun trong đường tuỵ, đường mật. Tuy nhiên ,việc khảo sát tuỵ sẽ khó khăn, bị hạn chế khi có tình trạng chướng hơi trong các quai ruột .

5- CTscan: khi nghi ngờ VTC nặng và có biến chứng, CT scan cho hình ảnh rõ hơn siêu âm vì không bị ảnh hưởng bơi tình trạng chướng hơi trong các quai ruột .

V- Chẩn đoán xác định VTC
: Chắc chắn nhất là khi ta quan sát trực tiếp tuyến tuỵ qua phẫu thuật, nhưng trên lâm sàng, tình huống này chỉ xảy ra  trong một số ít trường hợp. Do đó, chẩn đoán VTC cần dựa trên các yếu tố:

(1) Lâm sàng với cơn đau bụng cấp vùng thượng vị lói ra phía lưng, kèm nôn ói nhiều, ấn đau diểm sườn lưng trái (dấu Mayo-Robson). Cơn đau thường xảy ra sau bữa ăn. Bệnh nhân có thể có tiền sử sỏi mật hoặc tiền sử đau bụng giun, đi cầu ra giun.

(2) Định lượng men amylase máu thường tăng cao .> 3N ( 300UI/L) và amylase nước tiểu thường tăng  > 500UI/L.

(3) Siêu âm  bụng có thể phát hiện các dấu hiệu của VTC trên siêu âm như; tuỵ phù nề tăng kích thước, hoại tử mô tuỵ, áp xe tuỵ nang giả tuỵ, hay tụ dịch quanh tuỵ.

(4) Trường hợp chướng hơi nhiều trong các quai ruột, phải dùng CT scan mới phát hiện được các tổn thương tuyến tuỵ.

(5) Trường hợp phát hiện có tụ dịch xoang màng bụng, màng phổi, có thể chọc dịch màng bụng, màng phổi và định lượng men amylase trong dịch màng bụng, màng phổi thường cao  > 1.000 UI/L.

(6) Chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác của cơn đau bụng cấp cũng là một yếu tố củng cố cho chẩn đoán VTC trên lâm sàng .

VTC cần được chẩn đoán gián biệt với:

Các bệnh cấp cứu ngoại khoa gây đau bụng cấp phải luôn được đặt ra để xác định hoặc loại trừ:

(1) Thủng tạng rỗng trên lâm sàng cần lưu ý khai thác tiền sử loét, sốt thương hàn; qua thăm khám có thể có dấu đề kháng thượng vị, dấu co cơ thành bụng, dấu mất vùng đục trước gan; Xquang bụng không sửa soạn thấy hơi tự do trong xoang bụng ( liềm hơi dưới cơ hoành ).

(2) Nhồi máu mạc treo với các triệu chứng đau bụng đột ngột quanh rốn, nôn ói thường chỉ có lúc đầu, có thể tiêu ra máu, nhưng do tính chất thay đổi của các cơn đau bụng khi tăng khi giảm, các dấu hiệu cận lâm sàng thường không đặc hiệu nên chẩn đoán thường bị chậm trễ.

(3) Tắc ruột cấp với các dấu hiệu lâm sàng gợi ý như nôn ói có mùi phân, dấu rắn bò. Xquang bụng không sửa soạn có nhiều mức nước hơi.

(4) Viêm túi mật cấp, nhiễm trùng đường mật:  bệnh nhân có thể có tiền sử sỏi mật, cơn đau quặn mật, giun lên đường mật, đau nhiều BSP lan vai phải. Siêu âm  bụng  có các hình ảnh bệnh lý đường mật, túi mật.

Các nguyên nhân  nội khoa của cơn đau bụng cấp cần được lưu ý xác minh hoặc loại trừ như

(1) Nhồi máu cơ tim  vùng dưới hoành nên chú ý tiền sử cao HA, xơ mỡ động mạch; lâm sàng với đau bụng đột ngột vùng thượng vị lan lên ngực trái, vai trái, có thể có truỵ mạch đột ngột. Cận lâm sàng thấy các thay đổi trên ECG, thay đổi men tim.

(2) Cơn đau loét DD-TTr. Với tiền sử loét DD-TTr, đau thượng vị có liên quan đến bửa ăn. Đau giảm khi uống thuốc kháng axit hoặc thuốc băng niêm mạc, đau tăng khi ăn thức chua hoặc uống các thuốc kháng viêm. Đau bụng ít khi kèm nôn ói nếu không có biến chứng ; nếu có nôn ói, sau ói thường đỡ đau dễ chịu hơn .

VI. Đánh giá độ nặng VTC: Do nguy cơ xảy đến các biến chứng và tử vong  trong VTC nhẹ và nặng rất khác nhau, nên việc đánh giá tình trạng nặng nhẹ của một ca VTC rất cần thiết để từ đó có hướng xử trí thích hợp nhất  nhằm làm giảm nguy cơ tử vong trong VTC.

Hiện nay việc đánh giá độ nặng VTC theo 3 mức độ :

VTC nhẹ VTC vừa VTC nặng

Tình trạng bệnh tật
Tử vong

Phù mô kẽ

Không suy cơ quan
Thấp
Thấp

Phù mô kẽ +
B/ch tại chổ
Không suy cơ quan
Cao
Thấp
Phù mô kẽ +
B/ch tại chổ
Suy cơ quan kéo dài
Cao
Cao

 Các yếu tố tiên lượng nặng của VTC dựa trên:

1- Lâm sàng :   gồm

  • Tình trạng sốc.
  • Dấu viêm phúc mạc.
  • Suy hô hấp cấp.
  • Suy thận cấp.
  • Xuất huyết (da niêm, nội tạng).
  • Tràn dịch màng phổi.

2- Cận lâm sàng:

Theo J.H.C. Ranson:

* Lúc nhập viện:

  • Tuổi  >  55tuổi.
  • Đếm bạch cầu > 16.000/mm3.
  • Đường huyết  > 10mmol/L ( > 2g/L ).
  • LDH > 1,5N ( > 350 UI/l ).
  • AST ( SGOT ) > 6N  ( > 250 UI/l ).

* Qua 48 giờ theo dõi

  • Ure huyết tăng  > 3mmol  ( 0,2gr/l ).
  • PaO2  <  60mmHg.
  • Calci máu  <  2mmol/l ( 80mg/l ).
  • DTHC: giảm  >  10%.
  • Dự trữ kiềm  giảm  >   4mmol/l.
  • Thoát dịch mô kẽ  >  6 lít.

Theo Imrie:

  • Tuổi  > 55 tuổi
  • Đếm bạch cầu > 16.000/mm3.
  • PaO2  <  60mmHg.
  • Đường huyết  > 10mmol/l ( > 2gr/l ).
  • Ure huyết  >  16mmol/l.
  • Calci máu  <  2mmol/l ( 80mg/l ).
  • Albumin huyết  <  32gr/l.
  • LDH >  600mcg/l.
  • AST (SGOT), ALT(SGPT) > 100 UI/L.

Các đánh giá tiên lượng khác:
The Acute Physiology, Age and Chronic Health Evaluation ( APACHE II)  phức tạp hơn ( 33 tham số ) nên khó được áp dụng rộng rãi.
The Pancreatic 3 scores ( 3 tham số VTC ):  DTHC > 44%, BMI > 30, và tràn dịch màng phổi. Khi cả 3 yếu tố cùng hiện diện, dự đoán diễn tiến nặng phù hợp đến 99%.
The Harmless Acute Pancreatic score ( HAPS ) với (1) Không dấu dội ngược ( rebound tenderness ), (2) DTHC bình thường và (3) creatinin h.th. bình thường. Khi cả 3 yếu tố này cùng hiện diện, dư đoán diễn tiến nhẹ phù hợp đến 98%. Hiện nay, việc định lượng các chất Trysinogen Activition Peptide ( TAP ), Procalcitonin, Interleukin 6 ( IL-6 ) để đánh giá mức độ nặng của VTC đang được tiếp tục nghiên cứu .

VII. ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP

Trước tiên cần lưu ý đánh giá mức độ nặng của ca VTC vì tiên lượng tử vong của các ca VTC nhẹ chỉ vào khoảng 1%, trong khi các ca VTC nặng có tỉ lệ tử vong từ 10-15% nếu không có nhiễm trùng và từ 30-35% khi có biến chứng nhiễm trùng .

1- Các nguyên tắc chung: trong điều trị VTC là

(1) Điều trị kết hợp nội ngoại khoa gồm điều trị hồi sức nội khoa và theo dõi sát diễn tiến của VTC để chỉ định can thiệp ngoại khoa vào thời điểm thích hợp nhất.
(2) Để tuyến tuỵ nghỉ, tránh kích thích tuỵ bài tiết bằng thuốc và bằng phương pháp nuôi ăn.
(3) Điều trị nâng đỡ hổ trợ toàn thân.
(4) Điều trị các biến chứng.

2- Điều trị nội: nhằm  giảm đau, giảm tiết tuỵ, ngừa và chống sốc, nuôi ăn, sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm, và các biện pháp điều trị hỗ trợ khác.

2.1 Điều trị giảm đau: Có thể xử dụng  các thuốc giảm đau, giảm co thắt  (tiêm bắp  hoặc tiêm mạch)  N-Butylhyoscin.   Thuốc chống đau nhức  Noramidopyrine   Dolargan, Meperidin ( tiêm bắp ).  thuốc gây tê Procain, Lidocain 1%  20-30ml/250ml Glucose5% TTM 1ml/phút .

2.2- Giảm tiết tuỵ: bằng (1) Hút dịch dạ dày liên tục. Tuy nhiên vì đặt sông mũi-dạ dày cũng gây khó chịu cho bệnh nhân nên chỉ chỉ định hút dịch dạ dày trong ca VTC nặng hoặc có chướng hơi, nôn ói nhiều. (2) Thuốc chống tiết dịch vị  như ức chế thụ thể H2 ( AntiH2), ức chế bơm proton ( IPP ) tiêm mạch có tác dụng gián tiêp giảm tiết tuyến tuỵ. (3) Somatostatin, Octreotide 100mcg X 3/ngày .

2.3- Nuôi ăn: (1)  Đường tiêm truyền trong 1 – 2 ngày đầu, đảm bảo lượng calo, đưởng ,đạm  lúc đầu 30calo/kg/ngày và tăng dần lên 50 – 60 calo/kg/ngày. Sau đó, khi bệnh nhân hết đau bụng, hết nôn ói thì chuyền dần sang (2)  Nuôi ăn qua đường miệng theo trình tự: nước đường, cháo đường, cơm nhão rồi cơm bình thường. Chú ý kiêng sữa, mỡ, béo. Đối với VTC nhẹ có thể tiến hành nuôi ăn qua đường miệng sớm, 24 – 72 giờ sau nhập viện. Trong VTC nặng, nuôi ăn sớm qua đường miệng được khuyến cáo vì giúp giảm tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng nhưng chưa làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ tử vong và suy chức năng cơ quan*. Cũng chưa có ý kiến đồng thuận về cách nuôi ăn qua đường miệng trong VTC nặng như dung dịch nuôi ăn và sonde nuôi ăn ( ở tá tràng hay hỗng tràng )

2.4- Phòng & điều trị sốc: gồm các biện pháp

(1) Truyền dịch lượng nhiều (4 – 6 lít/ngày) trong những ngày đầu.
(2) Điều chỉnh các rối loạn nước, các chất điện giải  thăng bằng kiềm toan, chú ý điều chỉnh ion Calci, Magnesium.
(3) Khi có sốc điều trị theo nguyên nhân (XH, nhiễm trùng, nhiễm độc ).
(4) Trường hợp sốc nhiễm độc ngoài bù dịch đầy đủ cần cho thuốc vận mạch ( Dobutamin 2 – 5mcg/kg/phút tăng dần liều, Nor-Epinephrin 4 -15mcg/phút ). Có thể xử dụng chất ức chế Kallikrein ( Trasylol, Zymogen ) 1 – 3 MUI TTM/24 giờ trong 1 – 2 tuần .

2.5- Điều trị các biến chứng khác: (1) Suy hô hấp: Hổ trợ hô hấp từng bước. (2) Suy thận: Lọc ngoài thận. (3) Rối loạn đông máu ( DIC ): Dùng Heparin. (4) Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh phổ rộng, kết hợp diệt khuẩn Gram ( – ), Gram ( + ) và khuẩn kỵ khí, td: CG3 + Metronidazole. (5) Thẩm phân phúc mạc ( 48 – 96giờ ) trong ca VTC nặng giúp thải loại các độc chất nhanh hơn và có thể làm giảm nguy cơ tử vong .

2.6- Chỉ định kháng sinh trong VTC nặng: ( Theo Iselmann và cs )
* Mới xuất hiện Nhiễm trùng huyết hay Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân .
* Mới xuất hiện suy chức năng từ hai cơ quan trở lên .
* Có bằng chứng nhiễm trùng tại tuyến tụy hay ngoài tuyến tụy .
* Tăng CRP kết hợp với nhiễm trùng tại tuyến tụy hay ngoài tuyến tụy .

3- Chỉ định can thiệp ngoại khoa: khi
(1) Có nghi ngờ trong chẩn đoán, khi không loại được một bệnh ngoại khoa khác.
(2) Có biến chứng ngoại khoa như  xuất huyết nội, viêm phúc mạc, áp xe tuỵ.
(3)  Có bệnh đường mật kết hợp chỉ định can thiệp ngoại để giải toả, dẫn lưu đường mật. Ngày nay  kỹ thuật lấy sỏi qua nội soi ,có thể làm  giảm đáng kể chỉ dịnh này.
(4) Thất bại điều trị nội, khi đã điều trị nội khoa tích cực mà không cải thiện được tình trạng bệnh.    

VIII -KẾT LUẬN:

* VTC là một bệnh thường gặp ở phòng cấp cứu các bệnh viện với bệnh cảnh cơn đau bụng cấp. Vì vậy, trước 1 ca đau bụng cấp nên tiến hành thử amylase máu và nước tiểu.
* 2 nhóm VTC nặng và nhẹ với tiên lượng rất khác nhau: VTC nhẹ tử vong  khỏang 1%. VTC nặng tử vong từ 10 – 35%, nên cần phải đánh giá tiên lượng nặng của một ca VTC dựa trên các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng để xử trí tích cực và thích hợp.


Tài liệu tham khảo :

  • Paul G. Lankisch & Markus M. Lerch: Pharmacological prevention & treatment of Acute pancreatitis: Where are we now?  In  Recent advances in Gastrointestinal Pharmacology & Therapeutics. 2006  S Karger AG, Basel. p 249-69.
  • Anil B. Nagar & Fred S. Gorelick: Acute Pancreatitis.  In advanced Therapy in Gastroenterology & Liver Diseases 5th edition. 2005 BC Decker Inc, Hamilton, London, 798 – 804 .
  • Micheal W. Cheng & Jamie S.Barkus: Acute Pancreatitis. In GI/Liver Secrets 3rdedition, 2007 Elservier Inc. p 331 – 341 .
  • Rupjyoti Talukdar & Santhi S. Vege: Recent Developments in Acute Pancreatitis.  Clinical Gastrenterl. & Hepatol .2009 ;7:S3 – S9 .
  • Vikesh K. Singh et al: Early Systemic Inflammatory Response Syndrome is associated with Severe Acute Pancreatitis. Clinical Gastroenterol & Hepatol. 2009;7: 1247 – 1251 .

 

Bản tin hoạt động Hội Y học Tháng 04 -2017

                                                      Bản Tin Hoạt động Hội Y học Tp. Hồ Chí Minh
                                                                       Tháng 04 năm 2017

                                                                           ———————–
I Hoạt động về Tổ chức Hội.
1.    Thứ ba ngày 04.4.2017, Ban thường trực họp phiên thường kỳ có mặt : BS. Trương Thị Xuân Liễu, BS.Huỳnh  Anh Lan, BS. Huỳnh Liên Đoàn, PGS. Nguyễn Thy Khuê, Vắng : GS. Nguyễn Sào Trung, BS. Trần Thanh Xuân.
Nội dung:
+ Đồng ý nội dung báo cáo công tác hội quí 1/2017 và Chương trình mục tiêu hoạt động quí 2/2017 .
•    Phân công BS, Trần Thanh Xuân  trình bày các nội dung họp Ban thường vụ ngày 18.4.2017
+    Triển khai kế hoạch chấm thi /HTSTKT.
•    Họp hội đồng chấm thi lần thứ 1 lúc 8 giờ sáng ngày 5.4.2017 và lẩn thứ 2 sáng ngày 10.04.2017
•    Gửi báo cáo kết quả chấm thi vào ngày 14.04.2017
+ Họp Ban thường vụ, gửi thư mời họp Ban thường vụ chiều 18.4.2017 ,
      Họp thường trực lần tới vào ngày thứ ba 02.5.2017.
2.    Kết quả sơ bộ hội thi sáng tạo kỷ thuật TP.Hồ Chí Minh , chuyên ngành Y lần thứ 24  năm 2015-2016 : Có 06 /25 đề tài/giải pháp đạt yêu cầu có triển vọng đạt giải, đề nghị Hội đồng xét công nhận:
1.    Y.02, có điểm trung bình  :      90,5  đề nghị giải Nhất
2.    Y.07, có điểm trung bình :      72,1 đề nghị giải  Ba 
           3. Y.04  có điểm trung bình  :      66,4    đề nghị giải khuyến khích
           4. Y.03 . có điểm trung bình  :      62  đề nghị giải khuyến khích
           5. Y.12. có điểm trung bình  :      61,3  đề nghị giải khuyến khích.
           6. Y.08. có điểm trung bình  :      60,5  đề nghị giải khuyến khích
    3. Hội nghị thường kỳ Ban thường vụ ngày 18.4.2017
a.    Có mặt 11/24 : BS.Trương Xuân Liễu, BS.Huỳnh Anh Lan,TS. Phạm Việt Thanh, GS.Nguyễn Sào Trung, PGS.Nguyễn Thy Khuê, BS.Huỳnh Liên Đoàn, BS.Trần Thanh Xuân, PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, PGS. Lê Thị Tuyết Lan, GS. Lê Quang Nghĩa, TS.Huỳnh Tấn Tiến
b.    vắng mặt có báo lý do : 11/24 BS.Phan Thanh Hải, BS.Lê Anh Bá, TS.Phan Văn Báu, BS.Đỗ Thị Ngọc Diệp, GS.Hứa Thị Ngọc Hà, GS.Hoàng Trọng Kim, TS.Ngô Đồng Khanh, PGS.Vũ Thị Nhung, PGS.Lê Thị Anh Thư, PGS.Nguyễn Hồng Sơn , Ths.Trần Thị Châu
c.    vắng mặt không báo lý do: 02/24:PGS.Tăng Chí Thượng, GS.Đặng Vạn Phước
Chủ tọa : BS. Trương Thị Xuân Liễu ; Thư ký : BS. Trần Thanh Xuân  .
Nội dung: Cuộc họp bắt đầu lúc 14g.
 BS. Liễu tuyên bố khai mạc
BS. Xuân tóm tắt báo cáo quí 1 và kế hoạch quí 2
Thảo luận
+ BS. Đoàn báo cáo kết quả hội thi sáng tạo KH-KT ngành: 1 giải nhất, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích trong số 25 đề tài tham dự.
+ BS. Đoàn sẽ nhắc các hội tổ chức đại hội theo qui định, BS. Liễu sẽ nhắc hội huyết học truyền máu tổ chức đại hội.
+ Quí 1/2017 có 28 hội thảo do 18 hội tổ chức, trong đó có 5 hội đề nghị cấp 1400 giấy chứng nhận đào tạo liên tục. BS. Xuân sẽ tìm hiểu lý do các hội không đề nghị cấp GCN.
+ Tổng hội Y học đã duyệt 3 học bổng Takeda 2017 và dành 4 suất (2 suất 3 tháng, 2 suất 4 tháng) 2018 cho các tỉnh phía Nam, hạn chót nộp hồ sơ là tháng 5.2017. Văn phòng Hội sẽ thông báo rộng rãi đến các hội thành viên.
+ Hội Y học không được cấp mã số thuế để phát hành hóa đơn đỏ giá trị gia tăng. Nếu cần thì sẽ được cấp từng hóa đơn theo vụ việc.
+ Giấy chứng nhận đào tạo liên tục được cấp cho cá nhân theo yêu cầu, không cấp cho tất cả mọi người tham dự hội thảo.
+ Thường vụ Hội đồng ý cho GS. Hoàng Trọng Kim thôi giữ chức Ủy viên Ban chấp hành hội y học  và sẽ trình hội nghị Ban chấp hành vào tháng 7/2017 thảo luận và biểu quyết , về chủ tịch hội nhi Đồng ý để BS. Hoàng Lê Phúc tạm thời phụ trách hội nhi.. chờ Hội nhi tổ chức đại hội bầu chủ tịch mới hội Nhi và hội nghị Ban chấp hành hội Y học sẽ  thảo luận biểu quyết cử ủy viên ban chấp hành mới. trên cơ sở hội Nhi đề nghị.
+ Thường vụ Hội chưa đồng ý thành lập hội phẫu thuật miệng răng hàm mặt.
+ Hội Y học tổ chức hội thảo "Ho kéo dài" vào sáng thứ bảy 03.6.2017 tại hội trường lầu 3 Đại học Y Dược TP.HCM. GS. Sào Trung mượn hội trường.
+ Tiền nước ngoài chuyển đến Hội Y học cần được báo cáo kế hoạch cụ thể trước.
+ Đồng ý cho các hội thành viên tổ chức hội thảo trực tuyến như đã phối hợp với cty Novo, MSD và cấp giấy chứng nhận 4 tiết.
+ Cử BS. Đoàn tham gia đoàn kiểm tra y tế tư nhân của UB MTTQ thành phố, họp ngày 21.4.2017.
4.Sáng ngày  21.4.2017 họp với Mặt trận tổ quốc thành phố bàn về kế hoạch khảo sát và giám sát hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn Thành phố theo đó có :
  a. Khảo sát 4 hội vào cuối thàng 5/2017 : hội  hội Y học  hội hành nghề y tư nhân , Hội Dược học , Hội Đông Y , riêng hội y học và hội hành nghề y tư nhân đoàn Mặt trận sẽ đến vào 15 giờ ngày 23.5.2017 , thành phần tiếp Ban thường trực hội Y học và chủ tịch , Phó chủ tịch hội hành nghề y tê nhân .
  b. Giám sát ; 6 cơ sở khám chữa bệnh 3 cơ sở tư nhân và 3 cơ sở công lập dự kiến trong tháng 6/2017.
5. Thứ ba ngày 15.4.2017, Ban thường trực họp phiên thường kỳ có mặt : BS. Trương Thị Xuân Liễu, BS.Huỳnh  Anh Lan, BS. Huỳnh Liên Đoàn, PGS. Nguyễn Thy Khuê ,BS.Trần Thanh Xuân., Vắng : GS. Nguyễn Sào Trung, 
Nội dung:
+ Đề nghị chị Trần Thị Châu, hội điều dưỡng gửi đề cương NCKH và gặp chị Liễu v/v nhờ Hội Y học nhận tiền thực hiện đề tài NCKH từ Sở KH-CN.
+ BS. Đoàn và PGS. Thy Khuê họp với Liên hiệp Hội về hội thi sáng tạo kỹ thuật vào sáng thứ sáu ngày 28.4.2017.
+ Đề nghị Liên hiệp Hội cử BS. Anh Lan vào Thường vụ LHH thay thế GS. Sào Trung.
+ Văn phòng nghỉ lễ 30.4 & 01.5 từ ngày thứ bảy 29.4 đến hết ngày thứ ba 02.5.2017.
+ Tiếp đoàn UB MTTQ TP.HCM đến khảo sát hoạt động của Hội Y học và Hội hành nghề y tư nhân lúc 15:00 ngày thứ ba 23.5.2017. Văn phòng mời BS. Phan Thanh Hải và BS. Nguyễn Hữu Tùng, Hội hành nghề y tư nhân, đến dự.
Họp thường trực lần tới vào ngày thứ ba 09.5.2017.
6. Kết quả hội thi sáng tạo lần thứ 24 chuyên ngành Y , được Thành Phố công nhận gồm :  1 giải nhất ; 1 giải ba và 4 giải khuyến khích

II.Hoạt động về Khoa Học Kỹ thuật.

1.    Ngày 01.04.2017,  Hội tim mạch học, do Cty Merck KGaA tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Điều trị một số bệnh lý trong chuỗi bệnh lý tim mạch” tại KS New World, có 02* bài báo cáo cho 300 người dự.
2.    Ngày 01.04.2017,  Hội hô hấp, tự túc, tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp mới cho nhiễm trùng đường hô hấp trên do virut ở trẻ em” tại TT hội nghị GEM, có 2 bài báo cáo cho 15 người dự.
3.    Ngày 01.04.2017, Hội Y học, do các công ty  tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Tiếp cận và sử dụng tốt tài liệu khoa học: Từ lúc đặt câu hỏi nghiên cứu đến lúc xuất bản tại TT Medic, có 3* bài báo cáo cho 50 người dự.
4.    Ngày 01.04.2017,  Hội phẫu thuật tạo hình, do các công ty tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Xu hướng mới trong phẫu thuật tạo hình” tại KS Thiên Hồng, có 3* bài báo cáo cho 100 người dự.
5.    Ngày 04-05.04.2017, Hội dinh dưỡng lâm sàng, do thu phí & các công ty tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Suy mòn cơ và dinh dưỡng trong tăng cường tổng hợp protein” tại BV Chợ Rẫy, có 4* bài báo cáo cho 300 người dự.
6.    Ngày 05.04.2017,  Hội tai mũi họng, do Cty GlaxoSmithKline tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Lựa chọn điều trị viêm mũi dị ứng: Nhìn từ góc độ bệnh nhân” tại KS Liberty (trực tuyến), có 2* bài báo cáo cho 50 người dự.
7.    Ngày 07.04.2017,  Hội tai mũi họng, do Cty Sanofi Aventis tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Cập nhật điều trị các bệnh lý đường hô hấp và tai mũi họng” tại TT hội nghị White Palace, có 24 bài báo cáo cho 500 người dự.
8.    Ngày 08.04.2017,  Hội chẩn đoán hình ảnh, do các công ty tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Chẩn đoán hình ảnh TP.HCM mở rộng năm 2017” tại TT hội nghị TTC Palace, có 24 bài báo cáo cho 500 người dự.
9.    Ngày 09.04.2017, Hội tim mạch học, do Cty Sanofi Aventis tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Cập nhật vai trò của thuốc kháng tiêu cầu trong xử trí các biến cố do xơ vữa động mạch” tại TT hội nghị GEM, có 4 bài báo cáo cho 450 người dự.
10.    Ngày 09.04.2017,  Hội giải phẫu bệnh, tự túc, tổ chức hội thảo khoa học “Cập nhật chẩn đoán giải phẫu bệnh: Vú” tại BV ung bướu, có 3* bài báo cáo cho 50 người dự.
11.    Ngày 10.04.2017,  Hội giải phẫu bệnh, tự túc, tổ chức hội thảo khoa học “Cập nhật chẩn đoán tế bào học ung thư vú” tại BV ung bướu, có 1* bài báo cáo cho 50 người dự.
12.    Ngày 14.04.2017,  Hội hen – dị ứng – miễn dịch lâm sàng, do Cty Boerhinger tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Cập nhật kiến thức về chuyên ngành Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng cho các bác sĩ và nhân viên y tế có CME” tại Bệnh Viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh số 215 Hồng Bàng  Q5 TP.HCM, có 02 bài báo cáo cho 300 người dự.
13.    Ngày 14-16.04.2017, Hội lão khoa, do các công ty tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Tích tuổi học và lão khoa” tại KS Pullman Vũng Tàu, có 12 bài báo cáo cho 300 người dự.
14.    Ngày 22.04.2017,  Hội tim mạch học, do Cty AstraZeneca tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Tối ưu hóa điều trị để phòng ngừa biến cố tim mạch trong tương lai” tại KS Nikko, có 4 bài báo cáo cho 100 người dự.
15.    Ngày 22.04.2017, Hội thấp khớp, do Cty Abbvie tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Các vấn đề liên quan trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý khớp viêm với thuốc sinh học” tại KS Novotel, có 4 bài báo cáo cho 60 người dự.
16.    Ngày 22.04.2017,  Hội nội thận, do Cty Janssen-Cillag tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Cập nhật kiến thức về bệnh thận” tại KS Equatorial, có 5 bài báo cáo cho 200 người dự.
17.    Ngày 22.04.2017,  Hội Tim Mạch học , do Cty TNHH Servier tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ nguyên mới trong điều trị Tăng huyết áp ” tại KS Le Meridien, có 4 bài báo cáo cho 30 người dự.
18.    Ngày 25.04.2017,  Hội Hô hấp , do Cty GSK  tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Xử trí cơn hen cấp tại phòng Cấp cứu  ” tại VP đại diện GlaxoSmithKline số 235 Đồng khởi Q.1 , có 2 bài báo cáo cho 250 người dự.
19.    Ngày 26.04.2017,  Hội Hô hấp , do Cty GSK  tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Thực hành lâm sàng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng hiện nay  ” tại VP đại diện GlaxoSmithKline số 235 Đồng khởi Q.1 , có 3 bài báo cáo cho 400 người dự.

                          Nguồn từ Văn phòng Hội Y học TP. Hồ Chí Minh                         

Điều trị chống đông

MỞ ĐẦU

Điều trị chống đông là một công việc hàng ngày của các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa như nội tim mạch, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức và ngoại khoa. Tuy nhiên, theo khuynh hướng hiện nay ở nhiều nước trên thế giới là chuyển việc chăm sóc bệnh nhân mạn tính về tuyến, các bác sĩ đa khoa tổng quát cũng cần hiểu biết về điều trị chống đông, đặc biệt là cách sử dụng thuốc kháng vitamin K. Trong y văn tiếng Việt thường có sự lẫn lộn giữa 2 thuật ngữ là “điều trị chống huyết khối” và “điều trị chống đông”. Điều trị chống huyết khối (tiếng Anh là antithrombotic therapy) bao gồm 2 thành phần là điều trị chống tiểu cầu (tiếng Anh là antiplatelet therapy) và điều trị chống đông (tiếng Anh là anticoagulant therapy). Trong phạm vi bài này người viết chỉ đề cập đến điều trị chống đông, tức là điều trị nhằm ngăn ngừa sự hình thành cục huyết khối đỏ (huyết khối fibrin).

Các thuốc chống đông hiện được dùng trong lâm sàng được liệt kê trên bảng 1. Các nhóm thuốc ức chế Xa và ức chế thrombin hiện chưa có mặt tại Việt Nam (và có lẽ sẽ không có mặt trong một tương lai gần), do đó trong bài viết này chỉ đề cập đến heparin không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp, thuốc kháng vitamin K và cách dùng các thuốc này trong từng chỉ định cụ thể.

Bảng 1 :
Các thuốc chống đông.

Nhóm Thuốc
Heparin Heparin không phân đoạn
Heparin trọng lượng phân tử thấp : ardeparin, dalteparin,  enoxaparin, nadroparin, reviparin, tinzaparin
Ức chế Xa Trực tiếp : rivaroxaban, apixaban
Gián tiếp : fondaparinux, idraparinux
Ức chế thrombin Đường tĩnh mạch : hirudin (desirudin, lepirudin), argatroban, bivalirudin
Đường uống : dabigatran
Kháng vitamin K Warfarin, acenocoumarol, phenprocoumon


HEPARIN KHÔNG PHÂN ĐOẠN


1) Cấu tạo và nguồn gốc :
Heparin không phân đoạn (unfractionated heparin) là một hỗn hợp không đồng nhất những chuỗi mucopolysaccharide có chiều dài rất khác nhau (do đó có trọng lượng phân tử rất khác nhau, từ 3.000 đến 30.000 Da, trung bình 15.000 Da). Heparin đuợc tìm thấy trong các hạt của các dưỡng bào (mast cells) và các tế bào bạch cầu đa nhân ái kiềm của động vật có vú. Việc khám phá ra hoạt tính chống đông của heparin vào năm 1916 là do công của 2 người : Jay McLean khi đó đang là một sinh viên y khoa năm thứ 2 và thầy hướng dẫn của McLean là William Henry Howell 1. Heparin được trích ly từ mô gan của chó thí nghiệm, do đó nó đã được Howell đặt tên là heparin (hepar tiếng Hy Lạp có nghĩa là gan). Heparin không phân đoạn dùng trong y khoa được trích ly từ màng nhày ruột heo hoặc bò, có hoạt tính được biểu thị bằng đơn vị quốc tế (international unit – IU).

2) Cơ chế tác dụng :
Heparin thể hiện tác dụng chống đông với sự tham gia của một protein có trong huyết tương là antithrombin, gọi tắt là AT (tên gọi tắt trước đây là AT III). Phân tử heparin đóng vai trò như một trạm để AT và yếu tố đông máu kết hợp với nhau. Sau khi kết hợp với AT, yếu tố đông máu bị bất hoạt hóa. Phức hợp AT-yếu tố đông máu tách rời khỏi phân tử heparin nhường chỗ cho sự tạo thành những phức hợp mới, do đó một phân tử heparin có thể bất hoạt hóa nhiều yếu tố đông máu (hình 1) 2. Với sự tham gia của AT, heparin bất hoạt hóa các yếu tố đông máu sau : IIa, IXa, Xa, XIa và XIIa. Heparin ức chế đường đông máu hoạt hóa tiếp xúc (contact activation pathway) do bất hoạt hóa XIa và XIIa và ức chế đường đông máu yếu tố mô (tissue factor pathway)do bất hoạt hóa IXa, Xa và IIa (hình 2) 3. Vị trí gắn của AT trên phân tử heparin là một chuỗi pentasaccharide đặc hiệu. Chỉ có khoảng 1/3 các chuỗi mucopolysaccharide của heparin không phân đoạn có pentasaccharide đặc hiệu này. Các chuỗi không có pentasaccharide đặc hiệu có hoạt tính chống đông rất thấp khi heparin được dùng ở liều trị liệu. Ngày nay, pentasaccharide đặc hiệu này đã được tách rời ra thành thuốc chống đông fondaparinux, có tác dụng ức chế chọn lọc yếu tố Xa.

3) Dược động học :
Heparin không hấp thu khi được dùng đường uống, thuốc chỉ có thể dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Sau khi được tiêm vào cơ thể, một phần heparin gắn vào các protein trong huyết tương (ngoài AT), các đại thực bào và các tế bào nội mô. Do đó, dù là dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm dưới cũng cần cho một liều nạp để bão hòa các vị trí gắn này.Thời gian bán loại thải của heparin tùy thuộc liều dùng. Ở liều trị liệu, heparin được loại thải chủ yếu trong đại thực bào và tế bào nội mô (do khử polymer). Ở liều cao, heparin được thải thêm qua đường thận (chậm hơn) 1.

4) Liều dùng và theo dõi điều trị :
Trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc động mạch phổi, heparin không phân đoạn được dùng với liều cao : liều nạp (tiêm tĩnh mạch trực tiếp) 80 đơn vị/kg, sau đó truyền tĩnh mạch khởi đầu 18 đơn vị/kg/giờ. Cũng có thể dùng đường tiêm dưới da (liều nạp tĩnh mạch 5000 đơn vị, sau đó tiêm dưới da 250 đơn vị/kg/12 giờ), tuy nhiên hiệu quả của đường tiêm dưới da kém hơn nhiều so với đường tĩnh mạch 1. Trong điều trị hội chứng mạch vành cấp, liều heparin khởi đầu thấp hơn : liều nạp 60-70 đơn vị/kg, sau đó truyền tĩnh mạch 12-15 đơn vị/kg/giờ.

Xét nghiệm đông máu dùng để theo dõi điều trị bằng heparin là APTT (activated partial thromboplastin time). Đối với đa số phòng xét nghiệm, APTT của bệnh nhân thường gấp 1,5-2,5 lần APTT chứng nếu heparin đạt nồng độ trị liệu trong máu (0,3-0,7 đơn vị/ml). Trong quá trình điều trị bằng heparin, APTT cần được kiểm tra thường xuyên (3-4 lần trong 24 giờ đầu, 2-3 lần trong các ngày sau đó). Có nhiều phác đồ điều chỉnh liều heparin dựa vào APTT được đưa ra, trong đó 2 phác đồ của Cruickshank và Raschke thường được nhắc đến (bảng 2 và 3) 4,5.

Bảng 2:
Phác đồ điều chỉnh liều heparin theo Cruickshank 4.

APTT (giây) Liều nạp lặp lại (đơn vị) Ngưng truyền (phút) Thay đổi vận tốc truyền ml/giờ ở nồng độ 40 đơn vị/ml (đơn vị/24 giờ) Thời gian đến lần đo APTT kế tiếp (giờ)
< 50   5000   0 +3 (+2880)             6
50-59   0 + 3 (+2880)             6
60-85   0     0 (0) Sáng hôm sau
86-95   0   -2 (-1920) Sáng hôm sau
96-120 30   -2 (-1920             6
> 120 60   -4 (-3840)             6

Bảng 3:Phác đồ điều chỉnh liều heparin theo Raschke 5.

Thông số Điều chỉnh
Liều khởi đầu Nạp 80 đơn vị/kg, sau đó 18 đơn vị/kg/giờ
APTT < 35 giây Nạp 80 đơn vị/kg, sau đó tăng liều truyền 4 đơn vị/kg/giờ
APTT 35-45 giây Nạp 40 đơn vị/kg, sau đó tăng liều truyền 2 đơn vị/kg/giờ
APTT 46-70 giây Không thay đổi
APTT 71-90 giây Giảm vận tốc truyền 2 đơn vị/kg/giờ
APTT > 90 giây Ngưng truyền 1 giờ, sau đó giảm vận tốc truyền 3 đơn vị/kg/giờ

* Khoảng APTT trị liệu 46-70 giây.

5) Tác dụng phụ :
  Heparin không phân đoạn có 2 tác dụng phụ chính là chảy máu và giảm tiểu cầu. Chảy máu thường do không kiểm soát chặt APTT, để APTT dài hơn 3 lần APTT chứng. Nguy cơ chảy máu tăng ở người lớn tuổi (> 65), suy thận và khi dùng kèm với thuốc tiêu sợi huyết hoặc thuốc đối kháng GP IIb/IIIa 2. Để hóa giải tác dụng của heparin, người ta tiêm tĩnh mạch protamine sulfate. 1 mg protamine sulfate trung hòa 100 đơn vị heparin, do đó nếu một bệnh nhân chảy máu ngay sau khi được tiêm 5000 đơn vị heparin, liều protamine sulfate là 50 mg, còn nếu bệnh nhân chảy máu trong khi đang được truyền heparin 1250 đơn vị/giờ thì liều protamine sulfate là 30 mg (thời gian bán loại thải của heparin khi dùng đường tĩnh mạch là 60-90 phút, do đó khi tính liều protamine sulfate chỉ cần xem xét liều heparin đã được truyền trong 2-3 giờ trước đó). Giảm tiểu cầu do heparin (heparin-induced thrombocytopenia)có cơ chế miễn dịch, xuất hiện 5-10 ngày sau khi bắt đầu heparin (có thể sớm hơn nếu bệnh nhân đã từng tiếp xúc với heparin trước đó). Tiểu cầu giảm xuống < 150.000/mm3, đôi khi rất thấp (< 10.000/mm3, kèm theo chảy máu). 20-50% bệnh nhân bị các biến chứng huyết khối tắc mạch 6. Xử trí là ngưng ngay heparin. Tiểu cầu thường trở về mức bình thường sau 4-14 ngày. Để điều trị các biến chứng huyết khối tắc mạch, ở nước ngoài người ta dùng các thuốc ức chế trực tiếp thrombin như lepirudin hoặc argatroban 6. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa giảm tiểu cầu do heparin là hạn chế thời gian dùng heparin. Ngoài 2 tác dụng phụ chảy máu và giảm tiểu cầu, heparin không phân đoạn còn có thể gây loãng xương (khi dùng kéo dài), rụng tóc lông, hoại tử da và phản ứng dị ứng (rất hiếm gặp).

HEPARIN TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ THẤP


1) Cấu tạo và cơ chế tác dụng :
Các heparin trọng lượng phân tử thấp – TLPTT (low-molecular-weight heparin) được bào chế bằng cách khử polyme heparin không phân đoạn (bằng tác nhân hóa học hoặc enzym). Kết quả của quá trình khử polyme là các chuỗi mucopolysaccharide ngắn, có trọng lượng phân tử trong khoảng từ 2000 đến 9000 Da (trung bình 4000-5000 Da). So với các chuỗi dài của heparin không phân đoạn, các chuỗi ngắn này có ái lực thấp hơn với nhiều protein và tế bào. Trên bảng 4 tóm tắt các hệ quả sinh học của sự giảm ái lực của heparin TLPTT với protein và tế bào (so sánh với heparin không phân đoạn).

Cũng giống heparin không phân đoạn, heparin TLPTT thể hiện tác dụng chống đông với sự tham gia của AT. Tuy nhiên heparin TLPTT có chuỗi ngắn nên không thể đóng vai trò trạm cho AT kết hợp với thrombin, do đó heparin TLPTT có hoạt tính chống IIa yếu. So với heparin không phân đoạn có tỉ lệ chống Xa/chống IIa bằng 1, heparin TLPTT có tỉ lệ chống Xa/chống IIa >1. Qua hình 2 có thể thấy heparin TLPTT ức chế đường đông máu yếu tố mô thông qua bất hoạt hóa Xa và có tác dụng yếu trên đường đông máu hoạt hóa tiếp xúc. Trên bảng 5 tóm tắt đặc điểm của các heparin TLPTT hiện đang được sử dụng trong lâm sàng.

Bảng 4:
Hệ quả sinh học của sự giảm ái lực của heparin trọng lượng phân tử thấp với protein và tế bào 1.

Đích gắn Hiệu quả sinh học Hệ quả lâm sàng
Thrombin Giảm hoạt tính chống IIa so với chống Xa Không rõ
Protein Đáp ứng chống đông dễ dự báo hơn Không cần thiết phải theo dõi mức chống đông
Đại thực bào Đào thải qua thận Thời gian bán loại thải dài hơn cho phép dùng 1 lần/ngày
Tiểu cầu Giảm hình thành kháng thể kháng tiểu cầu Giảm nguy cơ giảm tiểu cầu do heparin
Tế bào xương Giảm hoạt hóa tế bào hủy xương Nguy cơ loãng xương giảm

Bảng 5:Các heparin trọng lượng phân tử thấp đang được dùng trong lâm sàng.

Thuốc Biệt dược Trọng lượng phân tử trung bình Tỉ lệ chống Xa/chống IIa
Ardeparin Normiflo              6000                    1,9
Dalteparin Fragmin              6000                    2,7
Enoxaparin Lovenox              4200                    3,8
Nadroparin Fraxiparin              4500                    3,6
Reviparin Clivarine              4000                    3,5
Tinzaparin Innohep              4500                    1,9

2) Dược động học :Khi dùng đường tiêm dưới da, heparin TLPTT có độ khả dụng sinh học khoảng 90%. Heparin TLPTT ít gắn với protein huyết tương nên có đáp ứng chống đông dễ dự báo hơn so với heparin không phân đoạn. Sau khi tiêm dưới da, heparin TLPTT có thời gian bán loại thải là 3-6 giờ (không phụ thuộc liều dùng) và hoạt tính chống Xa đạt mức đỉnh sau 3-5 giờ. Heparin TLPTT được đào thải qua thận, do đó thời gian bán loại thải sinh học của thuốc tăng ở bệnh nhân suy thận.

3) Theo dõi điều trị :
Trong thực hành, liều heparin TLPTT được tính theo cân nặng (suy ra từ các thử nghiệm lâm sàng). Trong đa số các trường hợp, khi dùng heparin TLPTT với liều tính theo cân nặng được khuyến cáo, không cần phải theo dõi điều trị bằng các xét nghiệm đông máu. Ngoại lệ là bệnh nhân béo phì, bệnh nhân suy thận và phụ nữ có thai. Trong những trường hợp này nên đo hoạt tính chống Xa huyết tương. Khi điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng enoxaparin tiêm 2 lần/ngày, hoạt tính chống Xa cần đạt là 0,6-1,0 đơn vị/ml (đo 4 giờ sau khi tiêm).

4) Tác dụng phụ :
Protamine sulfate không hóa giải hoàn toàn tác dụng chống Xa của heparin TLPTT. Cách xử trí chảy máu do heparin TLPTT như sau : Nếu heparin TLPTT được tiêm trong vòng 8 giờ trước, dùng 1 mg protamine sulfate cho mỗi 100 đơn vị chống Xa (có thể nhắc lại 0,5 mg cho mỗi 100 đơn vị chống Xa nếu chảy máu chưa ngưng). Nếu heparin TLPTT đã được tiêm hơn 8 giờ trước, dùng liều protamine sulfate không quá 0,5 mg/100 đơn vị chống Xa. Tần suất giảm tiểu cầu do dùng heparin TLPTT chỉ bằng khoảng 1/3 tần suất giảm tiểu cầu do dùng heparin không phân đoạn 6. Tần suất loãng xương khi dùng heparin TLPTT cũng thấp hơn so với khi dùng heparin không phân đoạn.

THUỐC KHÁNG VITAMIN K


1) Các chế phẩm và cơ chế tác dụng :
Các thuốc kháng vitamin K là những dẫn xuất coumarin, gồm warfarin, acenocoumarol, phenprocoumon và ethylbiscoumacetate. Trước đây các dẫn xuất indanedione (anisindione, fluindione, phenindione) cũng được dùng như những thuốc kháng vitamin K, tuy nhiên hiện nay các thuốc này hầu như không còn được lưu hành do có nhiều phản ứng phụ không liên quan với tác dụng chống đông (giảm bạch cầu hạt, suy thận cấp, suy gan, suy tủy do cơ chế miễn dịch-dị ứng). Các thuốc kháng vitamin K ức chế enzym vitamin K-epoxide-reductase và vitamin K-reductase, qua đó ức chế sự chuyển vitamin K dạng oxy hóa thành vitamin K dạng khử. Hậu quả của sự thiếu hụt vitamin K dạng khử là suy giảm phản ứng carboxyl hóa biến tiền yếu tố đông máu (chưa có hoạt tính) thành yếu tố đông máu có hoạt tính 7. Như vậy, có thể tóm tắt cơ chế tác dụng của thuốc kháng vitamin K là ức chế sự tổng hợp dạng có hoạt tính của các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K gồm yếu tố II, VII, IX và X.

2) Dược động học và tác dụng trên đông máu :
Các thuốc kháng vitamin K được hấp thu tốt qua đường uống. Chúng được chuyển hóa ở gan và thải ra trong nước tiểu. Thuốc kháng vitamin K đi qua hàng rào nhau thai. Warfarin có thời gian bán loại thải dài (36 giờ), được dùng 1 lần/ngày. Acenocoumarol có thời gian bán loại thải ngắn hơn (10 giờ), được dùng 1 hoặc 2 lần/ngày (nên chia làm 2 lần/ngày nếu dùng liều cao).

Sự tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở gan bị ức chế rất sớm sau khi uống thuốc, tuy nhiên cần phải có thời gian để nồng độ trong huyết tương của các yếu tố đã được tổng hợp trước đó giảm xuống do kết quả của sự chuyển hóa và sử dụng. Yếu tố VII giảm nhanh nhất (trong vòng 1 ngày) vì  có thời gian bán hủy ngắn nhất (5-6 giờ). Song song với việc ức chế tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K, thuốc kháng vitamin K còn ức chế tổng hợp các yếu tố chống đông tự nhiên là protein C và protein S. Protein C có thời gian bán hủy ngắn ngang với yếu tố VII, do đó trong 24-48 giờ đầu sau khi uống thuốc có thể có tình trạng tăng đông nghịch đảo do nồng độ protein C giảm trong khi nồng độ các yếu tố II, IX, X vẫn còn ở mức bình thường. Thường phải đến ngày 4 hoặc 5 của liệu pháp chống đông nồng độ của tất cả các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K mới giảm xuống mức cần thiết cho việc chống đông. Điều này giải thích vì sao khi cần chống đông khẩn không thể dùng thuốc kháng vitamin K mà phải dùng heparin.

3) Liều dùng và theo dõi điều trị :
Nên bắt đầu thuốc với liều thấp (warfarin 5-10 mg/ngày, acenocoumarol 2-4 mg/ngày).Trước đây người ta đánh giá mức độ chống đông bằng thuốc kháng vitamin K dựa vào thời gian prothrombin (prothrombin time) là thời gian huyết tương khảo sát (được chống đông bằng citrate) đông lại sau khi thêm vào đó calcium và thromboplastin. Với cùng một mẫu huyết tương, thời gian prothrombin có thể khác nhau nếu dùng những thromboplastin có hoạt tính khác nhau. Để chuẩn hóa xét nghiệm này năm 1982 Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khái niệm INR (International Normalized Ratio).  Định nghĩa INR như sau : INR = (PT bệnh nhân / trung bình PT bình thường)ISI, trong đó ISI (International Sensitivity Index)  là độ nhạy của lô thromboplastin được dùng so với thromboplastin chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới có ISI = 1 (ISI của mỗi lô thromboplastin do nhà sản xuất cung cấp). Hiện nay INR được xem là xét nghiệm chuẩn để đánh giá mức độ chống đông bằng thuốc kháng vitamin K. Vì  không thể có được một giá trị INR cố định trong suốt quá trình điều trị dài hạn, các hướng dẫn điều trị đưa ra một khoảng INR cần đạt đối với từng bệnh lý (ví dụ đối với người có van 2 lá cơ học khoảng INR cần đạt là 2,5 – 3,5). Liều thuốc kháng vitamin K được điều chỉnh để đạt INR trong khoảng này. Duy trì  INR trong một khoảng nào đó là một công việc rất khó khăn. INR có thể dao động (dù liều thuốc kháng vitamin K không thay đổi) do những thay đổi của lượng vitamin K trong khẩu phần ăn (các loại thức ăn chứa nhiều vitamin K gồm bắp cải, bông cải, cải xoăn, rau diếp, rau bina, gan bò, gan heo), do thay đổi của chức năng gan, do tương tác thuốc hoặc do bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Trên thực tế, để duy trì INR ổn định trong một khoảng đích cần thực hiện xét nghiệm này một cách định kỳ, không thưa hơn 1 lần/tháng và mỗi khi có phối hợp thêm một thuốc có thể tương tác với thuốc kháng vitamin K. Ngoài ra, cần coi trọng việc huấn luyện, giáo dục bệnh nhân.

Gần đây hãng Roche Diagnostics giới thiệu một dụng cụ đo INR trên máu mao mạch trích từ đầu ngón tay (tương tự như dụng cụ đo đường huyết mao mạch). Dụng cụ này (mang tên CoaguChek) cho phép đơn giản hóa việc theo dõi INR, bệnh nhân có thể dùng nó để tự theo dõi và điều chỉnh liều thuốc kháng vitamin K tại nhà. Một nghiên cứu phân nhóm ngẫu nhiên trên 737 bệnh nhân cho thấy tự theo dõi INR và điều chỉnh liều thuốc tại nhà với dụng cụ CoaguChek giúp đạt hiệu quả chống đông và độ an toàn tương đương điều trị chống đông qui ước tại phòng khám 8.

4) Tương tác thuốc :
Các thuốc kháng vitamin K tương tác với rất nhiều thuốc khác. Một số thuốc tăng cường hiệu lực chống đông và một số thuốc giảm hiệu lực chống đông của thuốc kháng vitamin K. Các thuốc chống kết cụm tiểu cầu (aspirin, clopidogrel) tăng nguy cơ chảy máu khi dùng phối hợp với thuốc kháng vitamin K dù không có tác dụng trên đông máu. Bảng 6 tóm tắt những tương tác thuốc chính.

Bảng 6:
Các thuốc tương tác với thuốc kháng vitamin K.

1) Các thuốc đối kháng tác dụng của kháng vitamin K :

  1. Giảm hấp thu : cholestyramine
  2. Tăng đào thải : barbiturate, rifampicin, carbamazepine, rượu
  3. Cơ chế chưa rõ : nafcillin, sucralfate

2) Các thuốc tăng cường tác dụng của kháng vitamin K :

  • Ức chế đào thải : phenylbutazone, sulfinpyrazone, disulfiram, metronidazole, cotrimoxazole, cimetidine, amiodarone
  • Tăng cường tác dụng chống đông (không ảnh hưởng đến nồng độ kháng vitamin K huyết tương) : cephalosporin thế hệ 2-3, clofibrate, heparin, ancrod
  • Cơ chế chưa rõ : erythromycin, phenytoin, ketoconazole, fluconazole, isoniazide, quinidine, vitamin E liều cao, propafenone, anabolic steroid

3) Các thuốc tăng nguy cơ chảy máu khi phối hợp với kháng vitamin K (dù không có tác dụng chống đông) : aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, clopidogrel, ticlopidine.

5) Tai biến chảy máu và xử trí quá liều thuốc kháng vitamin K :Trong các thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K có nguy cơ chảy máu nặng tăng 0,3-0,5%/năm và nguy cơ chảy máu trong hộp sọ tăng khoảng 0,2%/năm so với bệnh nhân nhóm chứng 9. INR cao > 4-5 làm tăng có ý nghĩa nguy cơ chảy máu nặng và chảy máu trong hộp sọ 9.

Trường Môn các Bác sĩ Ngực Hoa Kỳ (American College of Chest Physicians) khuyến cáo xử trí các trường hợp quá liều thuốc kháng vitamin K như sau 7:
– Nếu INR ≥ 5 nhưng < 9 và bệnh nhân không có chảy máu đáng kể: Ngưng một hoặc 2 cữ thuốc kế tiếp, kiểm tra INR thường xuyên hơn và bắt đầu thuốc lại với liều đã điều chỉnh khi INR giảm xuống mức trị liệu. Nếu bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao, có thể ngưng một cữ thuốc và cho bệnh nhân uống 1-2,5 mg vitamin K.
– Nếu INR ≥ 9 và bệnh nhân không có chảy máu đáng kể: Ngưng thuốc kháng vitamin K và cho bệnh nhân uống 2,5-5 mg vitamin K. INR thường sẽ giảm rõ sau 24-48 giờ. Kiểm tra INR thường xuyên, cho thêm vitamin K nếu cần và bắt đầu thuốc lại với liều đã điều chỉnh khi INR giảm xuống mức trị liệu.
– Nếu bệnh nhân chảy máu nặng và có INR cao: Ngưng thuốc kháng vitamin K, tiêm tĩnh mạch 10 mg vitamin K và truyền huyết tương tươi đông lạnh, phức hợp prothrombin đậm đặc hoặc yếu tố VIIa tái tổ hợp.

CÁC CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ CHỐNG ĐÔNG – PHÁC ĐỒ CHỐNG ĐÔNG TRONG TỪNG CHỈ ĐỊNH


1) Huyết khối tĩnh mạch sâu :
Hiện có 3 loại thuốc chống đông được dùng trong giai đoạn cấp của huyết khối tĩnh mạch sâu là heparin không phân đoạn, heparin TLPTT và fondaparinux. Heparin không phân đoạn là thuốc đầu tiên được dùng trong chỉ định này. Liều heparin không phân đoạn được khuyến cáo là 80 đơn vị/kg tiêm tĩnh mạch rồi truyền tĩnh mạch 18 đơn vị/kg/giờ, sau đó vận tốc truyền được điều chỉnh để đạt APTT khoảng 2-2,5 lần APTT chứng. Theo hướng dẫn của Trường Môn các Bác sĩ Ngực Hoa Kỳ, heparin TLPTT được khuyến khích dùng hơn là heparin không phân đoạn trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu 10. Heparin TLPTT được nghiên cứu nhiều nhất trong chỉ định này là enoxaparin, được dùng với liều 1 mg/kg tiêm dưới da mỗi 12 giờ. Ngoại lệ là những trường hợp suy thận nặng : Ở những bệnh nhân suy thận nặng heparin không phân đoạn được ưu tiên dùng hơn là heparin TLPTT 10. Riêng đối với enoxaparin, có thể dùng liều 1 mg/kg mỗi 24 giờ cho những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút.

Nên bắt đầu thuốc kháng vitamin K uống sớm trong huyết khối tĩnh mạch sâu cấp (cùng lúc với heparin TLPTT, heparin không phân đoạn hoặc fondaparinux). Heparin TLPTT, heparin không phân đoạn hoặc fondaparinux được dùng trong ít nhất 5 ngày và cho đến khi INR của bệnh nhân đạt mức ≥ 2 trong 24 giờ. Thời gian dùng thuốc kháng vitamin K uống là 3 tháng nếu nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu có thể đảo ngược. Trong trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có liên quan với bệnh ung thư, phác đồ được khuyến cáo là heparin TLPTT trong 3-6 tháng đầu, sau đó thuốc kháng vitamin K uống dùng vô thời hạn hoặc cho đến khi bệnh ung thư được chữa dứt. Khoảng INR cần đạt với liệu pháp kháng vitamin K là 2-3 10.

2) Thuyên tắc động mạch phổi :
Bệnh nhân thuyên tắc động mạch phổi có choáng hoặc tụt huyết áp được xếp vào nhóm nguy cơ cao. Điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết rất có lợi đối với nhóm nguy cơ cao. Các thuốc tiêu sợi huyết có thể dùng là streptokinase (liều nạp 250.000 IU trong 30 phút, sau đó 100.000 IU/giờ truyền tĩnh mạch trong 12-24 giờ, hoặc 1,5 triệu IU truyền tĩnh mạch trong 2 giờ) hoặc urokinase (liều nạp 4400 IU/kg trong 10 phút, sau đó 4400 IU/kg/giờ truyền tĩnh mạch trong 12-24 giờ, hoặc 3 triệu IU truyền tĩnh mạch trong 3 giờ) hoặc rtPA (100 mg truyền tĩnh mạch trong 2 giờ) 11. Thuốc chống đông được khuyến cáo đối với các đối tượng này là heparin không phân đoạn truyền tĩnh mạch.   Đối với bệnh nhân thuyên tắc động mạch phổi không thuộc nhóm nguy cơ cao, thuốc chống đông được lựa chọn là heparin TLPTT (enoxaparin, tinzaparin) hoặc fondaparinux. Các phác đồ dùng thuốc được nêu trên bảng 7. Heparin không phân đoạn được khuyên dùng cho những bệnh nhân suy thận nặng hoặc có nguy cơ chảy máu cao 11.

Điều trị chống đông dài hạn sau một đợt thuyên tắc động mạch phổi cũng giống điều trị chống đông dài hạn sau huyết khối tĩnh mạch sâu : (1) Nếu nguyên nhân gây thuyên tắc động mạch phổi là thoáng qua (có thể đảo ngược), dùng thuốc kháng vitamin K uống với liều đủ để duy trì INR trong khoảng 2-3, thời gian 3 tháng; (2) Nếu biến cố có liên quan với ung thư, dùng heparin TLPTT trong 3-6 tháng, sau đó dùng thuốc kháng vitamin K uống vô thời hạn hoặc cho đến khi ung thư được chữa dứt 11.

Bảng 7:
Các phác đồ chống đông (tiêm dưới da) trong thuyên tắc động mạch phổi nguy cơ không cao.

Liều Khoảng cách
Enoxaparin 1 mg/kg
hoặc 1,5 mg/kg *
Mỗi 12 giờ
Một lần/ngày *
Tinzaparin 175 U/kg Một lần/ngày
Fondaparinux 5 mg (cân nặng < 50 kg)
7,5 mg (cân nặng 50-100 kg)
10 mg (cân nặng > 100 kg
Một lần/ngày

* Enoxaparin 1,5 mg/kg tiêm dưới da một lần/ngày được chấp thuận cho dùng để điều trị nội trú thuyên tắc động mạch phổi tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu.

3) Bệnh van tim :
Ở Việt Nam, hẹp van 2 lá (thường là hậu thấp) là chỉ định chính của điều trị chống đông dài hạn. Những bệnh nhân hẹp van 2 lá sau đây cần được điều trị dài hạn bằng thuốc kháng vitamin K uống : (1) có rung nhĩ , (2) có tiền sử thuyên tắc mạch, (3) có huyết khối trong nhĩ trái (phát hiện bằng siêu âm tim), hoặc (4) có nhĩ trái dãn nhiều (≥ 55 mm trên siêu âm tim) 12. Khoảng INR cần đạt là từ 2 đến 3.
Trong hở van 2 lá nguy cơ thuyên tắc mạch do huyết khối thấp hơn so với trong hẹp van 2 lá. Tuy nhiên nếu bệnh nhân hở van 2 lá có rung nhĩ thì cũng nên điều trị chống đông dài hạn bằng thuốc kháng vitamin K. Điều trị này là bắt buộc nếu bệnh nhân đã từng bị thuyên tắc mạch do huyết khối 12.

4) Van tim nhân tạo :
Van tim nhân tạo gồm 2 loại là van cơ học và van sinh học. Van sinh học có ưu điểm là khoảng 3 tháng sau phẫu thuật thay van, bề mặt của nó sẽ được bao phủ hoàn toàn bởi nội tâm mạc. Khi đó nguy cơ tạo huyết khối trên van không còn nên bệnh nhân không phải tiếp tục dùng thuốc chống đông. Bảng 8 tóm tắt điều trị chống huyết khối sau thay van tim nhân tạo 12.

Bảng 8
: Điều trị chống huyết khối sau thay van tim nhân tạo 12.

1)  3 tháng đầu sau mổ : Thuốc kháng vitamin K (INR = 2,5-3,5 đối với van cơ học và 2-3  đối với van sinh học)
2)  Sau 3 tháng đầu :

  • Van sinh học, không yếu tố nguy cơ * : Aspirin 75-100 mg/ngày
  • Van sinh học + ≥ 1 yếu tố nguy cơ * : Thuốc kháng vitamin K (INR = 2-3)
  • Van cơ học : Thuốc kháng vitamin K. Khoảng INR cần đạt là 2-3 đối với bệnh nhân được thay van động mạch chủ bằng các loại van cơ học có 2 nửa đĩa hoặc van Medtronic-Hall và không có yếu tố nguy cơ và 2,5-3,5 đối với tất cả các trường hợp còn lại.

* Các yếu tố nguy cơ : rung nhĩ, tiền sử thuyên tắc mạch, rối loạn chức năng thất trái (phân suất tống máu < 30%), tình trạng tăng đông.

5) Rung nhĩ không do bệnh van tim :
Trong rung nhĩ không do bệnh van tim (non-valvular atrial fibrillation), chỉ định điều trị chống đông tùy thuộc vào nguy cơ thuyên tắc mạch do huyết khối 13. Nếu nguy cơ này cao, nên dùng thuốc kháng vitamin K dài hạn. Nếu nguy cơ này thấp, có thể dùng aspirin.
Trong số các phương pháp phân tầng nguy cơ bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim, thang điểm CHADS2thường được dùng nhất vì có giá trị đã được kiểm chứng 14. Trong 5 chữ cái C, H, A, D và S, C là viết tắt của cardiac failure (bệnh nhân có suy tim hoặc phân suất tống máu thất trái < 35%), H là viết tắt của hypertension (tăng huyết áp), A là viết tắt của age (tuổi cao > 75), D là viết tắt của diabetes (đái tháo đường) và S là viết tắt của stroke(tiền sử đột quị hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua). Số 2 ở sau chữ S (S2) nhằm nhấn mạnh là yếu tố nguy cơ này có tầm quan trọng gấp đôi các yếu tố còn lại.

Chỉ định dùng thuốc theo thang điểm CHADS2như sau : Nếu bệnh nhân chỉ có một trong số các yếu tố nguy cơ C, H, A, D thì có thể chọn lựa giữa aspirin 75–325 mg/ngày hoặc thuốc kháng vitamin K (INR = 2–3). Còn nếu bệnh nhân có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ (trong số các yếu tố nguy cơ C, H, A, D) hoặc có tiền sử đột quị /cơn thiếu máu não thoáng qua (S2) thì nên dùng thuốc kháng vitamin K (INR= 2–3).

6) Hội chứng mạch vành cấp :
Hội chứng mạch vành cấp được phân loại thành nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên và hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên. Trong hội chứng mạch vành cấp, cục huyết khối trong động mạch vành xuất hiện tại chỗ vỡ mảng xơ vữa, được tạo thành bởi tiểu cầu (ban đầu) và mạng fibrin. Do đó điều trị chống huyết khối trong hội chứng mạch vành cấp bao gồm điều trị chống tiểu cầu và điều trị chống đông. Điều trị chống tiểu cầu trong mọi trường hợp hội chứng mạch vành cấp gồm aspirin (liều nạp 162-325 mg, duy trì 75-162 mg/ngày) và clopidogrel (liều nạp 300-600 mg, duy trì 75 mg/ngày). Điều trị chống đông có một số khác biệt trong từng tình huống.

Trong nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên, có thể có một trong 3 tình huống sau : bệnh nhân được tái thông mạch vành bằng thuốc tiêu sợi huyết, bệnh nhân được tái thông mạch vành bằng can thiệp qua da hoặc bệnh nhân không được tái thông mạch vành (điều trị nội khoa bảo tồn). Theo hướng dẫn của Trường Môn Tim mạch và Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, bệnh nhân được tái thông mạch vành bằng thuốc tiêu sợi huyết cần được điều trị chống đông tối thiểu 48 giờ và tốt hơn hết là trong suốt thời gian nằm viện nhưng không quá 8 ngày (nếu muốn điều trị chống đông kéo dài hơn 48 giờ nên dùng các thuốc ngoài heparin không phân đoạn để tránh nguy cơ giảm tiểu cầu do heparin)15,16. Các chế độ điều trị chống đông đối với bệnh nhân được dùng thuốc tiêu sợi huyết được nêu trên bảng 9. Phác đồ điều trị chống đông dành cho bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da cũng được nêu trên bảng 9. Đối với bệnh nhân không được tái thông mạch vành, điều trị chống đông bằng các thuốc ngoài heparin không phân đoạn được xem là hợp lý. Trong trường hợp này, điều trị chống đông nên kéo dài suốt thời gian nằm viện nhưng không quá 8 ngày15. Liều dùng enoxaparin và fondaparinux giống như trên bảng 9.

Bảng 9:
Các chế độ điều trị chống đông trong nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên 15,16.

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết Bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da sau khi đã dùng thuốc chống đông
a. Heparin KPĐ : Khởi đầu bằng bolus tĩnh mạch 60 đv/kg (tối đa 4000 đv), sau đó truyền tĩnh mạch 12 đv/kg/giờ (tối đa 1000 đv/giờ), sau đó điều chỉnh liều để đạt APTT = 1,5-2 chứng (khoảng 50-70 giây) (dùng không quá 48 giờ).
b. Enoxaparin (với điều kiện creatinin huyết thanh < 2,5 mg/dl đối với nam và < 2,0 mg/dl đối với nữ): Đối với bệnh nhân < 75 tuổi khởi đầu bằng bolus tĩnh mạch 30 mg, 15 phút sau tiêm dưới da 1,0 mg/kg/12 giờ ; Đối với bệnh nhân ≥ 75 tuổi không tiêm bolus tĩnh mạch và dùng liều tiêm dưới da 0,75 mg/kg/12 giờ. Đối với mọi lứa tuổi, nếu độ thanh thải creatinin (theo công thức Cockroft-Gault) < 30 ml/phút, dùng liều tiêm dưới da 1,0 mg/kg/24 giờ (dùng trong suốt thời gian nằm viện, không quá 8 ngày).
c. Fondaparinux (với điều kiện creatinin huyết thanh < 3,0 mg/dl) : Khởi đầu bằng bolus tĩnh mạch 2,5 mg, sau đó tiêm dưới da 2,5 mg một lần/ngày (dùng trong suốt thời gian nằm viện, không quá 8 ngày).
a. Bệnh nhân đã dùng heparin KPĐ : Có thể dùng thêm heparin KPĐ trong thủ thuật nếu cần, tùy vào việc có dùng thuốc đối kháng GP IIb/IIIa phối hợp hay không. Cũng có thể dùng bivalirudin.
b. Bệnh nhân đã dùng enoxaparin : Nếu liều tiêm dưới da cuối là trong vòng 8 giờ, không cần tiêm thêm ; Nếu liều tiêm dưới da cuối là 8-12 giờ trước, tiêm tĩnh mạch thêm 0,3 mg/kg.
c. Bệnh nhân đã dùng fondaparinux : dùng thêm heparin KPĐ, liều dùng tùy vào việc có dùng thuốc đối kháng GP IIb/IIIa phối hợp hay không.

Ghi chú:KPĐ = không phân đoạn ; đv = đơn vị.

Trong hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên, việc chọn lựa chiến lược điều trị ban đầu tùy thuộc vào mức nguy cơ của bệnh nhân : Bệnh nhân nguy cơ cao cần được thông tim ± can thiệp mạch vành qua da sớm, bệnh nhân nguy cơ thấp được điều trị nội khoa bảo tồn. Việc chọn thuốc chống đông theo chiến lược điều trị ban đầu được tóm tắt trên bảng 10 và liều dùng các thuốc chống đông được tóm tắt trên bảng 11 (theo hướng dẫn của Hội Tim mạch Châu Âu 17và Trường Môn Tim mạch/Hiệp hội Tim Hoa Kỳ 18).

Bảng 10:
Chỉ định dùng thuốc chống đông trong hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên 17,18.

CHỌN THUỐC CHỐNG ĐÔNG TÙY THEO CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU
– Nếu chọn chiến lược can thiệp mạch vành qua da sớm, có thể dùng thuốc chống đông là enoxaparin hoặc heparin không phân đoạn (chứng cứ mức A) hoặc bivalirudin hoặc fondaparinux (chứng cứ mức B).
– Nếu chọn chiến lược điều trị nội khoa, có thể dùng enoxaparin hoặc heparin không phân đoạn (chứng cứ mức A) hoặc fondaparinux (chứng cứ mức B).
– Nếu chọn chiến lược điều trị nội khoa và bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao, nên dùng fondaparinux.
THỜI GIAN DÙNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG
– Ngưng thuốc chống đông trong vòng 24 giờ sau khi can thiệp mạch vành qua da.
– Đối với bệnh nhân được điều trị nội khoa, dùng heparin không phân đoạn trong 48 giờ rồi ngưng. Nếu lúc đầu bệnh nhân được điều trị bằng enoxaparin hoặc fondaparinux thì tiếp tục thuốc trong thời gian nằm viện, không quá 8 ngày.

ThS BS Hồ Huỳnh Quang Trí
Viện Tim TP HCM

 (Còn tiếp)

Dấu ấn huyết thanh virus gây viêm gan B

                                                                                                                    PHÂN TÍCH CÁC DẤU ẤN HUYẾT THANH
                                                                                                                        CỦA VIRUS B GÂY VIÊM GAN (HBV)
 
                                                                                                                                  Ths BS Trần Thị Khánh Tường
                                                                                                                               BM Nội ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
 
1.     HBsAg (Hepatitis B surface antigen ) và anti HBs
            HBsAg là kháng nguyên bề mặt của HBV, là dấu ấn xác nhận đang nhiễm HBV.
            HBsAg xuất hiện trong huyết thanh 1-10 tuần sau khi tiếp xúc cấp với HBV, xuất hiện trước khi có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
            Đối với bệnh nhân phục hồi sau giai đoạn nhiễm cấp, HBsAg sẽ biến mất sau 4-6 tháng. Nhiễm HBV mạn khi HBsAg xuất hiện kéo dài trên 6 tháng. Ơ những người nhiễm mạn, tỷ lệ mất HBsAg khoảng 0.5% mỗi năm [5].
            Sự xuất hiện Anti HBs  chứng tỏ bệnh nhân đã miễn nhiễm với HBV và hầu như sẽ không nhiễm HBV nữa. Một số ít trường hợp, HBsAg xuất hiện trở lại trên người đã có anti HBc và anti HBs khi bị suy giảm miễn dịch hay do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hay hóa trị liệu.
            Hầu hết Anti HBs xuất hiện ngay sau khi HBsAg biến mất (hình 1). Một số bệnh nhân anti HBs không xuất hiện ngay sau khi HBsAg biến mất mà chỉ xuất hiện sau giai đoạn cửa sổ (window period) kéo dài vài tuần hay vài tháng (hình 2). Vì vậy, trong giai đoạn này HBsAg âm, Anti HBs âm chỉ có  IgM anti-HBc dương là một dấu ấn cho thấy đang nhiễm cấp .
 

                                                                                                           

                Hình 1 : Thay đổi về dấu ấn huyết thanh của HBV trong giai đoạn nhiễm cấp HBV toàn cầu

                                                                                                                 

                           Hình 2 : Giai đoạn cửa sổ (window) trong nhiễm cấp HBV

            Anti HBs cũng được tạo ra sau chủng ngừa HBV. Chủng ngừa chỉ có thể tạo ra một loại kháng thể duy nhất là Anti HBs.
            Anti HBs (+) có thể xảy ra trong 2 trường hợp sau :
§    anti HBc (+) –> đã nhiễm hiện đã lành. 
§    anti HBc (-) –> chưa từng bị nhiễm, đáp ứng miễn dịch sau  chích
ngừa HBV.
            Sự hiện diện của cả hai HBsAg và antiHBs trong huyết tương gặp trong 24% trường hợp có HBsAg (+) [8 ]. Trong tình huống này, cơ thể có tạo ra Anti HBs nhưng với nồng độ thấp không đủ trung hòa hạt tử  virus hay virion trong huyết thanh, vì vậy, những bệnh nhân này cũng được xem như người mang HBV.
2.     HBcAg (Hepatitis B core antigen) và Anti HBc
            HBcAg là kháng nguyên chỉ hiện diện trong tế bào gan bị nhiễm, không tìm thấy trong huyết thanh.
            Anti HBc hiện diện trong huyết thanh chứng tỏ có tiếp xúc HBV tức đã từng nhiễm trong quá khứ hay đang nhiễm HBV. Anti HBc chỉ được tạo ra khi nhiễm HBV, không tạo ra được  khi  chủng ngừa. Có 2 loại Anti HBc là IgM và IgG.
            Anti HBc IgM xuất hiện trong giai đoạn nhiễm cấp hay đợt kịch phát của nhiễm HBV mạn (exacerbations of chronic hepatitis B).
            Anti HBc IgG xuất hiện trong giai đoạn nhiễm mạn cùng với sự hiện diện của HBsAg hay tồn tại kéo dài cùng với sự hiện diện của Anti HBs ở những bệnh nhân nhiễm HBV hiện đã miễn nhiễm hay đã lành. Chúng ta có thể tóm lại như sau :
§    Anti HBc Ig M (+) : nhiễm cấp.
§    Anti HBc Ig M (+), IgG (+): đợt kịch phát của nhiễm HBV mạn
§    Anti HBc Ig G(+), Anti HBs (+) : đã lành hay đã miễn nhiễm.
§    Anti HBc Ig G(+), HBs Ag(+) : nhiễm HBV mạn.
Anti HBc xuất hiện đơn độc (isolated anti-HBc)
            Anti HBc (+) đơn độc nghĩa là khi tất cả các dấu ấn huyết thanh khác như HBsAg, AntiHBs đều âm tính ngoại trừ  Anti HBc dương tính.
            AntiHBc (+) đơn độc gặp 0.4-1.7% người hiến máu ở vùng có tỷ lệ nhiễm HBV thấp [6] và 10-20% dân số ở vùng có tỷ lệ nhiễm cao [4].
            Có thể xảy ra trong 4 trường hợp sau :
1-      Dương giả
2-      Giai đoạn cửa sổ của nhiễm HBV cấp: anti HBc IgM (+).
3-      Anti HBc là dấu ấn của nhiễm HBV mạn. Trong trường hợp này, HBsAg đã giảm dưới ngưỡng phát hiện nhưng HBV DNA vẫn phát hiện được trong huyết thanh (ở ngưỡng rất thấp) và trong gan (ở ngưỡng cao hơn), men gan có thể tăng nhẹ kéo dài không giải thích được. Anti HBs không được tạo ra. Tình huống này thường gặp ở những vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao và ở những người đồng nhiễm HIV hay HCV.
4-      AntiHBc là dấu ấn miễn nhiễm. Trong trường hợp này, HBsAg đã biến mất, Anti HBs đã xuất hiện nhưng sau nhiều năm nồng độ AntiHBs đã giảm dưới ngưỡng phát hiện (hình 3). Anti HBs sẽ xuất hiện trở lại sau một liều chủng ngừa nhờ phản ứng nhớ lại (anamnestic response).
 

                                                                                                                       

                             Hình 3 : Nhiễm HBV đã hồi phục với Anti HBs thấp

Cách tiếp cận bệnh nhân có antiHBc(+) đơn độc
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


3.     HBeAg, Anti HBe và HBV DNA
          HBeAg là dấu ấn sự nhân đôi của HBV.
           
HBeAg (+) thường kèm với nồng độ HBVDNA cao và sự lây truyền cao.
            Chuyển đổi huyết thanh HBeAg sang Anti HBe (HBeAg (+) trở nên (-) và anti HBs (-) trở nên (+) chứng tỏ HBV ngưng nhân đôi kèm với giảm nồng độ HBVDNA huyết tương và sự  thuyên giảm bệnh gan.
            Một số bệnh nhân HBV vẫn nhân đôi mặc dù đã có sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg là do HBV bị đột biến tiền lõi ( pre-core mutation) gọi là HBV thể đột biến . HBV loại này không sản xuất được HBeAg mặc dù HBV vẫn nhân đôi. HBV không đột biến gọi là HBV thể hoang dại ( wild type). Tóm lại :
§    HBeAg (+), HBV DNA (+) : HBV thể hoang dại đang nhân đôi
§  HBeAg (-), Anti HBe (+), HBV DNA (+) : HBV thể đột biến đang
            nhân đôi.
 
 
 
 
 
 
Bảng 1 :Các dấu ấn giúp chẩn đoán các tình huống nhiễm HBV trên lâm sàng
 

HBsAg AntiHBs AntiHBc IgM AntiHBc IgG HBeAg AntiHBe HBV DNA Tình huống
Nhiễm HBV cấp
+ + + +++ Giai đoạn sớm
+ + Giai đoạn
cửa sổ
+ + ± Giai đoạn
phục hồi
Nhiễm HBV mạn
+ + + +++ Giai đoạn
nhân đôi
+ + + ± Giai đoạn ngưng nhân đôi
+ + + ± + Đợt kich phát của nhiễm HBV mạn (Flare of chronic HBV)
+ + + ++ HBV thể đột biến

           
            Trong thực hành lâm sàng, khi tiếp cận một bệnh nhân có nguy cơ nhiễm HBV, bác sĩ thường thực hiện 3 xét nghiệm HBsAg, AntiHBs và Anti HBc tạo thành bảng xét nghiệm (hepatitis B blood panel), từ đó có thể phân tích (Bảng 2).
            Trước khi tiến hành chủng ngừa HBV cho bệnh nhân, chúng ta chỉ cần thử HBsAg và anti HBs, nếu cả 2 đều âm tính –> chủng ngừa (AASLD 2009). Chấp nhận chủng ngừa cho cả trường hợp Anti HBc (+) đơn độc (AASLD 2009) vì nhiều tình huống xảy ra trong trường hợp này, do đó không cần thử  anti  HBc trước khi chủng ngừa.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảng 2 : Phân tích dựa vào bộ 3 xét nghiệm HBsAg, AntiHBs và Anti HBc
 

Xét nghiệm Kết quả Tình huống
HbsAg Chưa nhiễm HBV, chưa chủng ngừa
Anti HBs
Anti HBc
HbsAg Đã miễn nhiễm sau khi nhiễm HBV tự nhiên
Anti HBs +
Anti HBc +
HbsAg Miễn nhiễm sau khi chích ngừa HBV
Anti HBs +
Anti HBc
HbsAg + Nhiễm cấp hay đợt kịch phát nhiễm mạn nếu IgG +
Anti HBs
Anti HBc IgM +
HBsAg + Nhiễm mạn
Anti HBs +
Anti HBc +
Anti HBc IgM
HBsAg Anti HBc (+) đơn độc: 4 trường hợp đã kể trên
Anti HBs
Anti HBc +

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1        Anna SF Lok, Rafael Esteban, Peter A L Bonis.  Serologic diagnosis of hepatitis B virus infection. Up to date version 17.1: January 2009 
2        Anna SF Lok, Rafael Esteban, Peter A L Bonis. Clinical manifestations and natural history of hepatitis B virus infection. Up to date version 17.1: January 2009.
3        Hadler, SC, Murphy, BL, Schable, CA, et al. Epidemiological analysis of the significance of low positive test results for antibody to hepatitis B surface and core antigens. J Clin Microbiol 1984; 19:521.
4        Joller-Jemelka, HI, Wicki, AN, Grob, PJ. Detection of HBs antigen in "anti-HBc alone" positive sera. J Hepatol 1994; 21:269.
5        Liaw, YF, Sheen, IS, Chen, TJ, et al. Incidence, determinants, and significance of delayed clearance of serum HBsAg in chronic hepatitis B virus infection: A prospective study. Hepatology 1991; 13:627.
6        Lok, ASF, Lai, CL, Wu, PC. Prevalence of isolated antibody to hepatitis B core antigen in an area endemic for hepatitis B virus infection: Implication in hepatitis B vaccination programs. Hepatology 1988; 8:766.
7        Lok ASF, McMahon BJ. Hepatology. 2009;50:661-662. .
8        Tsang, TK, Blei, AT, O'Reilly, DJ, Decker, R. Clinical significance of concurrent hepatitis B surface antigen and antibody positivity. Dig Dis Sci 1986; 31:620.
9        Yeo W, Chan PK, Zhong S, et al. Frequency of hepatitis B virus reactivation in cancer patients undergoing cytotoxic chemotherapy: a prospective study of 626 patients with identification of risk factors. J Med Virol 2000;62(3):299-307.

VIÊM GAN VIRUS B

VIÊM GAN VIRUS B

Ths Bs Trần Thị Khánh Tường
BM Nội ĐHYK Phạm Ngọc Thạch

I. MỞ ĐẦU
Nhiễm virus B gây viêm gan (Hepatitis B Virus = HBV) vẫn còn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới ước tính có trên 2 tỷ người đã từng hay đang bị nhiễm HBV, khoảng 400 triệu người mang HBV mạn (HBV carier), trong đó 75% là người châu Á[12] . Hàng năm, có gần 1 triệu người chết do những bệnh lý liên quan đến nhiễm HBV như xơ gan, ung thư gan[26].
HBV lây nhiễm gấp 100 lần so với HIV. HBV là một yếu tố gây ung thư đứng hàng thứ 2 sau thuốc lá[3], là nguyên nhân gây ra 60-80% trường hợp ung thư gan nguyên phát và 50% trường hợp xơ gan[4]. Vì thế , mặc dù chương trình chủng ngừa hiệu quả rộng rãi trong thời gian qua đã giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HBV cấp trong nhiều nước, nhưng nhiễm HBV cho đến nay vẫn còn là một nguyên nhân quan trọng gây mắc bệnh và tử vong.
Hiện tại chúng ta có nhiều thuốc để điều trị viêm gan virus B (VGVRB) mạn với mục đích ức chế lâu dài nồng độ HBV DNA trong huyết thanh để có thể ngăn ngừa tiến triển đến xơ gan, ung thư tế bào gan ( hepatocellular carcinoma = HCC) và tử vong. Quyết định khi nào điều trị, điều trị như thế nào …vẫn còn là những câu hỏi hóc búa đối với bác sĩ lâm sàng.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng tóm tắt đầy đủ những kiến thức cập nhật nhất liên quan đến HBV.

II. DỊCH TỂ HỌC


Hình 1 : Phân bố nhiễm HBV toàn cầu

Tỷ lệ lưu hành HBsAg toàn cầu chia làm 3 mức độ theo hình 1. Cao khi tỷ lệ lớn hơn hay bằng 8%, trung bình khi tỷ lệ từ 2-7% và thấp khi tỷ lệ < 2%[5].
Tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ lưu hành cao gồm Việt Nam và các nước vùng Tây Thái Bình Dương. Theo Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization = WHO)Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới 15%-20% , tức khoảng 10 -14 triệu người .

Hình 2 : Phân bố kiểu gen của  HBV


            Hiện tại HBV có 8 kiểu gen ( genotype) là A,B,C,D,E,F,G,H phân bố trên thế giới theo hình 2. Việt Nam chủ yếu nhiễm kiểu B và C.
Xác định kiểu gen ngày càng được quan tâm vì một số nghiên cứu cho thấy kiểu gen HBV có liên quan đến  các vấn đề sau [6] :

  • Tỷ lệ chuyển huyết thanh HBeAg: kiểu gen B có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh HBeAg cao hơn kiểu gen C.
  • Bệnh cảnh lâm sàng : suy gan cấp, viêm gan thể bùng phát (fulminant hepatitis ) thường kèm với kiểu gen D hơn các kiểu gen khác.
  • Diễn tiến của bệnh : kiểu gen C dễ diễn tiến đến ung thư tế bào gan nhất và là yếu tố nguy cơ độc lập của ung thư tế bào gan .
  • Đáp ứng với điều trị của VGVRB mạn : kiểu gen A và B đáp ứng tốt với Interferon và Peginterferon hơn C và D.

Tuy nhiên, hiện nay việc xác định kiểu gen trước điều trị trong thực hành lâm sàng chưa được khuyến cáo, cần có nhiều dữ liệu hơn nữa.

III. HBV : CẤU TRÚC, CHU TRÌNH SỐNG VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ

  1. Cấu trúc HBV:

HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc DNA. HBV chỉ gây bệnh cho người và khỉ đột đen Phi Châu.
Ở giai đoạn nhân đôi, HBV tồn tại trong huyết thanh dưới 3 dạng cấu trúc là hạt tử siêu vi hay virion hoàn chỉnh, cấu trúc hình cầu và cấu trúc hình ống (hình 3 ). Cấu trúc hình cầu và hình ống là phần kháng nguyên bề mặt của HBV được tạo ra dư thừa trong bào tương của tế bào gan.
Hạt tử virus hay virion bao gồm lớp vỏ bọc bên ngoài lipoprotein chứa 3 dạng kháng nguyên bề mặt ( HBsAg) là pre-S1, Pre-S2, S và phần lõi bên trong là casid bao gồm  protein lõi (core protein) bao bọc DNA và DNA polymerase (hình 4 ).

Hình 3 :3 dạng cấu trúc của HBV trong huyết thanh


Hình 4  : Cấu trúc của một virion

Chu trình sống của HBV


Hình 5  : Chu trình nhân đôi của HBV

(1) Phần vỏ của HBV bám vào màng  tế bào gan nhờ sự nhận biết của thụ thể trên màng tế bào gan, sau đó siêu vi hòa nhập với  protein màng của tế bào gan và xâm nhập vào tế bào gan.
(2) Sau khi vào tế bào chất, chỉ có phần lõi chứa DNA và men DNA polymerase đi vào nhân tế bào gan.
(3) Tại nhân tế bào gan, DNA được sửa chữa để tạo thành DNA vòng khép kín (covalently-close circular DNA = cccDNA).
(4) cccDNA được xem là khuôn để sao chép RNA của siêu vi.
(5) mRNA được giải mã tạo thành các protein của siêu vi (protein lõi, polymerase, protein X, protein bề mặt siêu vi) trong tế bào chất.
(6) Protein lõi (core protein) bao bọc RNA tiền genome ( RNA pregenome ) và men polymerase tạo thành capsid (7).
(8,9) RNA tiền genome sẽ sao chép ngược thành DNA.
(10) Capsid chứa DNA mới được tổng hợp  này có thể phóng thích DNA vào nhân tế bào gan để tạo thành cccDNA hay (11) sẽ được ghép thêm phần vỏ bọc trong mạng lưới nội bào (endoplasmic reticulum = ER) và thể Golgi  sau đó phóng thích ra khỏi tế bào gan dưới dạng virion hoàn chỉnh.

  1. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với HBV

Hình 6  : Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với HBV
Có nhiều loại đáp ứng miễn dịch của ký chủ như hiện tượng chết tế bào theo chương trình (Apoptopsis), đáp ứng miễn dịch qua trung gian thể dịch, đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Viêm gan là hậu quả chủ yếu của đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với HBV. Đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể tiêu diệt và ngăn ngừa HBV tái nhiễm nhưng đồng thời cũng gây tổn thương tế bào gan. Nếu đáp ứng miễn dịch này quá mạnh có thể đưa đến viêm gan bùng phát gây suy gan và có thể tử vong.
Hình 6 cho thấy quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với HBV như sau :
HBV nhân đôi trong tế bào gan sinh ra HBsAg và virion. Cả 2 thành phần này có thể được lấy đi bởi tế bào trình diện kháng nguyên (antigen-presenting cell) và phân tách protein của virus thành các peptid, sau đó các peptid được gắn với phức hợp hòa hợp mô chính ( Major Histocompatibility Complex = MHC) class I và II trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên. Tế bào T CD4 + hay CD8 + nhận diện các peptid này nhờ vậy được hoạt hóa. Tế bào T CD 8 + chuyên biệt cho virus (với sự giúp đỡ của tế bào T CD 4+) có thể nhận ra kháng nguyên virus hiện diện trên kênh MHC class I trên bề mặt tế bào gan bị nhiễm. Qúa trình nhận diện này dẫn đến ly giải trực tiếp tế bào gan bị nhiễm hay phóng thích Interferon gama và TNF  alpha làm điều hòa chậm sự nhân đôi của virus (down-regulation of viral replication).

IV. CÁCH LÂY NHIỄM  HBV
Có 2 cách lây nhiễm HBV là: lây nhiễm theo chiều dọc ( vertical contamination) và theo chiều ngang (horizontal contamination).

  1. Lây nhiễm theo chiều dọc

Là lây nhiễm từ mẹ sang con, đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh hay những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai. Ở những vùng lưu hành HBsAg cao, kiểu lây nhiễm này là quan trọng nhất, thường gặp ở những nước vùng châu Á.
Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ HBV DNA và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32% [25 ]. Tỷ lệ lây nhiễm cho con tăng lên từ 0% nếu HBVDNA của mẹ thấp hơn 10 5copies/ml đến 50% nếu HBVDNA của mẹ từ 10 9–   10 10copies/ml . 28-39% trẻ vẫn bị nhiễm dù đã chích ngừa HBV sau sanh nếu HBVDNA của mẹ từ 10 9copies/ml trở lên [13 ].
HBsAg có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy sướt.

  1. Lây nhiễm theo chiều ngang

Có hai kiểu lây nhiễm chính là lây nhiễm qua đường tình dục và lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, cac vật phẩm của máu  hay dịch tiết của người bị nhiễm HBV. HBV không lây truyền qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc thông thường.
Máu và vật phẩm của máu là yếu tố lây nhiễm quan trọng nhất vì có lượng HBV cao.
HBV được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch với nồng độ thấp so với trong huyết tương hơn 100 lần [9]. Các dịch khác như dịch màng bụng, màng phổi, dịch não tủy…cũng có chứa HBV.
Sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật cũng có chứa HBV nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.
Lây qua đường tình dục, qua sử dụng chung kim tiêm ( chích thuốc, châm cứu, xăm, xỏ lổ trên cơ thể như xỏ lổ tai, lổ mũi…) với người bị nhiễm HBV là kiểu lây theo chiều ngang thường gặp nhất. Dùng chung bàn chải đánh răng và dao cạo râu có dính máu hay dịch của người bị nhiễm cũng có thể bị lây nhiễm HBV.
V. CÁC DẤU ẤN HUYẾT THANH VÀ HBV DNA CỦA HBV (xem bài trước)
VI.  BỆNH CẢNH LÂM SÀNG CỦA NHIỄM HBV

  1. Viêm gan virus B cấp

Trong nhiễm cấp, 70% bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng hay không vàng da, 30 % có vàng da . 0.1% – 0.5%  bệnh nhân  bị viêm gan thể bùng phát (fulminant hepatitis) gây suy gan cấp [16,28].
Bệnh nhân có có thể trải qua 4 giai đoạn và tự phục hồi hoàn toàn.
            Giai đoạn ủ bệnh

  • Virus nhân đôi và lan truyền nhưng khôg có triệu chứng lâm sàng.

            Giai đoạn tiền vàng da : triệu chứng khôg đặc hiệu.

  • Hội chứng giống cúm:  Mệt mỏi, suy nhược, sốt nhẹ.
  • Ho, đau đầu, đau cơ.
  • Mề đay, đau khớp.
  • Buồn nôn, chán ăn, thay đổi vị giác.
  • Đau hạ sườn phải do gan lớn.

            Giai đọan vàng da: sau 3-7 ngày

  • Các triệu chứng toàn thân giảm, bệnh nhân khỏe hơn nhưng mệt, suy nhược có thể vẫn còn.
  • Gan vẫn to, đau, sờ mềm trơn láng.
  • Lách to nhẹ (15-20%).
  • Vàng da ngày càng tăng.
  • Nước tiểu sậm màu, phân có thể bạc màu.

            Giai đoạn phục hồi

  • Sau 4-8 tuần từ khi có triệu chứng đầu tiên.
  • Vàng da giảm dần sau 2-4 tuần, ăn ngon hơn.

Triệu chứng của suy gan cấp :

  • Thay đổi tình trạng tâm thần, tri giác
  • Phù não
  • Rối loạn đông máu (Prothrombin kéo dài).
  • Suy đa cơ quan, ARDS, hội chứng gan thận, rối loạn nhịp tim, toan chuyển       hóa, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, tụt huyết áp.
  • Báng, phù toàn thân.
  • 60% tử vong

            Xét nghiệm sinh hóa gan mật:

  • Men gan: tăng trên10 lần, ALT cao hơn AST
  • Bilirubin tăng, chủ yếu Bilirubin trực tiếp, hay tăng kiểu hỗn hợp.
  • GGT tăng (5-10 lần ULN)
  • ALP tăng không cao thường dưới 2 lần bình thường.
  • Chức năng gan : Albumin giảm, Prothrobin time kéo dài nếu có suy gan.
    1. Viêm gan virus mạn

            Triệu chứng lâm sàng :giới hạn từ không có triệu chứng hay chỉ có những triệu chứng không đặc hiệu (mệt mỏi, đau khớp…) cho đến các triệu chứng của xơ gan như dấu hiệu bệnh gan mạn ( sao mạch, vàng da, phù, bầm máu ngoài da…) hay tăng áp tĩnh mạch cửa ( tuần hoàn bàng hệ, lách to, báng bụng, dãn tĩnh mạch thực quản…), ung thư gan. HBV có thể gây ung thư gan không qua giai đoạn xơ gan.
            Triệu chứng ngoài gan gồm :

  • Đau khớp ( thường gặp)
  • Viêm cầu thận (hiếm)
  • Viêm đa nút động mạch (hiếm)
  • Viêm mạch máu liên quan nhiễm HBV (hiếm)
  • Cryoglubinemia (hiếm)
  • Viêm màng ngoài tim (hiếm)
  • Viêm tụy cấp (hiếm)

            Xét nghiệm  sinh hóa gan mật

  • ALT và AST: tăng 1-5 lần bình thường. ALT cao hơn AST. Khi AST cao hơn ALT có thể viêm gan do thuốc kèm theo hay đã qua xơ gan.
  • Tăng Bilirubin, hiếm khi > 200 micromol/L.
  • GGT tăng 1-3 lần bình thường .
  • Phosphatase kiềm tăng dưới 2 lần bình thường .
  • Prothrombin hiếm < 60%, khi diễn tiến sang xơ gan có thể giảm < 50%.

VII. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN CỦA NHIỄM HBV MẠN

  1. Một số thuật ngữ và tiêu chuẩn chẩn đoán (AASLD 2009 [1])

Viêm gan B mạn: bệnh gan hoại tử mạn gây ra bởi nhiễm HBV kéo dài. Viêm gan B mạn được chia làm 2 nhóm là viêm gan B mạn có HBeAg (+) và HBeAg (-).
Tiêu chuẩn chẩn đoán:4 tiêu chuẩn

  • HBsAg > 6 tháng
  • HBV DNA >20.000IU/ml(105copies/ml) đối với HBeAg (+), >2.000IU/ml (104copies/ml) đối với HBeAg (-).
  • ALT/AST tăng từng đợt hay kéo dài
  • Sinh thiết gan cho thấy viêm gan mãn với mức độ hoại tử từ trung bình đến nặng.

Tình trạng mang HBsAg không hoạt động (inactive HBsAg carier state):nhiễm HBV kéo dài nhưng không gây hoại tử gan đáng kể.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: 5 tiêu chuẩn

  • HBsAg > 6 tháng
  • HBeAg (-), Anti HBe (+)
  • HBV DNA < 2.000IU/ml(104copies/ml)
  • ALT/AST bình thường kéo dài
  • Sinh thiết gan không có viêm gan đáng kể : mức độ hoại tử nhẹ hay không có.

Viêm gan B đã hồi phục (resolved hepatitis B): Nhiễm HBV trước kia, hiện tại không bằng chứng về siêu vi, sinh hóa và giải phẫu bệnh cho thấy đang nhiễm HBV hay có viêm gan.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: 4 tiêu chuẩn

  • Có bệnh sử viêm gan B cấp hay mạn hay có anti HBc (+) ± anti HBs
  • HBsAg(-)
  • HBV DNA không phát hiện được ( bằng phương pháp PCR nhạy)
  • ALT bình thường

Đợt kịch phát cấp viêm gan B(Acute exacerbation or hepatitis flare): men gan tăngtrên 10 lần giới hạn trên bình thường ( ULN : upper limit of normal) hay gấp đôi giá trị cơ bản của bệnh nhân (baseline value).
Tái kích hoạt viêm gan B (reactive of hepatitis B): xuất hiện viêm gan hoại tử trở lại trên bệnh nhân viêm gan B đã phục hồi hay có tình trạng mang HBsAg không hoạt động.

  1. Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HBV mạn

          Lây nhiễm theo chiều ngang
Nhiễm HBV mạn ở người lớn (lây theo chiều ngang) gồm 2 giai đoạn :
Giai đoạn nhân đôi của HBV gây tổn thương gan tiến triển biểu hiện men gan và HBV DNA huyết thanh tăng, HBeAg (+).
Giai đoạn HBV không nhân đôi: bệnh gan thuyên giảm đặc trưng bởi sự biến mất của HBeAg và HBV DNA, men gan bình thường và xuất hiện Anti HBe.
Mộtsố bệnh nhân có thể có giai đoạn tái kích hoạt (HBV nhân đôi trở lại ) sau một thời gian.
          Lây nhiễm theo chiều dọc
Bệnh nhân bị nhiễm HBV vào thời kỳ sơ sinh sẽ trải qua 4 giai đoạn :
Giai đoạn dung nạp miễn dịch (Immune Tolerance)
Trong giai đoạn này HBV nhân đôi rất mạnh với HBeAg (+) và nồng độ HBV DNA trong huyết thanh rất cao nhưng không có bằng chứng viêm gan hoạt động, không có triệu chứng lâm sàng, men gan bình thường, tổn thương mô học của gan rất ít. Giai đoạn này kéo dài từ 10-30 năm.
Không gây viêm gan mặc dù HBV nhân đôi rất mạnh là do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể với HBV [10]. Hệ miễn dịch thất bại trong việc chống lại HBV.  Cơ chế chính xác vẫn chưa rõ nhưng thực nghiệm trên chuột cho thấy rằng HBeAg từ mẹ qua nhau thai gây ức chế sự đáp ứng miễn dịch của tế bào T đối với HBeAg và HBcAg làm cho sự phá hủy tế bào gan bị nhiễm HBV qua trung gian tế bào T không hiệu quả [23]. Dung nạp miễn dịch được xem là nguyên nhân chính làm cho bệnh nhân châu Á có HBeAg (+) và men gan bình thường đáp ứng kém với điều trị Interferon .
Rất hiếm có chuyển đổi huyết thanh HBeAg trong giai đoạn này.
Giai đoạn thải trừ miễn dịch (Immune Clearance) hay viêm gan mạn HBeAg (+)
Trong giai đoạn này HBV vẫn nhân đôi nhưng có sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với HBV. Hệ miễn dịch trưởng thành nhận diện được tế bào gan bị nhiễm HBV và bắt đầu tấn công gây viêm gan SVB mạn HBeAg (+), phản ánh bởi nồng độ HBV DNA giảm so với giai đoạn dung nạp miễn dịch, men gan tăng, gia tăng thải trừ HBeAg và chuyển đổi huyết thanh HBeAg .
Chuyển đổi huyết thanh HBeAg thường kèm với đợt  kịch phát về sinh hóa ( men gan tăng rất cao) là do sự phá hủy đột ngột những tế bào gan bị nhiễm qua trung gian miễn dịch. 50-70% bệnh nhân có chuyển đổi huyết thanh HBeAg vào cuối giai đoạn này [2].
Hầu hết các đợt kịch phát này không có triệu chứng và được phát hiện trong quá trình theo dõi. Một số có triệu chứng như viêm gan cấp và xuất hiện anti IgM nên được chẩn đoán nhầm với viêm gan cấp. Một số rất nhỏ đợt kịch phát dẫn đến suy gan mất bù và có thể tử vong.
Không phải tất cả những đợt kịch phát đều đưa đến chuyển đổi huyết thanh HBeAg và thải trừ  HBV DNA. Những bệnh nhân này có thể có những đợt kịch phát tái đi tái lại nhiều lần với sự biến mất HBVDNA từng đợt và có hay không có sự biến mất HBeAg thoáng qua. Những đợt kịch phát tái đi tái lại như thế sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
Giai đoạn virus không nhân đôi hay giai đoạn mang virus bất hoạt (Inactive carrier)
Trong giai đoạn này HBeAg âm, anti HBe dương, HBVDNA trong huyết thanh thấp <104copies/ml hay không phát hiện được, bệnh gan thuyên giảm biểu hiện men gan không tăng và sinh thiết gan cho thấy giảm mức độ hoại tử.
Giai đoạn này có thể kéo dài suốt đời. Một số bệnh nhân biến mất HBsAg, VGVRB hồi phục. Khoảng 0.1-0.8 % người châu Á mất HBsAg mỗi năm [7 ]. Một số bệnh nhân có thể qua giai đoạn tái kích hoạt sau một khoảng thời gian.
Giai đoạn tái kích hoạt ( reactivation) hay giai đoạn viêm gan mạn HBeAg (-)
HBV bị đột biến tự nhiên như đột biến tiền lõi cho phép HBV nhân đôi trở lại thậm chí có sự ức chế của hệ miễn dịch, gây VGVRB mạn có HBeAg âm. Do đó trong giai đoạn này, HBVDNA tái xuất hiện trở lại trong huyết thanh, men gan tăng trở lại, HBeAg (-) và anti HBe(+). Khoảng một phần tư bệnh nhân Châu Á bị viêm gan B mạn tính có HBeAg âm sau khi đã có chuyển đổi huyết thanh HBeAg.

CHỈ ĐIỀU TRỊ KHI BỆNH NHÂN Ở GIAI ĐOẠN THẢI TRỪ MIỄN DỊCH HAY GIAI ĐOẠN TÁI KÍCH HOẠT.
Hơn 90% trẻ em và khoảng 5% người lớn có hệ miễn dịch đầy đủ bị nhiễm HBV cấp sẽ chuyển qua giai đoạn nhiễm mạn.
Nghiên cứu lâu dài cho thấy bệnh nhân bị nhiễm HBV mạn có HBeAg dương nguy cơ dẫn đến xơ gan là 5% mỗi năm, nhiễm HBV mạn có HBeAg âm là 1-2% mỗi năm. Khi đã bị xơ gan 5% nguy cơ mỗi năm bị suy gan hay ung thư gan. Ung thư gan có thể xảy ra trên bệnh nhân nhiễm HBV mạn không có xơ gan khoảng 0.4% mỗi năm (hình 7). Thậm chí ung thư gan có thể xảy ra trên BN ở giai đoạn dung nạp miễn dịch hay giai đoạn virus không nhân đôi.



Hình 7 : Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HBV mạn


Hình 8 :Tỷ lệ diễn tiến bệnh gan hàng năm của nhiễm HBV mạn

Các yếu tố ảnh hưởng xấu đến diễn tiến của VGVRB mạn
          Yếu tố ký chủ :
Tuổi > 40
Nam giới
Tình trạng miễn dịch .
Yếu tố siêu vi:
Nồng độ HBV DNA cao
HBV kiểu gien C
Chuyển đổi huyết thanh HBeAg chậm.
Yếu tố môi trường:
Uống rượu
Đái tháo đường
Béo phì
Đồng nhiễm siêu vi C, D.

IX. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN NHIỄM HBV MẠN ( theo AASLD 2009)

  1. Hỏi bệnh sử kỹ lưỡng và khám lâm sàng cẩn thận, lưu ý các yếu tố nguy cơ uống rượu, đồng nhiễm các siêu vi khác như HCV, HIV…
  2. Hỏi tiền căn gia đình về bệnh gan và ung thư gan
  3. Làm xét nghiệm sinh hóa gan mật, công thức máu lưu ý tiểu cầu, bộ 3 xét nghiệm HBsAg, AntiHBs, Anti HBc
  4. Xét nghiệm đánh giá sự nhân đôi HBV ( nếu có nhiễm HBV) gồm HBeAg, anti HBe, HBV DNA
  5. Xét nghiệm để loại trừ đồng nhiễm gồm anti HCV, anti HDV ( đối với người có nguy cơ như tiêm chích xì ke, những nước nhiễm HDV phổ biến) và anti HIV cho những người có nguy cơ.
  6. Xét nghiệm sàng lọc ung thư tế bào gan (HCC) : Alpha FP và siêu âm bụng mỗi 6 tháng.
  7. Có thể xem xét sinh thiết gan để đánh giá mức độ và giai đoạn bệnh gan đối với những bệnh nhân không có đủ tiêu chuẩn điều trị rõ ràng (sẽ trình bày sau).

 

Ban tin hoạt động hội tháng 01 năm 2017

                                                     Bản Tin Hoạt động Hội Y học Tp. Hồ Chí Minh
                                                                            Tháng 01 năm 2017

                                                                               ———————–
I Hoạt động về Tổ chức Hội

1.    Chiều ngày  03.01.2017  Ban thường trực hội Y học TPHCM họp phiên thường kỳ có mặt : BS. Trương Thị Xuân Liễu;GS.TS. Nguyễn Sào Trung ; BS. Huỳnh Liên Đoàn; , BS. Huỳnh Anh Lan BS. Trần Thanh Xuân; Vắng : PGS.TS. Nguyễn thy Khuê  ;   sau khi nghe Thường trực tổng hợp tình hình hoạt động hội trong hai tuần từ  06.12.2016- 03.1.2017  Ban thường trực cho ý kiến các  vấn đề sau :
+ Lịch đi chúc Tết:
    (1) 8:30 ngày thứ tư 18.01.2017, BS. Liễu, BS. Anh Lan, BS. Đoàn, GS. Sào Trung, BS. Xuân thăm GS. Hối tại BV ĐHYD, sau đó BS. Liễu, BS. Anh Lan, BS. Đoàn thăm gia đình chú Tư Trung và TS. Lưu Hữu Tuyến,
    (2) 8:15 ngày thứ năm 19.01.2017 BS. Liễu, BS. Anh Lan, BS. Đoàn, PGS. Thy Khuê đến thăm TS. Nguyễn Duy Cương, GS. Nguyễn Kim Hùng, PGS. Hoàng Thị Lũy, BS. Đoàn Thúy Ba, TS. Phạm Duy Linh.
    BS. Anh Lan chuẩn bị quà. BS. Xuân gọi điện thoại hẹn trước.
+ Gửi thư mời Chủ tịch Tổng hội Y học và Chủ tịch Liên hiệp Hội TP.HCM dự họp BCH Hội. (BS. Xuân)
+ Công bố quyết định khen thưởng tại cuộc họp BCH bằng cách đọc tên từng tập thể và số lượng các cá nhân thuộc các hội được khen thưởng.
+ Văn phòng chuẩn bị giấy khen để giao sau buổi họp BCH.
+ Văn phòng gửi thư mời hội thảo "Về nghiên cứu khoa học và đăng tạp chí quốc tế" ngày 14.01.2017 tại Trung tâm Y khoa Medic.
Họp thường trực lần tới vào lúc 9:00 ngày thứ ba 07.02.2017.
1.    Chiều 14:00 ngày thứ tư 11 tháng 01 năm 2017,Tại Hội trường A, Trung tâm Truyền thông & Giáo dục Sức khỏe họp Ban chấp hành hội y học khóa VIII lần thứ 6
Có mặt: 37/87. Vắng mặt: 50/87,
Khách mời có :
1.    GS.TS. Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệop các hội Khoa học & Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh ,
2.    PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung , Phó chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam
Nội dung:
+ Chủ tọa: BS. Trương Thị Xuân Liễu, Thư ký: BS. Trần Thanh Xuân
+ BS. Huỳnh Liên Đoàn: Báo cáo kết quả khen thưởng.
+ BS. Huỳnh Anh Lan: Báo cáo tổng kết năm 2016 và kế hoạch năm 2017.
+ GS. Nguyễn Sào Trung: Báo cáo về công tác đào tạo liên tục và đề nghị thu phí 50.000 đồng mỗi giấy chứng nhận tham dự hội thảo.
+ GS. Trương Đình Kiệt: Thay mặt Hội tế bào gốc đề nghị hợp tác với Hội Y học (1)Tổ chức ngày hội chứng Down Việt Năm 21.3.2017, (2) Thành lập Hội hội chứng Down Việt Nam, (3) Thành lập quỹ hội chứng Down.
BS. Trương Thị Xuân Liễu chủ trì thảo luận:
+ BS. Trần Kiều Miên: (1) Việc cấp giấy chứng nhận ĐTLT chậm, (2) Phí cấp giấy chứng nhận 50.000 đ là cao, so với hội phí 10.000 đ/năm.
+ PGS. Vũ Thị Nhung: (1) Phí 50.000 đ là cao, hội thành viên không lo được, người tham dự hội thảo tự đóng, (2) Đề nghị thu phí theo số người tham dự: <100, 100 – 200, …
+ GS. Hứa Thị Ngọc Hà: (1) Hội GPB chỉ thu được hội phí của 20% hội viên, (2) 50.000 đ là cao, hội thảo viên không đóng.
+ PGS. Lê Thị Tuyết Lan: (1) Ai cần giấy chứng nhận thì tự đóng phí, (2) 50.000 đ là được.
+ BS. Huỳnh Liên Đoàn: Phí cấp giấy chứng nhận có thể do cá nhân, hoặc cơ quan, hoặc đơn vị tài trợ đóng.
+ BS. Lê Thượng Vũ: (1) Hội hô hấp có trang web tốt, nhiều thông tin cho hội viên và người bệnh nên thu được hội phí tốt, (2) Ai cần giấy chứng nhận thì đóng phí, mức 50.000 đ là được.
+ PGS. Võ Văn Thành: (1) So với hội phí và phí hội thảo ở nước ngoài rất cao thì 50.000 đ không lớn, (2) Giấy chứng nhận ở nước ngoài được gởi đến tận tay người tham dự hội thảo, (3) Dự một hội thảo được tính 4 tiết là quá ít.
+ BS. Huỳnh Anh Lan: (1) Nếu Văn phòng Hội Y học nhận được thông tin của hội thảo viên trước, có thể cấp giấy chứng nhận cuối hội thảo, (2) Ai cần giấy chứng nhận thì đóng phí, có thể đóng phí tại Văn phòng Hội.
+ BS. Huỳnh Liên Đoàn: Đóng hội phí thể hiện ý thức của hội viên.
+ BS. Trương Thị Xuân Liễu: Hội viên phải nộp hội phí.
+ PGS. Vũ Thị Nhung: Đề nghị các hội chuyên khoa hỗ trợ tạp chí Thời Sự Y Học, nhận làm các số chuyên đề, thu thập bài báo và tìm nguồn tiền tài trợ. Việc biên tập, dàn trang sẽ do tạp chí phụ trách.
+ GS.TS. Nguyễn Ngọc Giao thay mặt Liên hiệp Hội: (1) Các hội thuộc Hội Y học nên được gọi là hội chuyên khoa, chứ không là hội thành viên, (2) Hội Y học đã khen thay vì phê bình, cũng như khen mà không chờ đề nghị của cấp dưới là tốt, (3) Hội có nhiều hoạt động chuyên môn, quan hệ quốc tế tốt, (4) Về Hội hội chứng Down nên bàn kỷ, (5) Hội phí cần phải được thu, có lẽ là mức hội phí thấp nên hội viên không để ý, (5) Giấy chứng nhận phải có thu phí.
+ PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung thay mặt Tổng hội Y học: (1) Hội Y học sẽ không còn là hội đặc thù, sẽ không có được cấp kinh phí nhà nước, (2) Các hội chuyên khoa cần tham khảo thông tin về học bổng Takeda để cử người tham dự xét chọn, (3) Tổng hội sẽ thành lập hội đồng chuyên gia để bảo vệ quyền lợi hội viên, Hội cũng cần quan tâm vấn đề này.
Quyết nghị:
+ Nhất trí thông qua bản báo cáo tổng kết hoạt động Hội năm 2016 và kế hoạc công tác Hội năm 2017.
+ Nhất trí thông qua quy chế kiểm tra Hội và quy chế tổ chức – hoạt động của tạp chí Thời Sự Y học.
+ Nhất trí thông qua mức thu phí cấp giấy chứng nhận tham dự hội thảo 50.000 đồng/người kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2017. Hội thảo viên không có nhu cầu sẽ không được cấp giấy chứng nhận. Các hội chuyên khoa có hoàn cảnh đặc thù sẽ được Thường trực Hội giải quyết riêng.
3.    Thường trực hội thực hiện lịch thăm chúc tết các cụ lão y , theo đó ngày 18.1.2017 thăm chúc tết các cụ : GS.TS. Nguyễn Đỉnh Hối , Gia đình VS.TS. Dương Quang Trung và DS. Lưu Hữu Tuyến ,, Ngày 19.1.2017 Thăm chức tết GS.DS. Nguyễn Kim Hùng ,BS. Đoàn Thúy Ba , VS.TS.Nguyễn Duy Cương và TS.BS. Phạm Duy Linh

II.Hoạt động về Khoa Học Kỹ thuật.
1.    Ngày 06.01.2017,  Hội tim mạch nhi – tim bẩm sinh, do thu phí, tổ chức hội thảo khoa học “Cập nhật kiến thức về tim bẩm sinh: Tâm thất độc nhất” tại KS Sheraton Saigon, có 28* bài báo cáo cho 200 người dự.
2.    Ngày 06.01.2017,  Hội đau, do các công ty tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương và bệnh lý myelin” tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, có 4* bài báo cáo cho 60 người dự.
3.    Ngày 06-07.01.2017,  Hội tai mũi họng, do các công ty tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Hội thảo khoa học tai mũi họng thường niên” tại KS The Reed Ninh Bình, có 10 bài báo cáo cho 300 người dự.
4.    Ngày 07.01.2017,  Hội hen – dị ứng – miễn dịch lâm sàng, do Cty Boehringer tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Cập nhật kiến thức chuyên ngành hen – dị ứng – miễn dịch lâm sàng” tại KS Windsor Plaza, có 1 bài báo cáo cho 200 người dự.
5.    Ngày 08.01.2017,  Hội đau, do Cty Pfizer tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Đau: Từ cơ sở  khoa học đến thực hành lâm sàng” tại KS Equatorial, có 4* bài báo cáo cho 200 người dự.
6.    Ngày 08.01.2017,  Hội da liễu, do Cty Việt Nữ tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Các bệnh ngoài da thường gặp” tại KS Novotel, có 4 bài báo cáo cho 100 người dự.
7.    Ngày 14.01.2017,  Hội Y học, do các công ty tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu khoa học hướng tới công bố trên tạp chí quốc tế” tại Trung tâm Medic, có 3 bài báo cáo cho 40 người dự.
8.    Ngày 15.01.2017,  Hội khoa học tiêu hóa, do Cty Takeda Pharmaceuticals tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Bệnh lý đường tiêu hóa trên: Những vấn đề cập nhật” tại Trung tâm White Palace, có 3* bài báo cáo cho 400 người dự.
9.    Ngày 18.01.2017,  Hội điều trị vết thương, do Cty Mundipharma tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học “Kiểm soát dịch tiết vết thương” tại KS Equatorial, có 1 bài báo cáo cho 9 người dự.

                          Nguồn từ Văn phòng Hội Y học TP. Hồ Chí Minh                         

Nghiên cứu PEGASUS-TIMI 54 chứng minh sử dụng BRILINTA® (ticagrelor) lâu dài giúp làm giảm biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim

Dữ liệu từ hơn 21.000 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị Khoa học thường niên của Trường Môn Tim Hoa Kỳ (American College of Cardiology) (San Diego, 14-16/3/2015) và được công bố đồng thời trên tạp chí New England Journal of Medicine.
TS.BS. Hồ Huỳnh Quang Trí
 
TÓM TẮT
CƠ SỞ
Lợi ích của liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu kép kéo dài quá 1 năm sau nhồi máu cơ tim hiện vẫn chưa được chứng minh. Nghiên cứu PEGASUS-TIMI 54 khảo sát hiệu quả và tính an toàn của ticagrelor (là một thuốc ức chế thụ thể P2Y12 có hiệu quả đã được chứng minh trong hội chứng mạch vành cấp) trong bối cảnh lâm sàng này.
PHƯƠNG PHÁP
PEGASUS-TIMI 54 là thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên kiểu 1:1:1, mù đôi trên 21.162 bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim 1-3 năm trước. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên cho dùng ticagrelor 90mg ngày 2 lần (BD), ticagrelor 60mg BD hoặc giả dược. Tất cả bệnh nhân đều đang dùng aspirin liều thấp và thời gian theo dõi trung vị là 33 tháng. Tiêu chí đánh giá chính về hiệu quả là phối hợp các biến cố chết do nguyên nhân tim mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quị. Tiêu chí đánh giá chính về tính an toàn là xuất huyết nặng theo tiêu chuẩn TIMI (Thrombolysis in Myocardial Infarction).
KẾT QUẢ
Cả 2 liều ticagrelor 90mg BD và 60mg BD đều làm giảm có ý nghĩa thống kê các biến cố thuộc tiêu chí đánh giá chính so với giả dược. Tần suất gộp biến cố (theo phương pháp Kaplan-Meier) sau 3 năm: 7,85% ở nhóm ticagrelor 90mg BD (tỉ số nguy cơ (HR) so với giả dược là 0,85, 95% CI 0,75 – 0,96, P=0,008), 7,77% ở nhóm ticagrelor 60mg BD (HR so với giả dược là 0,84, 95% CI 0,74 – 0,95, P=0,004). Xuất huyết nặng theo tiêu chuẩn TIMI ở cả 2 nhóm ticagrelor đều cao hơn so với nhóm giả dược, với tần suất sau 3 năm là 2,60% ở nhóm ticagrelor 90mg, 2,30% ở nhóm ticagrelor 60mg, và 1,06% ở nhóm giả dược (p<0,001 khi so sánh mỗi nhóm ticagrelor với nhóm giả dược). Tần suất xuất huyết nội sọ hoặc xuất huyết gây tử vong của 3 nhóm không khác biệt có ý nghĩa, lần lượt là 0,63%, 0,71%, và 0,60%.
KẾT LUẬN
Ở những bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim hơn 1 năm, điều trị bằng ticagrelor giúp làm giảm có ý nghĩa nguy cơ tử vong tim mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quị và tăng nguy cơ xuất huyết nặng, nhưng không tăng nguy cơ xuất huyết nội sọ hoặc xuất huyết gây tử vong.
 
(Nghiên cứu được tài trợ bởi AstraZeneca; PEGASUS-TIMI 54 ClinicalTrials.gov number, NCT01225562.)
 
Nguồn lược dịch:Bonaca MPet al. N Engl J Med 2015 [Epub ahead of print]
                             DOI: 10.1056/NEJMoa1500857
 

BÁO CÁO CÔNG TÁC HỘI NĂM 2016 và CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG HỘI Y HỌC NĂM 2017

 
                                                          BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NĂM 2016
                                                         CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU NĂM 2017
                                                                          ———————

Thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21.4.2010 của Chính phủ quy định tổ chức hoạt động và quản lý hội, và điều lệ Hội Y học TP. Hồ Chí Minh khóa VIII được UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt tại quyết định số 6005/QĐ-UBND ngày 09.12.2014 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh,
Ban Chấp hành Hội Y học TP. Hồ Chí Minh báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội Y Học TP. Hồ Chí Minh năm 2016 và Chương trình mục tiêu hoạt động hội năm 2017 như sau:
I. THỰC TRANG TỔ CHỨC CỦA HỘI:
1. Về tổ chức.
a. Tổng số chi hội thành viên tính đến ngày 31.12.2016 là: 68
b. Số chi hội thành lập mới trong năm: 02
c. Số chi hội giải thể trong năm: Không
d. Tổng số hội viên đến ngày 31.10.2016: 23.904
          Trong đó hội viên mới được kết nạp 216.
2. Tổng số người làm việc chuyên trách tại Hội: 06
Trong đó,
a. Số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao: 04
b. Số người làm việc tại hội do hội tự hợp đồng: 02
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2016 :
1. Công tác tổ chức, xây dựng Hội:
Trong năm 2016 Hội đã thực hiện kiện toàn tổ chức Hội (tổ chức Đại hội, hội nghị thường niên, họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo quy định của Điều lệ Hội, kiện toàn ban lãnh đạo, các chức danh chủ chốt…)
Năm 2016 có hai hoạt động về tổ chức hội tác động đến toàn hội là:
•    Đại hội Tổng Hội Y học Việt Nam nhiệm kỳ XVI (2016-2021) tổ chức ngày 07.5.2016 tại Hà Nội. Đại hội đã thảo luận các văn kiện đại hội như báo cáo công tác hội, bản tự kiểm điểm Ban chấp hành Tổng hội nhiệm kỳ XV, phương hướng nhiệm vụ, điều lệ hội (sửa đội bổ sung) và bầu Ban chấp hành Tổng hội nhiệm kỳ XVI (2016-2021) gồm 133 thành viên. PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế được cử làm Chủ tịch Tổng hội, có 08 Phó chủ tịch (Hội Y Học có PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung) cùng với 24 Ủy viên Ban thường vụ (Hội Y học có BS. Trương Thị Xuân Liễu) và 100 Ủy viên Ban chấp hành (Hội Y học có BS. Huỳnh Anh Lan).
•    Hội nghị Ban chấp hành Hội Y học khóa VIII lần 4 tổ chức vào 14 giờ ngày 21.01.2016. Hội nghị BCH lần này đã thảo luận kiện toàn tổ chức trên các lĩnh vực:
– (1) Đại hội đúng nhiệm kỳ, (2) báo cáo đúng định kỳ, (3) làm tốt công tác thi đua khen thưởng, (4) đẩy mạnh công tác xã hội từ thiện, (5) thu nộp hội phí.
– Bầu bổ sung PGS.TS. Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh làm Ủy viên Ban chấp hành hội khóa VIII.
– Kiện toàn ban biên tập tạp chí Thời Sự Y Học và bàn nội dung xây dựng và phát triển tạp chí Thời Sự Y Học hiện tại và tương lai.

•    Tình hình tổ chức đại hội hết nhiệm kỳ của các hội chuyên khoa: ngày 15.  tháng 12  năm 2015   thưởng trực hội Y học có công văn số 94/2015/HYH-CV , gửi nhắc   15 hội chuyên khoa đến kỳ đại hội trong năm 2016 , sau một năm chỉ có 7/15 hội đã tổ chức đại hội đạt tỳ lệ 46,6% , nếu tính đại hội báo cáo chỉ có 4/15 hội đạt 26,6%.cụ thể :
Các hội đã đại hội và báo cáo kết quả đại hội :
1.    Hội Sàn chậu học                       05.2014    
2.    Hội Gây Mê Hồi sức        08.2015 
3.    Hội Can thiệp Tim mạch,  đại hội ngày 26.3.2016 
4.    Hội Chu sinh – Sơ sinh, đại hội ngày 09.01.2016 
5.    Nhịp tim học hết nhiệm kỳ 02.11.2016.đại hội ngày 17.9.2016 .
6.    Hội Lão khoa,  đại hội ngày 16.4.2016 
Các hội đại hội chưa báo cáo :
1.    Hội Hồi sức cấp cứu,  đại hội ngày 02.4.2016  
2.    Cột sống .đại hội tháng 04.2015, Sẽ gửi báo cáo trước ngày 11.1.2017
Còn 18  hội cần  tổ chức đại hội trong  năm 2017 trong đó có
Bảy hội ( có năm Hội  năm 2015 và một  hội năm 2016)  đã hết nhiệm kỳ ngày 20.12.2016 thường trực hội y học đã  làm việc với các hội , các hội có báo cáo kế hoạch tổ chức Đại hội :
•    Hội Đau                 10.2015, báo cáo kế hoạch đại hội vào tháng 1/2017
•    Hội Lao& Bệnh Phổi         04.2015, báo cáo kế hoạch đại hội vào tháng 3/2017
•    Hội Truyền máu huyết học ,         01.2015, báo cáo kế hoạch đại hội vào tháng 3/2017 ,
•    Hội Thay khớp            26.04.2016, báo cáo kế hoạch đại hội vào tháng 5/2017
•    Phục hồi chức năng         03.2015, báo cáo kế hoạch đại hội vào tháng 6/2017
•    Phẫu thuật Tiêu hóa         09.2015 , xin báo cáo kế hoạch đại hội sau 
 Mười hai hội năm 2017 , đã và sẽ hết nhiệm kỳ cần có kế hoạch tổ chức Đại hội trong năm 2017 :
1.    Điều dưỡng , 09.01.2017
2.    Hành nghề y tư nhân : 30.03.2017
3.    Can thiệp thần kinh , 13.4.2017
4.    Thiết bị Y tế  , 25.5.2017
5.    Y học dự phòng , 24.07.2017
6.    Vật lý trị liệu 14.07.2016  xin kéo dài 14.08.2017
7.    Ung thư   16.8.2017
8.    Thần kinh , 03.09.2017
9.    Tai mũi họng Nhi    , 21.09.2017
10.    Nhi khoa, 20.10.2017
11.    Dinh dưỡng thực phẫm    31.10.2017
12.    Nội thận      28.11.2017
Nhắc 01 hội đã đại hội, chưa báo cáo gồm :     
1.    Hội Hồi sức cấp cứu, đại hội ngày 02.4.2016   
•    Đại hội thành lập hội mới gồm có 2 Liên chi hội, với 216  hội viên :
o    Liên chi hội Chỉnh hình Hàm Mặt ngày 30.07.2016 có 91 hội viên
o    Liên chi hội Thính học đại hội ngày 14.8.2016 gồm 125 hội viên.
e. Tình hình báo cáo thường kỳ năm 2016 có 39/68 hội thực hiện báo cáo cuối năm 2016( xem phụ lục III.A)
f. Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội
•    Khen thưởng: Trong năm 2016 Hội đã khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho 154 tập thể và cá nhân, trong đó có 16 bằng khen và 138 giấy khen
•    Kỷ luật: không
Khiếu nại, tố cáo: không.
2. Hoạt động khoa học – Đào tạo, Hội thi sáng tạo kỹ thuật, Công tác đối ngoại và phổ biến kiến thức khoa học,
•    Hoạt động khoa học: Trong năm 2016  có 44 Hội tổ chức  172 buổi hội thảo với  864 bài báo cáo cho 37.445  lượt hội viên tham dự. chỉ số hội thảo khoa học là 1,57, tăng 0,16>(năm 2015 có 45 Hội tổ chức  160  buổi hội thảo với 835 bài báo cáo cho 33.284 lượt hội viên tham dự. chỉ số hội thảo khoa học là 1,41 ).Mời xem Phụ lục I.
•    Đào tạo liên tục và cấp giấy chứng nhận: Trong năm 2016 có 34 hội tổ chức Hội thảo khoa học cấp Giấy chứng nhận , trong đó có 9 hội cấp trên 500 giấy chứng nhận gồm: Tim mạch : 937; Gan mật : 705; Hội Y học : 679; Niệu thận: 650; Cấy ghép Nha khoa : 648; Phụ sản : 587; TMH: 553; Khoa học tiêu hóa: 537; Hen – Dị ứng: 535.(Mời xem Phụ lục II ) .
•    Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh: Năm 2015-2016, Hội Y học tham gia Ban tổ chức và Ban thư ký hội thi sáng tạo kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, đã vận động 20 hội viên đăng ký dự thi 20 đề tài giải pháp, có 6 đề tài giải pháp đạt giải gồm hai giải nhì, một giải ba và ba giải khuyến khích.
•    Công tác đối ngoại: Hàng năm cử 2 hội viên đi học ở Nhật từ 3 đến 6 tháng do quỹ Takeda (Nhật) tài trợ, phối hợp với Đai học Fukoshima Nhật bản và Đại học Y dược TP.HCM tổ chức lớp học về y học chứng cứ cho các bác sĩ trẻ.
•    Phổ biến kiến thức:
– Trang web hội hoạt động thông tin nội bộ khá tốt, số lượng truy cập tháng sau tăng hơn tháng trước. Hội đang lập thủ tục xin phép trang web hoạt động như trang thông tin điện tử tổng hợp, để làm tốt nhiệm vụ tư vấn phản biện.
– Tạp chí Thời sự Y học: Bộ thông tin và truyền thông đã cấp giấy phép hoạt động báo chí in cho tạp chí trong 10 năm kể từ 09.12.2015 và bổ nhiệm tổng biên tập: Vũ Thị Nhung, phó tổng biên tập: Lê Anh Bá. Về hoạt động: Đã phát hành 02 số báo (số 1&2) chuyên đề Sức khỏe Sinh sản và 1 số chuyên đề Cột sống.
– Thực hiện giao dịch thông tin hai chiều trong nội bộ Hội bằng thư điện tử và trang web hội (thư mời họp, thông báo nội bộ,…).
3. Tư vấn Phản biện:
– Cử cán bộ tham gia tư vấn phản biện với hội đồng xét cấp phép hành nghề.
– Cử cán bộ tham gia hội đồng Khoa học – Công nghệ Sở y tế.
– Cử cán bộ tham gia hội đồng Khoa học Thành phố (Liên Hiệp Hội).
– Viện nghiên cứu và phát triển sức khỏe cộng đồng nghiên cứu các đề tài về sức khỏe cộng đồng.
– Cử cán bộ tham gia hội đồng cấp Thành phố xét danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú đợt 12 năm 2017.
– Hội Phụ sản :
-Tham gia Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế  với tư cách chủ tịch HĐ để giải quyết khiếu nại khiếu tố của gia đình bệnh nhân (2 trường hợp)
– Tham gia Ban An toàn Sản khoa của Sở Y tế để soạn thảo Bảng kiểm tra an toàn sản khoa các cơ sở Y tế có Khoa Sản trong TP HCM, Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra dựa vào bảng kiểm này vào tháng 8/2016
4. Việc thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật…, xã hội từ thiện:
•    Thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật của nhà: Hội Y học luôn nêu gương và nhắc cán bộ hội viên toàn hội thực hiện theo hiến pháp và pháp luật.
•    Công tác xã hội từ thiện : Năm 2016 hội y học đã vận động 29 lượt hội thành viên đóng góp 2.473.340.000  đồng gồm có ( Mời xem phụ lục III.B )
–    Hội TMH. Nhi : Hội đã tổ chức khám từ thiện tỉnh Đồng Nai (382 người nghèo). Chi phí 26.480.000 đồng và tại Bến Tre (33.360.000 đồng)= 59.840.000 đ
–    Hội TMH : 30.000.000 đồng gồm ủng hộ 2 HS. Nghèo ở Cần thơ , Thanh hóa :10.000.000 đồng ; Nhà nuôi người già neo đơn :10.000.000 đồng ; Cứu trợ lũ lụt qua hội TMH Việt Nam :10.000.000 đồng
–    Hội Chu sinh sơ sinh : 1.155.000.000 đ : Trong năm 2016 đã phối hợp tổ chức 3 đợt khám từ thiện tại Binh Đại, Bến Tre, Bảo Lộc Lâm Đồng ( kinh phí 450 triệu đồng), vận động kinh phí làm 3 nhà tình nghĩa và tình đồng đội ( kinh phí 150 triệu), Tặng 10 giường chiếu đèn hai mặt Photobed plus cho 10 BV ( kinh phí 250 triệu đồng), Xây cầu Ao Vuông ở Binh Thới, Bình Đại, Bến Tre với kinh phí 300 triệu đồng. đóng tiền ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thông qua Hội y học TP HCM : 5 triệu đồng.
–    Hội RHM : 101.000.000 đồng gồm : Số lần khám từ thiện,: 04 lần, trị giá tiền khoảng 85.000.000 đồng,Số học bổng đã trao: 02 (trị giá 16.000.000 đồng)
–    Hội Phụ sản đã ủng hộ : 50.000.000 đ gồm quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng: 30.000.000 đồng. và  Tặng Hội Chữ thập đỏ BV Hùng Vương: 20.000.000 đ
–    Hội Tĩnh mạch học phối hợp BV Quốc tế Minh Anh khám bệnh miễn phí cho 200 người tháng 5/2016 (# 20.000.000 đồng).
–    Hội Ung thư: 1 căn nhà tình thương xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh: 40.000.000 đồng
–    Hội Hô hấp 50.000.000 đồng gồm: Khám bệnh và tư vấn sức khỏe miễn phí: chia làm nhiều đợt: ngày 17/7/2016, ngày 16/8/2016 và ngày 27/11/2016 tại Bệnh viện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang, số người được khám: 305 ca, tổng  số tiền :20.000.000 đồng mua quà và thuốc và ngày  20 tháng  10  năm 2016: Ủng hộ đồng bào bị bảo lụt: 30.000.000 đồng (Đoàn cứu trợ Hà Tỉnh
–    Hội Cấy ghép nha khoa Khám chữa răng nhân đạo các ngày 4,5,6/11/2016 tại xã Lâm Sơn, Huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận, 80 người được khám, tặng 200 phần quà cho người nghèo. Tổng kinh phí là 25.100.000 đồng
–    Hội Phẫu thuật thẩm mỹ:750.000.000 đồng
o    Ngày 30.07.2016, khám bệnh, phát thuốc, phát quà cho 300 hộ nghèo tại xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP.HCM. 50.000.000 đồng
o    Ngày 14.9.2016, tổ chức chương trình ca múa nhạc phục vụ 1.200 em học sinh 2 trường Tiểu học và THCS An Thới cùng hơn 500 phụ huynh nhân dân tại xã, phát 600 phần bánh Trung Thu cho các em học sinh THCS, 10 suất học bổng trị giá 1.000 đồng/suất cho các em học sinh nghèo, học giỏi của xã. Tổng kinh phí chương trình 100 triệu đồng.
o    Tài trợ kinh phí xây dựng 1 cầu bê thông nông thôn tại xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Phát 50 phần quà cho các hộ nghèo của xã. Tổng kinh phí 170 triệu đồng.
o    .Hội kết hợp với Khoa Y Tế Công Cộng – ĐH Y Dược TP.HCM, đã tổ chức thành công chuyến khám bệnh, phát thuốc, phát quà Tết cho 250 hộ dân nghèo, người già neo đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.50.000.000 .
o    Tài trợ 120 triệu đồng xây dựng cầu bê tông nông thôn tại xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
o    Trao tặng 100 phần quà gồm 10kg gạo/phần, tổng trị giá 10 triệu đồng cho các hộ nghèo của xã. Trao tặng 3.000 quyển tập cho 150 em học sinh, với tổng trị giá 7.500.000đ cho các em học sinh nghèo của xã An Thới, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
o    Trao 20 suất học bổng trị giá 20 triệu đồng tại Cà Mau.
o    Số lần khám từ thiện: 1, số người được khám: 250 người, số quà đã tặng: 500 phần và số tiền đã chi: 187.500.000đ.
–  Hội Y học vận động 17 hội ủng hộ đồng bào miền Bắc và miền Trung bị bão lũ 135.500.000 đồng.
5. Kinh phí hoạt động
A.  Tổng số kinh phí họat động  năm 2016, tính đến ngày 23 tháng 12 năm 2016 (a+c): 784.483.972 đồng
                        Trong đó :
                         a)  Ngân sách nhà nước hỗ trợ năm 2016    :     297.540.000đồng
                         b) Kinh phí do tổ chức nước ngòai tài trợ     :  không
                         c)  Hội tự huy động từ các nguồn  khác trong năm  2016:          486.943.972  đồng
B. Chi trong năm 2016  (a+b) ;    732.456.525 đồng  
                     Trong đó  :   
a)     Nguồn ngân sách hỗ trợ             :  297.540.000 đồng
b)     Nguồn  tự huy động từ các nguồn khác         :  434.916.525 đồng
 
                                                                     Số dư đến cuối  ngày 23/ 12/ 2016    :             52.027.447 đồng
III.  ĐÁNH GIÁ CHUNG,:
1. Những kết quả đạt được.
a. Hội Y học đã thu hút tập hợp được đông đảo lực lượng trí thức y khoa, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Tổ chức của Hội Y Học và các hội chuyên khoa không ngừng lớn mạnh, cả về số lượng lẫn chất lượng (từ 44 hội chuyên khoa với 19.897 hội viên lên 60 hội với 23.286 hội viên). Tuyệt đại đa số hội viên là các nhà khoa học (trong đó có một bộ phận là khoa học đầu đàn) và đa số cán bộ y tế có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự phát triển Thành phố và cả nước. Việc phát triển và mở rộng Hội Y Học với sự tăng trưởng của các hội chuyên khoa, thể hiện nhu cầu phát triển nội tại của các nhà khoa học, đồng thời phản ánh xu thế khách quan của sự phát triển khoa học – công nghệ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế và là nhu cầu khách quan của xã hội.
b. Hội Y học và các hội chuyên khoa đã tham gia tích cực vào việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập quán triệt và thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước, đặc biệt là việc quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ Thành phố. Mặt khác, Hội Y học và các hội chuyên khoa cũng đã tham gia tích cực vào các phong trào do UBMTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh phát động, như phong trào vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai…
c. Hội Y học, các hội chuyên khoa và các nhà khoa học đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào các họat động bồi dưỡng, đào tạo và phổ biến kiến thức khoa học, kỹ năng chuyên môn, có sự tham gia của các đồng nghiệp nước ngoài, đồng thời tham gia họat động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Thông qua các hoạt động này, các nhà khoa học đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của Thành phố.
2. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu trên là do Hội Y học đã huy động được gần như toàn bộ lực lượng khoa học và kỹ thuật trong ngành y để tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cũng như trong chương trình nghiên cứu khoa học của Tổng Hội, Liên Hiệp Hội và Sở Y tế TP.HCM. Hội Y học cũng đã tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ Thành phố để nâng cao chất lượng phục vụ ngành y tế, cũng như đào tạo những thầy thuốc có trình độ trên cơ sở đảm bảo y đức trong ngành.
3. Những tồn tại hạn chế,
Đứng trước những tiềm năng to lớn của Hội Y học và các hội chuyên khoa về mặt khoa học kỹ thuật, chưa chủ động đề xuất các vấn đề quan trọng cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội và còn một bộ phận cán bộ khoa học kỹ thuật chưa tham gia đầy đủ vào công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Công tác đối ngoại tuy có phát triển mạnh nhưng chưa huy động tất cả tiềm năng hiện có của Hội và các hội chuyên khoa. Sự liên kết, phát triển và kết hợp giữa Hội với hội chuyên khoa cũng như giữa các hội chuyên khoa với nhau còn một số mặt hạn chế
IV. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG NĂM 2017
Chương trình 1: Xây dựng tổ chức và phát triển toàn diện với các mục tiêu:
•    Kết nạp hội viên mới : 300 hội viên hoạt động trong 2 liên chi hội
•    Hội Nghị Ban chấp hành 02 lần( Tháng 1 và tháng 7/2017)Họp Ban thường vụ : 02 lần( tháng 4 và tháng 9/2017), Họp Ban thường trực : 24 lần ( hai tuần họp 1 lần) ,
•    Tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ : 19 hội chuyên khoa tổ chức đại hội
•    Phát thẻ Hội viên . 300 hội viên
•    Thi đua khen thưởng.400 cán bộ hội viên
•    Học tập chính trị : Theo kế hoạch của  ban tuyên giáo
Chương trình 2: Phát triển khoa học – đào tạo và công nghệ thông tin – báo chí với các mục tiêu:
1.    Hoạt động về Khoa học đào tạo, :
•    Trong năm 2017 có 70 lượt hội,  tổ chức 150 hội nghị khoa học, trình 650 bài báo cáo , cho 28.000 lượt hội viên tham dự.
2.    Trong năm 2017 có 50  hội tổ chức hội thảo khoa  học có cấp giấy chứng nhận qui đổi tính giờ đào tạo liên tục .cho 10.000  học viên tham dự và cấp 8.000 giấy chứng nhận.
3.    Hoạt động về Công nghệ Thông tin – Báo chí và hội thi sáng tạo kỹ thuật do TP. Hồ Chí Minh tổ chức
•    Hoạt  động trang Web của Hội:Nâng cao chất lượng hoạt động trang Web hội , với 120  tin bài được  đăng  với 230.000  lượt truy cập trong kỳ báo cáo , liên thông kết nối với các trang Web của các hội thành viên
•    Hoạt động báo chí : Mở rộng liên kết các hội thành viên nhằm duy trì nội dung , chất lượng bài báo đổi mới hình thức tờ báo tạp chí Thời sự y học,
•    Vận động 30 hội viên gửi hồ sơ đăng ký tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ 24 năm 2016-2017 .
 Chương trình 3: về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế với các mục tiêu:
1.    Công tác đối ngoại :
•    Liên kết với các hội bạn trong ngoài nước .
•    Cử  hội viên đi tu nghiệp tại Nhật Bản do quỹ học bổng Takeda tài trợ
Chương trình 4:  Công tác tư vấn phản biện và xã hội từ thiện với các mục tiêu:
1.    Hoạt động tư vấn phản biện , tiếp tục duy trì 05 hoạt  động tư vấn phản biện  :
•    Cử cán bộ tham gia tư vấn phản biện với hội đồng xét cấp phép hành nghề.
•    Cử cán bộ tham gia hội đồng Khoa học – Công nghệ Sở y tế.
•    Cử cán bộ tham gia hội đồng Khoa học Thành phố (Liên Hiệp Hội).
•    Viện nghiên cứu và phát triển sức khỏe cộng đồng nghiên cứu các đề tài về sức khỏe cộng đồng.
•    Cử cán bộ tham gia hội đồng cấp Thành phố xét danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú đợt 12 năm 2017
2.    Công tác xã hội từ thiện năm 2017, có 17 hội đăng ký với tổng số tiền : 370.900.000 đồng ( Phụ lục III.B)
–    Hội CSSS: 80.000.000 đ gồm 1Nhà tình thương :  40.000.000 đ và 200 phần quà =  40.000.000 đ
–    Hội RHM: 116.000.000 đ gồm :  Số lần khám từ thiện,: 05 đợt trong năm 2017 (dự kiến khoảng 100 triệu). và 2 học bổng cho SV RHM, 8 triệu đồng/1 học bổng vào Lễ khai giảng tháng 10 năm 2017.
–    Hội TMH đăng ký 20.000.000 đồng gồm : tặng 10 xuất học bổng cho 10 học sinh huyện cần giờ : 10.000.000 đồng vả Bệnh nhâ nghèo :10.000.000
–    Hội Lão khoa tặng 5.000.000 ( gửi qua HYH ) góp xây cầu đường nông thôn.
–    Hội GPB. đăng ký tặng 10 phần quà tết = 3.000.000 đ
–    Hội Phẩu thuật tạo hình đăng ký tặng 5 phần quà tết tại BV. Đại học Y dược = 1.500.000 đ
–    Hội tĩnh mạch học đăng ký tặng 10 xuất học bổng = 5.000.000 cho hội tĩnh mạch
–    Hội KSNK. đăng ký tặng 20 phần quà tết cho Bến tre = 6.000.000 đồng
–    Hội Điều trị vết thương đăng ký 16.000.000 đồng gồm : Quà tết cho người nghèo  20 suất = 6.000.000 đồng và 20 suất  Học bổng  10.000.000 đồng cho Trường ĐHY Dược .
–    Hội Hô hấp đăng ký 65.000.000 đồng gồm : 50 phần quà tết cho người nghèo:15.000.000 đ; 20 suất học  bổng 10.000.000 đ; 1 căn nhà tình thương : 40.000.000 đ ( gửi qua HYH )
–    Hội Phẫu thuật Tim mạch  và Lồng ngực đăng ký ủng hộ 10 xuất học bổng : 5.000.000 đồng cho hội PTTM-LN
–    Hội Y học Dự phòng đăng ký ủng hộ 3.000.000 đồng gồm 4 xuất học bổng : 2.000.000 đồng và 5 phần quà : 1.000.000 đồng trao tại hội YHDP.
–    Hội Thấp khớp đăng ký ủng hộ xây 1/2 căn nhà tình thương :15.000.000 đồng (An thới Mõ cày nam )
–    Hội Loãng Xương đăng ký ủng hộ xây 1/2 căn nhà tình thương :15.000.000 đồng . (An thới Mõ cày nam).
–    Hội Da liễu đăng ký ủng hộ 2.400.000 đồng gồm:quà người nghèo 2 phần :600.000 đồng; Học bổng 2 suất :1.000.000 đồng; Cầu đường nông thôn, 04 bao ximăng: 400.000 đồng ; Khám bệnh phát quà 2 phần : 400.000 đồng.( qua HYH) .
–    Hội Vật lý trị liệu đăng ký tặng 3.000.000 Quà tết cho người nghèo tại Huyện Di Linh Tỉnh Lâm Đồng.
–    Hội Nhịp Tim học đăng ký tặng 10.000.000 , ủng hộ bệnh nhân nghèo(qua HYH)
V. ĐỀ XUẤT , KIẾN NGHỊ:
Trên đây là nội dung báo cáo về tổ chức, hoạt động hội năm 2016 của Hội Y học TP. Hồ Chí Minh báo cáo lên các cơ quan quản lý nhà nước về Hội.
 

                                                                                                                      TM. BAN THƯỜNG VỤ
                                                                                                                                CHỦ TỊCH

                                                                                                                          BS. Trương Thị Xuân Liễu